Hồ tôn hiến là ai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCMKHOA NGỮ VĂN--------NGUYỄN DU – TRUYỆN KIỀUĐỀ TÀI:PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TỪ HẢI – HỒ TÔN HIẾNGiảng viên hướng dẫn : LÊ THU YẾNSinh viên thực hiện: NHÓM 7TP. HỒ CHÍ MINH, 20171 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM VÀ PHÂN CƠNG NHIỆM VỤLê Dân Ngự Bình.........................................................41.01.606.005Phạm Thùy Dương.......................................................41.01.606.013Huỳnh Đức Huy...........................................................41.01.606.023Bùi Nguyễn Thảo Nguyên............................................41.01.606.036Nguyễn Thị Tuyết Nhung.............................................41.01.606.038Nguyễn Thị Thanh Tuyền.............................................41.01.606.072Nguyễn Tuyết Tường Vi...............................................41.01.606.0772 MỤC LỤC1. Những vấn đề chung..........................................................................................41.1 Tác giả.............................................................................................................41.2 Tác phẩm.........................................................................................................51.2.1 Hồn cảnh sáng tác...................................................................................51.2.2 Tầm ảnh hưởng.........................................................................................62. Hình tượng nhân vật Từ Hải - Hồ Tôn Hiến......................................................92.1 Nhân vật Từ Hải..............................................................................................92.1.1 Lịch sử nhân vật Từ Hải...........................................................................92.1.2 Từ Hải trong Truyện Kiều.......................................................................102.2 Nhân vật Hồ Tôn Hiến...................................................................................172.2.1. Lịch sử nhân vật.....................................................................................172.2.2. Nhân vật Hồ Tôn Hiến trong Truyện Kiều.............................................183. Mở rộng vấn đề...............................................................................................283.1. So sánh hai nhân vật Từ Hải và Hồ Tôn Hiến trong Kim Vân Kiều Truyệnvà Truyện Kiều....................................................................................................283.2. Một cách nhìn khác về Từ Hải – Hồ Tôn Hiến.............................................384. Tổng kết..........................................................................................................463 1. Những vấn đề chung1.1 Tác giảNguyễn Du sinh năm 1766 tại phường Bích Câu, Thăng Long. Là dịng dõitrâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, từng làm tới TểTướng triều Lê mạt; mẹ là người vợ thứ ba, nhũ danh Trần Thị Tần người KinhBắc; anh là Toản Quận Công Nguyễn Khản cũng làm tới Tham Tụng, Thái Bảotrong triều.Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến động xã hội giai đoạncuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Nguyễn Du tuy sinh trưởng trong gia đình qtộc, có cha và các anh làm quan lớn trong triều đình, thậm chí, ngay đến Nguyễn Ducũng làm quan to dưới triều Lê – Trịnh nhưng ơng lại có số phận khơng an nhànsung sướng như nhiều quí tộc đương thời.Sinh ra trong một gia đình quan lại, có truyền thống văn học, năng khiếu thơvăn của Nguyễn Du sớm có điều kiện nảy nở và phát triển. Từ nhỏ ông đã nổi tiếngthông minh dĩnh ngộ. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đậu Tam Trường[tú tài]Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân Thanh. Nhưng Nguyễn Dukhông chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn.Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, vời NguyễnDu ra làm quan; ông từ mãi mà không được đành ra làm quan bất đắt dĩ dưới triềuNguyễn. Năm 1805, ông được thăng Đông Các điện học sĩ, tước Du Đức Hầu. Năm1813, thăng Cần Chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khivề nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri.Theo Đại Nam Liệt Truyện: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngồitỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như khơng biết nóinăng gì...''Năm 1820, Minh Mạng lên ngơi, cử ơng đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưakịp đi thì ông đột ngột qua đời.Đại Nam Liệt Truyện viết: "Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảongười nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; khơng trốilại điều gì.4 Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Du cũng có số phận nhiều lần chìmnổi bấp bênh dù vẫn mong ni chí lớn. Ơng nhận ra chốn quan trường nhiều camgo cạm bẫy nên không tin tưởng, thường khiêm tốn che giấu mình. Nhưng quanhững tác phẩm mà ơng đã để lại cho cuộc đời, ta thấy Nguyễn Du vẫn đau đáu ướcmơ và khát vọng tạo nên được một xã hội công bằng, loại bỏ được những bất côngngang trái trong xã hội. Đặc biệt là những bất công của lễ giáo phong kiến đã đènặng lên đôi vai của người phụ nữ và những người nông dânMộng Liên Đường đã nhận xét về Nguyễn Du: “"Ta nhân lúc đọc hết cả một lượt,mới lấy làm lạ rằng: Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàmtình đã thiết, nếu khơng phải có con mắt trơng thấu cả sáu cõi, tấm lịng nghĩ suốt cảnghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy...''. Tất cả những tác phẩm của Nguyễn Du dùlà chữ Hán hay chữ Nôm đều khéo léo chứa đựng giấc mơ xây dựng một cõi biênthùy của tự do. Điều đó cùng với những năm tháng sống trong chốn quan trường đãđể lại cho chúng ta hai hình tượng nhân vật kiệt tác của Nguyễn Du: TỪ HẢI – HỒTƠN HIẾN.1.2 Tác phẩm1.2.1 Hồn cảnh sáng tácBan đầu người ta tin rằng Truyện Kiều được viết vào khoảng 1813 – 1820 [khiNguyễn Du đi xứ Trung Quốc] do trên báo Thanh Nghị, cụ Hoàng Xuân Hãn căn cứvào Đại Nam chính biên liệt truyện đã khẳng định điều đó.Nhưng sau này Giáo sư Đào Xuân Anh lại phủ nhân ý kiến ấy. Ông cho rằng nếuchỉ căn cứ vào Đại Nam chính biên liệt truyện thì khơng hồn tồn chính xác, bởi lẽrất nhiều căn cứ cho thấy Truyện Kiều được viết từ trước đó rất lâu [khoảng cuối Lêđầu Tây Sơn]. Đào Duy Anh dựa vào Nguyễn Văn Thắng [bạn cùng thời vớiNguyễn Du] tác giả của Kim Vân Kiều án có nói trong lời tựa Kim Vân Kiều án,ông dùng chức quan Hữu Tham Tri Bộ Lễ để chỉ Nguyễn Du. Điều đó chứng tỏ,Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào lúc ông giữ chức Quan Đông Các, tức là từ năm1805-18095 Thêm vào đó, theo PGS. Thạch Giang, có thể trong chuyến đi sứ năm 1973, Thámhoa Nguyễn Huy Oánh đã mang Kim Vân Kiều truyện từ Trung Quốc về tàng trữ tạiPhúc Giang thư viện. Nguyễn Du do thường xuyên lui tới Phúc Giang thư viện họctập, nấu sử sôi kinh sớm đọc được Kim Vân Kiều truyện để sáng tác Truyện Kiều.Nguyễn Thiện theo văn Kiều mà nhuận sắc Hoa tiên vào mười năm cuối thế kỉ 18.Nguyễn Huy Hổ theo văn Kiều theo văn Kiều và văn Hoa tiên mà viết Mai đìnhmộng ký, hồn thành năm 1809. Như thế, chứng tỏ rằng, Truyện Kiều xong trướcviệc nhuận sắc Hoa tiên nên phải được viết vào những năm cuối đời Lê đầu đời TâySơnNhưng, sáng tác ở thời đại nào không quan trọng, quan trọng là Nguyễn Du đã biếttiếp thu những tinh hoa của văn học người đi trước để chọn lọc và sáng tạo nó mangđậm phong cách truyện của người Việt, góp phần làm cho chữ Nôm của nước tangày càng được phổ biến hơn dù ở tầng lớp nào.Truyện Kiều dựa theo bộ truyện văn xuôi Kim, Vân, Kiều truyện của Thanh Tâm tàinhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh [từ năm 1521 tớinăm 1567]. Có một số nhân vật như tổng đốc Hồ Tôn Hiến, nhân vật Từ Hải là cóthật trong lịch sửTruyện Kiều sau khi viết xong được Nguyễn Du đưa bản thảo cho Phạm Quý Thích,Phạm Quý Thích chữa một số chữ trong bản thảo rồi viết lời tựa đưa tin, đổi tênĐoạn trường Tân Thanh thành Kim, Vân, Kiều Tân truyện. Bản này về sau gọi làbản Phường [in ở phường Hàng Gai, Hà Nội]. Sau này vua Tự Đức nhà Nguyễn rấtthích Truyện Kiều đã sửa một số chứ và cho khắc in, gọi là bản Kinh [in ở Kinh đôHuế].Cả 2 bản này đều viết bằng chữ Nôm. Về sau khi chữ Quốc ngữ ra đời lại được dịchra chữ Quốc ngữ và in càng nhiều hơn. Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên là của TrươngVĩnh Ký [in năm 1875].1.2.2 Tầm ảnh hưởngTừ khi ra đời cho đến nay, Truyện Kiều vẫn luôn tồn tại trong đời sống của dân tộcViệt. Nó ln được coi như là tài sản tinh thần vô giá cho tất cả mọi người, là nguồn6 cảm hứng khơi mào cho hàng loạt các tác phẩm thuộc nhiều thể loại văn học nghệthuật khác nhau. Những lời thơ trong Truyện Kiều được nhân dân đưa vào các câuhát ví, giặm Nghệ Tĩnh, trai gái thì lặt câu Kiều để viết thư tình, rồi cịn hát đối đápđể giao duyên với nhau, ra vế đối xem ai thuộc và hiểu biết Truyện Kiều hơn, đếnnổi nhà buôn cũng dùng tích Kiều để làm quảng cáo… Khơng chỉ trong loại hìnhnghệ thuật dân gian, mà Truyện Kiều cịn được dựng thành các vở diễn như cảilương, chèo, kịch nói, phim điện ảnh… Có thể kể đến vở chèo “Dòng lệ Tố Như”,Kịch thể nghiệm “Nguyễn Du - Kiều”; Phim “Kim Vân Kiều”, “Long thành cầm giảca” ... Nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng đã tìm cảm hứng cho riêng mình ở ngaytrong Truyện Kiều. Đó là Phan Cung Việt lại suy ngẩm rằng TK là chiếc gối của mẹmỗi đêm thâu:Truyện Kiều bên mẹ ngày đêm,Về già mẹ lại năng xem Truyện Kiều.Cuốn thơ nằm đến là yêu,Chông chênh như chiếc gối nghèo mẹ đây…Chông chênh là chiếc gối nghèoTruyện Kiều bên mẹ chống chèo giấc mơ[ Chiếc gối, Phan Cung Việt]Chế Lan Viên gặp lại Kiều trên đất khách từ lớp học vọng ra. Ông nghe tiếng ngâmKiều vang lên trên dịng sơng thanh vắng.…Em có yên tâm để đọc Truyện KiềuBuổi trăng lữa chếch soi tiền tuyến?…Gặp Nguyễn nơi đây trên đất Quảng BìnhĐất hỏa tuyến những chàng trai lớp bảyLại ngâm Kiều sau một cuộc giao tranh…Đêm thắng giặc Bảo Ninh, mẹ Suốt ngâm KiềuMẹ giám đâu quên cái thuở khổ nghèo…Câu thơ Nguyễn cũng góp phần đánh MỹMột mái chèo trong lữa đạn xông pha.[Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ, Chế Lan Viên]7 Hay với nhà thơ Tố Hữu với “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, bày tỏ tấm lòng rất mựcyêu quý, trân trọng sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du trong lịch sử văn học dântộc trong đoạn thơ sau:Tiếng thơ ai động đất trờiNghe như non nước vọng lời ngàn thuNghìn năm sau nhớ Nguyễn DuTiếng thương như tiếng mẹ ru những nàyĐặc biệt, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài kí “Ai đã đặt tên cho dịngsơng” đã u mến, trân trọng khi cho rằng sơng Hương chính là nàng Kiều, và ôngđã mang thơ Kiều vào trong trang viết khi đã nhân hóa dịng chảy của sơng Hương“giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ sơng này, sơngHương đã chí tìnhtrở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả:“Còn non còn nước còn dài,Còn về còn nhớ đến người hôm nay”Hàng loạt nhân vật của ''Truyện Kiều'' như Kiều, Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà… đãbước ra khỏi các trang sách, trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp thể chất và tâm hồn,một hạng người hay một nét tính cách trong xã hội. Nhiều câu Kiều mang ý nghĩakhái quát những triết lý nhân sinh sâu sắc về các mối quan hệ xã hội, về cuộc đời,về số phận con người.Ngoài ra, Truyện Kiều là tác phẩm văn học duy nhất được dân gian dùng trong hoạtđộng tín ngưỡng [bói Kiều]. Muốn bói thì người bói cầm quyển Kiều để trong lòng2 bàn tay chấp lại, mặt ngước lên trời hoặc hướng về nơi có hương đèn trầu nướcrồi khấn: “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều, tôi là [xưng têntuổi, nơi cư trú] xin xem quẻ [về gia sự, hay khoa cử hoặc tình duyên, hay là mất gì,đi đâu…vv] sau đó giở Kiều nam trái nữ phải lấy ngón tay chỉ vào một dịng nào đórồi đưa cho người giải đốn. Người đốn khơng những phải thuộc truyện Kiều màphải biết nhiều điển tích thì đốn mới hấp dẫn có sức thuyết phục người xem bói.Tuy là một hình thức tín ngưỡng tâm linh, song cũng là một trị chơi, mà theo đánhgiá của một số nhà nghiên cứu, thì bản thân sự xuất hiện hình thức bói Kiều chứng8 tỏ tác phẩm đã thâm nhập sâu vào tâm thức cư dân các thế hệ trong cộng đồngngười Việt.Hiện nay, Truyện Kiều đang được giảng dạy trong môn Ngữ văn lớp 9 và lớp 10 vớicác đoạn trích được đặt tên như Cảnh ngày xuân, Trao duyên, Mã giám sinh muaKiều,v.v...Văn học Việt Nam, thậm chí văn học thế giới, ít có tác phẩm nào chinh phục đượctình cảm của đông đảo người đọc đến như vậy. Trong suốt hai thế kỷ qua, ''TruyệnKiều'' đã trở thành cuốn sách "gối đầu giường," thậm chí được xem là cuốn "thánhkinh" của người Việt.2. Hình tượng nhân vật Từ Hải - Hồ Tôn Hiến2.1 Nhân vật Từ Hải2.1.1 Lịch sử nhân vật Từ HảiCác nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du được xây dựng dựa theo nguyêntác của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc. Từ Hải cũnglà một nhân vật được xây dựng trong số các nhân vật đó.Từ Hải là nhân vật mang ý nghĩa với cuộc đời Thúy Kiều, là người đã cứu Kiều rakhỏi chốn lầu xanh nhơ bẩn, là người giúp Kiều báo ân báo ốn những người có ân,cũng như hãm hại Thúy Kiều trong khoảng thời gian lưu lạc trước đó.Theo nghiên cứu, Từ Hải là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa. NguyênTừ Hải trong lịch sử trung Quốc chỉ là một tên giặc bể. Theo sách Ngu-Sơ Tân Chícủa Dư Hịai thì Từ Hải rủ bọn ngụy nô vào cướp đất Giang Nam vào triều Minh.Trong lúc kéo quân vào Giang Nam, Từ Hải có bắt được mấy người con hát trongđó có Thúy Kiều. Thúy Kiều là một người con gái đẹp, đàn giỏi hát hay.Từ Hải yêuKiều và lấy làm vợ. Sau vì muốn về quê nhà nên Kiều xúi giục Từ Hải đầu hàngtriều đình. Tuy nhiên, đây là mưu của Hồ Tơn Hiến. Vì mắc mưu nên Từ chết giữatrận tiền. Kiều khơng bằng lịng lấy Hồ Tơn Hiến nên tự tử ở sông Tiền đường.Hay một câu chuyện khác nói rằng, Từ Hải sinh tại An Huy, vốn là một hiệp kháchgiang hồ, sau này nương tựa vào giặc Oa và trở thành một trong những thủ lĩnh củanhóm hải tặc, bắt đầu sống những ngày lênh đênh trên biển. Thuở bấy giờ, giặc Oavà hải tặc liên tục cướp bóc, đốt phá vùng duyên hải. Những thành phần này vốn là9 cái gai trong mắt bách tính, cũng là mục tiêu hàng đầu của triều đình nhà Minh. Vìnhiều lý do khác nhau, Thúy Kiều đã khuyên Từ Hải đầu hàng khi triều đình ra tayđàn áp. Lúc đầu, Từ Hải không chịu, nhưng sau cùng vẫn nghe theo phu nhân, đồngý quy hàng Minh triều và kết quả là mắc mưu Hồ Tơn Hiến và bị chết trên chiếntrường. Cịn một vài câu chuyện khác nữa, nhưng nhìn chung đều xem Từ Hải làmột tên giặc làm loạn.Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân và Nguyễn Du, tuy vẫnlà thế lực đối kháng với triều đình, nhưng đã trở thành bậc anh hùng hào kiệt, tàihoa. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã xây dựng Từ Hải thành một ngườianh hùng lý tưởng, đầu đội trời chân đạp đất, có chí hướng cao xa và khát vọng tựdo vẫy vùng, khơng bị bó buộc theo những lễ giáo của phong kiến lúc bấy giờ. Ởnhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã đưa vào thực tế lịch sử- xã hội của cả thời đại ơng.Có thể khẳng định Từ Hải là một âm vang, một ánh hồi quang của phong trào nôngdân thời Lê mạt tạo nên bối cảnh lịch sử của truyện Kiều.2.1.2 Từ Hải trong Truyện Kiều2.1.2.1. Ngoại hình và xuất thânTrong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Từ Hải xuất hiện từ câu 2165 với chi tiết đầutiên là người “khách biên đình sang chơi”. Ở đây, Từ Hải đã xuất hiện với hình ảnhlà một đấng trượng phu, một bậc anh hùng hiên ngang:“Lần thâu gió mát trăng thanhBỗng đâu có khách biên đình sang chơiRâu hùm , hàm én, mày ngàiVai năm tấc rộng, thân mười thước caoĐường đường một đấng anh hàoCôn quyền hơn sức, lược thao gồm tàiĐội trời đạp đất ở đời,Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đơng.Giang hồ quen thói vẫy vùng,Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.10 Ta có thể thấy một cách rõ ràng rằng, Từ Hải trong Truyện Kiều đã được NguyễnDu khắc họa là một đấng trượng phu. Như đã nói ở trên, Từ Hải là nhân vật có thậttrong lịch sử Trung Quốc. Từ Hải người đất Việt Đông, nay thuộc tỉnh Quảng Đơng[Trung Quốc] là một con người hồn tồn có thật. Từ Hải hiệu là Minh Sơn, tínhtình khống đạt rộng rãi, giàu sang coi nhẹ, tỳ thiếp coi thường, tinh thông lục thaotam lược, nổi danh cái thế anh hùng. Từ Hải có một thời theo nghề bút nghiên,nhưng thi hỏng mấy khoa, sau đổi ra thương mại, tiền của có thừa, thích kết giaovới những giang hồ hiệp khách.Ở Truyện Kiều, Từ Hải được miêu tả với dáng vẻ cao lớn, là hình ảnh một đấng anhtài theo quan niệm lúc bấy giờ: “Râu hùm, hàm én, mày ngài/ Vai năm thước rộng,thân mười thước cao”. Một dáng vẻ hiên ngang, to lớn của người anh hùng đã xuấthiện một cách rõ nét. Theo Đào Duy Anh, “râu hùm hàm én” do chữ Hán “yến hạmhổ cảnh” [hàm én cổ hổ] chỉ tướng Ban Siêu thời nhà Hán,; “mày ngài” là lơng màycó hình dáng giống như tằm nằm. Nguyễn Du đã sử dụng tượng trưng ước lệ làmdáng ngồi của Từ như mang theo cả tầm vóc của vũ trụ trong bản thân mình. Mộtvẻ mặt mang theo dáng vóc hùng vĩ mà cũng rất mềm mại của thiên nhiên của “râuhùm, hàm én, mày ngài” cùng dáng vóc to lớn của “vai năm thước rộng, thân mườithước cao” tạo cho người đọc một cảm giác thật uy nghiêm mà rất ơn hịa của nhânvật Từ Hải.Ngồi dáng vẻ uy vũ, Từ Hải còn là một người giỏi giang, có tài thao lược, và cũngrất phóng khống. Theo quan niệm của phong kiến xưa, làm trai là phải gầy dựng sựnghiệp, là phải tạo dựng nên cơ đồ. Và Từ Hải cũng khơng nằm ngồi quan niệmtrên:“Đường đường một đấng anh hàoCôn quyền hơn sức, lược thao gồm tàiĐội trời đạp đất ở đời,Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đơng.Giang hồ quen thói vẫy vùng,Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.11 Trang nam nhi, sống ở đời là sống hiên ngang chính trực, đầu đội trời chân đạp đất.Từ Hải là trang nam tử, cũng có khát vọng về sự vẫy vùng, về sự tung hoành trongtrời đất. Chốn giang hồ mn hình vạn trạng, thỏa cái sức vẫy vùng trong bốn bể.“Nửa vai cung kiếm tung hoành khắp gầm trời/ Một mái chèo đi khắp non sơng”.2.1.2.2. Hình tượng người anh hùng Phóng khống, trọng người tri âm tri kỉTrong lần đầu tiên Từ Hải và Thúy Kiều gặp nhau do Từ nghe danh của Thúy Kiều,Từ đã nhận ra Kiều chính là người tri âm tri kỉ mà bấy lâu nay mình vẫn ln tìmkiếm. Trước là “văn kì thanh”, giờ mới “kiến kì hình”, quả là lời đồn đại không sai.Ngay từ lúc gặp gỡ đầu tiên, hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa và Từ Hải linh cảmrằng chàng đã tìm được người tri âm, tri kỉ.“Thiếp danh đưa đến lầu hồngHai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa.Từ rằng: Tâm phúc tương cờPhải người trăng gió vật vờ hay sao?Bấy lâu nghe tiếng má đàoMắt xanh chẳng để ai vào có khơng?”Lần đầu gặp nhau, Thúy Kiều đã có thể thấy được chí hướng mây rồng của Từ Hải,cái chí hướng to lớn ln ấp ủ trong lòng của chàng họ Từ. Rồng mây gặp hội,thông thường chỉ việc gặp được vận hội lớn thuận lợi, ở đây, Thúy Kiều cho đó làTừ Hải sẽ lập nghiệp đế vương. Thật là một chí hướng cao rộng.“Thưa rằng: "Lượng cả bao dong,Tấn Dương được thấy mây rồng có phen”Và vì vậy, Từ Hải càng mến phục nàng. Chàng trọng con người tri âm tri kỉ, hiểu rõchí lớn của chàng, hai người mới gặp nhau mà đã hiểu rõ lòng nhau:“Nghe lời vừa ý gật đầuCười rằng: Tri kỉ trước sau mấy ngườiKhen cho con mắt tinh đờiAnh hùng đoán giữa trần ai mới già12 Một lời đã biết đến taMn chung nghìn ý cũng là có nhau”Bởi vì thế, Từ hải đã quyết định chuộc thân cho Thúy Kiều, cứu vớt nàng ra khỏichốn lầu xanh nhơ nhuốc, sống với nàng như vợ chồng.Hơn nữa, sau khi bắt tất cả những kẻ phụ bạc, gia đình họ Thúc và mời Mụ quảngia, Vãi Giác Duyên...Từ Hải để cho Kiều tự tay xử quyết báo đền cho nàng hàilịng. Nhưng nếu tất cả chỉ có vậy thì những người u bình thường có chút quyềnthế cũng có thể làm được. Từ Hải cịn làm được nhiều hơn, nhiều hơn thế nữa vì Từyêu Kiều bằng cả trái tim vô cùng sâu sắc. Và Từ đã nhìn ra được nỗi ưu hồi sâuthẳm trong lịng Kiều“Xót nàng còn chút song thânBấy lâu kẻ Việt người Tần cách xaSao cho muôn dặm một nhàCho người thấy mặt là ta cam lịng”Sau đó, ban đầu khi nghe Kiều khuyên mình ra hàng, dù đã nhận ra ngay âm mưuthâm hiểm ấy, Từ cũng thấy được viễn cảnh của những kẻ công hầu cam phận luồncúi, ấy thế mà tại sao cuối cùng Từ Hải vẫn hàng? Phải chăng Từ nghe lời nói mặnmà của Kiều mà đồng ý? Hay Từ đã ngán chuyện binh đao, hay Từ đã mắc mưu HồTôn Hiến? Tất cả là không, tất cả chỉ vì Từ quá yêu Kiều, nếu vì nàng vì hạnh phúccủa nàng thì ta sẽ "cam lịng" hi sinh tất cả. Kiều đã khuyên Từ bằng rất nhiều lờinhưng thủy chung chỉ có một câu " dần dà rồi sẽ liệu về cố hương" là giá trị nhất.Về cố hương về với mẹ cha, Từ Hải hiểu được tâm trạng của Kiều rất nhớ nhà, rấtnhớ cha mẹ và hai em...Trước chàng đã nói "Làm sao sum họp một nhà/ Để ngườithấy mặt là ta cam lòng" vậy Từ hàng thì Kiều mới có cơ hội trở về Bắc Kinh đểmột nhà sum họp. Vì yêu nàng sá gì chút thân ta và dù ta có một kết cục đắng cay.Từ Hải đã đến với Kiều không phải bằng thứ tình u sét đánh hay tình u lý trímà là bằng một thứ tình yêu đặc biệt: tình yêu vị tha. Từ đã đặt hạnh phúc của Kiềulên trên hạnh phúc của mình và sẵn sàng hi sinh tất cả vì người mình u, một tìnhu đích thực.13 Khác hẳn mối tình đầu đam mê, trong sáng với Kim Trọng; mối tình chắp nối vui ítbuồn nhiều với Thúc Sinh; mối tình giữa Thuý Kiều với Từ Hải có thể coi là điểmson trong suốt quãng đời mười mấy năm lưu lạc của nàng. Từ Hải xuất hiện, baomây đen vây phủ đời nàng bấy nay tan biến. Chỉ có sức mạnh phi thường của ngườianh hùng này mời có thể đem lại ánh sáng và niềm vui thực sự cho Thuý Kiều.Người con gái tài sắc vẹn tồn ấy xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Đó là mongước của Nguyễn Du và của tất cả chúng ta. Chí lớn cao xa, hiên ngang khí pháchTừ Hải là con người có chí hướng phi thường, chí hướng đế vương. Sự nghiệp đốivới Từ Hải như là điều cốt yếu nhất:“Nửa năm hương lửa đương nồngTrượng phu thoắt đã động lịng bốn phươngTrơng vời trời biển mênh mangThanh gươm, yên ngựa lên đường thẳng giong”Chàng Từ muốn tạo lập một sự nghiệp vẻ vang, chàng khơng vì nhi nữ thường tìnhmà qn đi sự nghiệp của bản thân. Chính vì vậy, khi chia tay, Thúy Kiều muốn đitheo chàng, “Nàng rằng phận gái chữ tòng/ Chàng đi thiếp cũng một lịng xin đi”,Chàng Từ đã nói rằng:“Từ rằng: Tâm phúc tương triSao chưa thốt khỏi nữ nhi thường tình”Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thúy Kiều,chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống,vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của thói nữ nhi thường tình đểlàm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập cơng, có được sự nghiệp vẻ vang rồiđón nàng về nhà trong danh dự:“Bao giờ mười vạn tinh binhTiếng loa dậy đất bóng tinh rợp đườngLàm cho rõ mặt phi thườngBấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”14 Quả là lời chia tay của một người anh hùng có chí lớn, khơng yếu đuối như ThúcSinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống,thêm nữa chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin,sự trông cậy của nàng Kiều.Từ dáng vẻ đến ý nghĩ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia tay đều thểhiện Từ là người rất tự tin về khả năng của mình, khí khái anh hùng còn thể hiện ởcách mà Từ Hải ra đi“Quyết lời dứt áo ra điGió mây bằng đã đến kì dặm khơi”Hai chữ “dứt áo” thể hiện phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phutrong lúc ly biệt. Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” là một hình ảnh sosánh đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió baycao, bay xa ngồi biển lớn. Khơng chỉ thể trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạngcủa con người khi được thỏa chí tung hồnh “diễn tả một cách khoái trá trong giâylát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”. Chia li và hội ngộ, hội ngộ và chiali, hai sự kiện trái ngược và nối tiếp chia cái đời thường của mỗi người ra thànhnhững chặng đường giàu ý nghĩa hơn. Cuộc chia tay Từ Hải là chia tay người anhhùng để chàng thỏa chí vẫy vùng bốn biển.Hơn nữa, chàng Từ cũng rất tài hoa về thao lược. Trong thời gian ra đi, chàng đãxây dựng nên cơ đồ, hùng cứ một phương:“Thừa cơ trúc chẻ ngói tanBinh uy từ ấy sấm ran trong ngồiTriều đình riêng một góc trờiGồm hai văn võ rạch đơi sơn hàĐịi phen gió táp mưa saHuyện thành đạp đổ năm tòa cõi NamPhong trần mài một lưỡi gươmNhững phường giá áo túi cơm sá gì!Nghênh ngang một cõi biên thùyThiếu gì cơ quả, thiếu gì bá vương15 Trước cờ ai dám tranh cườngNăm năm hùng cứ một phương hải tần”Lưỡi gươm của con người giang hồ ngang tàng ấy vung lên giữa chiến trường,mạnh mẽ rạch ngang chia đơi thiên hạ, thật là con người khí phách và tài hoa đếnnhường nào. Con người ấy dựng cờ tranh đấu, thỏa chí tung hồnh, dựng nên cơ đồvững chắc. Thật là một trang anh hùng lẫm liệt! Con người của khát vọng tự do và ham chuộng công lýTừ Hải đã cứu Thúy Kiều ra khỏi thanh lâu, và chàng cũng đã giúp Kiều báo ân báoốn, có thể thấy, chàng là một người trọng lẽ phải, công bằng:“Từ cơng nghe nói thủy chungBất bình nổi trận đùng đùng sấm vangNghiêm quân, tuyển tướng sẵn sangDưới cờ một lệnh vội vàng ruổi saoBa quân chỉ ngọn cờ đàoĐạo ra Vơ Tích, đạo vào Lâm Tri”“Từ rằng: Ân ốn hai bênMặc nàng xử quyết báo đền cho minh”“Từ rằng: Quốc sĩ xưa nayChọn người tri kỉ một ngày được chăng?Anh hùng tiếng đã gọi rằng:Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”Mặt khác, chàng cũng ngang tàng và khí phách, Từ Hải khát khao một cuộc sống tựdo và khơng bị bó buộc.“Một tay gây dựng cơ đồ,Bấy lâu bể Sở, sơng Ngơ tung hồnh !Bó thân về với triều đình,Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu !Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?16 Sao bằng riêng một biên thùy,Sức này, đã dễ làm gì được nhau!Chọc trời, khuấy nước, mặc dầu,Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!”Từ Hải mong muốn một cuộc sống tự do, khơng bị bó buộc như cuộc sống khnphép dưới triều đình phong kiến. Chàng muốn một cuộc sống tự do, làm chủ mộtgóc trời. Nguyễn Du sử dụng những từ ngữ biểu hiện sự mạnh mẽ: “chọc trời,khuấy nước” làm nổi bật cái khí phách ngang tàng của Từ Minh Sơn. Ý muốn tunghoành ngang dọc, tự do vẫy vùng, không cần biết đến những quy định bó buộc củalễ giáo, khơng quan tâm trên đầu có ai của chàng Từ như một ý niệm phản phongsâu sắc. Quan niệm anh hùng phong kiến coi trách nhiệm chính của kẻ làm trai làphị vua trị nước. Trang nam nhi phong kiến có thề lập mọi thứ chiến cơng hiểnhách nhất ở trên đời, nhưng mục đích trước tiên và chủ yếu là đề phục vụ nhà vua,để củng cố tơn ty trật tự phong kiến. Cịn lý tưởng tự do của Từ Hải, ước muốn tựdo tung hồnh đến mức “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” làm sao có thề tồn tạicùng với hệ tư tưởng của một chế độ mà tôn ty trật tự được quy định cả từ trongcách ăn mặc? Dù có bị hạn chế, khát vọng tự do này vẫn không thề phù hợp vớỉ xãhội phong kiến rất phân minh về ngơi thứ, rặt chăt chẽ về tơn ty. Vì thế, nó vẫn cứ làmột phản ứng, một quan niệm xúc phạm đến trật tự phong kiến.2.2 Nhân vật Hồ Tôn Hiến2.2.1. Lịch sử nhân vậtCác nhân vật trong Truyện Kiều được xây dựng dựa trên nguyên tác“Kim,Vân, Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Trong đó, Hồ Tơn Hiến một nhânvật phản diện của tác giả Trung Hoa đã được đại thi hào giữ lại nhằm làm nổi bậtnhân vật Từ Hải, và giai đoạn lưu lạc cuối cùng của cuộc đời Kiều. Theo nghiên cứu,đây là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc, ơng là một người tài giỏi từngđỗ tiến sĩ, giúp cho Minh Thế Tơng bình định các cuộc khởi nghĩa, dẹp n trộmcướp, giải quyết vấn đề hạn hán và sâu bọ giúp dân. Chính vì thế, ơng được vua tintưởng cho giữ các chức vụ cao trong triều đình.17 Về địa vị, xuất thân, tên họ cũng như tiếng vang trong lịch sử của Hồ TônHiến đã được Nguyễn Du miêu tả trong lần đầu xuất hiện:“Có quan tổng đốc trọng thần,Là Hồ Tôn Hiến, kinh luân gồm tài,Đẩy xe vâng chỉ đặc sai,Tiện nghi bát tiễu việc ngoài đổng nhung.”Câu thơ đầu tiên giới thiệu về Hồ Tôn Hiến, Nguyễn Du không giới thiệu têntuổi, quê quán mà trực tiếp nói đến địa vị xã hội của nhân vật “quan tổng đốc trọngthần”. Qua cách miêu tả này, tác giả muốn nhấn mạnh đến tài năng, bằng cách giớithiệu trang trọng, quan tước trước tên tuổi sau. Theo khảo sát, cách giới thiệu như vậychỉ xuất hiện ở hai nhân vật là Từ Hải và Hồ Tôn Hiến. Qua bốn câu thơ, người đọcphần nào đã khái quát được tên họ, quan chức, hình dung tài năng của nhân vật phảndiện này. Sau đó, đại thi hào tập trung khắc họa tài năng của Hồ Tôn Hiến qua ba chitiết tiếp nối nhau. Một là “kinh luân gồm tài” hiểu theo nghĩa đen là chỉ việc ươm tơ”,nghĩa bóng là “xếp đặt việc chính trị, giải quyết, cáng đáng những việc lớn lao củatriều đình”. Mọi việc trong, ngồi triều chính rối như tơ vị khơng tìm được cách giảiquyết nhưng chỉ cần Hồ Tôn Hiến ra giúp sức thì mọi chuyện sẽ ổn thỏa, rõ ràng. Hailà “Đẩy xe vâng chỉ đặc sai”. Tin tưởng vào tài năng của Hồ Tôn Hiến nên vua “ủynhiệm đặc biệt”. Để chuyến đi có được thành cơng, vua đã trực tiếp đẩy xe. Việc làmnày xuất phát từ sự cảm phục trước người tài, vua đã đích thân đưa ơng ra khỏi cổngthành, quan ngồi trong xe, vua đứng dưới đưa tay đẩy xe [đây chỉ là hình thức nghi lễ,thực tế vua chỉ đưa tay vào xe]. Ba là, “Tiện nghi bát tiễu việc ngồi đổng nhung.” Hồcơng có thể tùy nghi mà đánh giặc [tiện nghi bát tiễn] và đứng ở vị trí thống chỉ huycác vị nguyên sối khác.Như vậy qua bốn câu thơ, người đọc khơng chỉ hình dung được xuất thân, địavị mà cịn thấy được cái tài hơn người của Hồ Tôn Hiến. Về ngoại hình, Nguyễn Dukhơng tập trung miêu tả như những nhân vật khác. Nhà thơ chỉ tập trung xây dựngnhân vật ở tài năng, tính cách. Về tính cách tác giả không khái quát như vậy mà ôngđể nhân vật của mình bộc lộ qua từng tình tiết đã được sắp xếp khá công phu để thấyđược sự độc ác, nham hiểm, xảo quyệt.18 2.2.2. Nhân vật Hồ Tôn Hiến trong Truyện Kiều2.2.2.1. Con người mưu mô, xảo quyệtNhân vật Hồ Tôn Hiến khi biết được đối thủ của mình là Từ Hải, một anhhùng đội trời đạp đất. Hồ công đã nghiên cứu rất kỹ đối phương, đánh giá đúng tầmvóc địch thủ “Từ là đấng anh hùng”. Song song đó, ơng cũng tìm hiểu những ngườicó liên hệ với Từ Hải là Vương Thúy Kiều “Biết nàng cũng dự quân trung luận bàn”.Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, Hồ Tơn Hiến bắt đầu thực hiện kế hoạch chinh phục củamình. Đồng thời qua các bước thực hiện kế hoạch thu phục Từ Hải, tính cách mưumơ, xảo quyệt của nhân vật này cũng dần lộ ra.Đầu tiên, Hồ Tôn Hiến thể hiện thiện chí khơng đả động đến binh đao mà lấykế “chiêu an”, kêu ra hàng để được yên ổn, nghĩa là ân xá cho kẻ nội loạn, khiến nhuệkhí kẻ thù lung lay. Sau đó, Hồ cơng đã cho thấy sự mưu mơ trong tính tốn. Ơng vừasai quan thuyết hàng vừa mang vật chất để thu phục lòng người. Nhưng Từ Hải làmột đấng anh hào “Một tay gây dựng cơ đồ” nên không dễ dàng chịu lời thu phục.Ông tỏ ra là một người khá thuần thục trong tâm lý chiến nên đã tác động đến mộtnhân vật khác để xoay chuyển tình hình là Thúy Kiều. Ơng hiểu được vai trò củanàng đối với Từ Hải và vai trò của nàng trong việc điều binh. Bên cạnh thương lượngvới Từ, Hồ Tôn Hiến cũng ra sức chiêu dụ Thúy Kiều. Trước hết, Hồ công dùng vậtchất để khơi dậy lòng tham của con người “Hai tên thể nữ, ngọc vàng nghìn cân”.Tiếp theo Hồ Tơn Hiến dùng lời nói ngon ngọt để làm nàng Kiều lung lay. Kết quả là“Lễ nhiều, nói ngọt, nghe lời dễ xiêu”. Sự kết hợp của “lễ nhiều” và “nói ngọt”, nhấtlà phần lễ vật trọng hậu đã khiến cho lời nói dụ hàng càng có thêm tác dụng. ThúyKiều đã “tự chuyển hóa” theo chiều hướng thuyết hàng của triều đình. Chước của HồTơn Hiến tỏ ra bước đầu có hiệu lực.Khi các mưu toan thành hiện thực, quân Từ Hải bắt đầu tin vào thiện chí củaHồ Tơn Hiến, việc qn binh trễ nải, tinh thần chiến đấu khơng cịn như trước, Hồcơng đã tính chuyện lập mưu:“Tin lời thành hạ yêu minh,Ngọn cờ ngơ ngác, trống canh trễ tràng.Việc binh bỏ chẳng giữ giàng19 Vương sư dòm đã tỏ tường thực hư.”Đến đây, Hồ Tôn Hiến không chỉ là con người đầy mưu mô mà tính chất xảoquyệt dần bộc lộ qua hành động tiêu diệt kẻ thù lập cơng. Ơng sử dụng lời hứa nhưmột chiêu thức để Thúy Kiều tin theo. Khi nhận thấy tình hình rối ren của quân TừHải, Hồ Tôn Hiến đã chuẩn bị đầy đủ để phản công:“Hồ công quyết kế thừa cơ,Lễ tiên, binh hậu, khắc cờ lập công.Kéo cờ chiêu phủ tiên phong,Lễ nghi dàn trước, bác đồng phục sau”Như vậy, việc “chiêu hàng” mà Hồ Tôn Hiến đưa ra là một cái cớ đầy dối trá.Hồ cơng lợi dụng lịng tin của đối thủ để thực hiện kế hoạch của mình. Hồ Tơn Hiếnlợi dụng ước mơ về cuộc sống thanh bình, ước muốn rỡ ràng của Kiều để Từ Hảikhông gây việc binh đao. Trong khi đó, “quan trọng thần” lại chuẩn bị đầy đủ từ binhlực đến vật lực cho cuộc phản công. Mặc dù theo binh pháp “Binh bất yếm trá”, cónghĩa là vận dụng việc binh được làm điều dối trá, nhưng với vai trò là một ngườithống lĩnh những tướng sói, Hồ Tơn Hiến lại làm điều đó thì chiến thắng cũng trở nênvô nghĩa.Đây là một hành động vô nhân đạo, một con người tài giỏi như Hồ Tôn Hiếnkhơng nên sử dụng.Tính cách xảo quyệt của Hồ Tơn Hiến cịn được thể hiện trong cách hành xửcủa ơng với Thúy Kiều. Bất cứ một người đàn ông nào khi đứng trước một cơ gáixinh đẹp đều động lịng cảm mến. Hồ Tôn Hiến cũng như thế, trong cuộc vui mừngthắng trận, khung cảnh tươi vui, tiếng đàn xao động lịng người và một trang tuyệtsắc. Hồ cơng đã khơng tránh khỏi sai lầm. Thế nhưng điều đáng nói sau việc làm ấylà cách hành xử vơ nhân tính. Hồ Tơn Hiến hiểu được vai trị của mình trong triềuđình, cũng như danh tiếng của bậc đại thần nên khi gây ra việc lầm lỗi, ông chỉ tậptrung vào việc cứu vãn danh tiết mà không hề tỏ ra ăn năn.“Nghĩ mình phương diện quốc gia,Quan trên nhìn xuống, người ta trông vào”Ngay lập tức, để rửa sạch tiếng nhơ, để không ai biết đến việc làm này, HồTôn Hiến đã ép gả Thúy Kiều cho viên thổ quan. Ở đây, chúng ta có thể thấy việc lựa20 chọn bước đường tiếp theo cho Thúy Kiều là cả một sự tính tốn sâu xa. Thúy Kiềukhơng được gả cho một người dân bình thường mà gả cho một viên thổ quan. Vớichức vụ là một quan trọng thần tặng một người đẹp cho một viên thổ quan, chức vụnhỏ hơn, sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp cho Hồ Tôn Hiến. Và từ “viên thổ quan”người ta có thể liên tưởng đến một vùng đất xa xơi, hẻo lánh đầy nguy hiểm. Ơ vùngđất ấy liệu Kiều cịn có thể sinh tồn? Vậy, khi Thúy Kiều lấy viên thổ quan thànhcơng thì việc làm xấu xa của ông sẽ không ai hay biết, không một ai có thể làm tổnhại đến vị thế của ông.2.2.2.2. Con người phản trắc, thất tínTừ những tính tốn, mưu mơ trước đó, Hồ Tơn Hiến đã lợi dụng sự nhẹ dạ, cảtin của Kiều để ép Từ Hải ra hàng. Sơ hở của Từ Hải chính là Kiều và Kiều cũngchính là điểm yếu duy nhất của chàng. Biết rằng việc trực tiếp “chiêu an” kêu gọi mộtđấng anh hùng “đầu đội trời chân đạp đất” như Từ Hải hàng quân là một điều khókhăn dường như khơng thể thực hiện, cộng với việc xưa nay anh hùng khó qua ải mỹnhân, nhiều bậc anh hùng xưa vì mỹ nữ mà tan hoang cơ đồ. Lường trước điều này,hắn đã dùng kế đánh vào tâm lý nàng Kiều - người luôn kề vai sát cánh bên cạnh TừHải trong mọi cuộc luận bàn mưu tính chính sự, để dụ Từ Hải hàng triều đình sau đótráo trở lật lọng, khiến Từ Hải trở tay khơng kịp. Nói thế khơng phải để cho rằng TừHải là người anh hùng mê muội vì sắc mà là để chứng tỏ, khẳng định Hồ Tôn Hiếnngồi tính cách xảo quyệt, mà cịn là một con người phản trắc, thất tín.Để lấy được sự tin tưởng của Kiều, Hồ Tôn Hiến không những “Lại riêngmột lễ với nàng. Hai tên thể nữ ngọc vàng nghìn cân” mà cịn hứa hẹn bằng những lílẽ hết sức thuyết phục, hợp tình hợp lí nhằm đánh lạc hướng những suy nghĩ củanàng. Hồ Tôn Hiến rất khôn ngoan khi dùng “ngọc vàng gấm vóc” và những lời lẽđường mật, nghe có vẻ hợp lẽ để dụ dỗ, thuyết phục Kiều khuyên Từ Hải ra “thuyếthàng” với quân đội triều đình.“Nàng thì thật dạ tin người21 Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu”Phần Kiều lại là một cô gái vừa tài năng, xinh đẹp lại thơng minh, sắc sảo,đặc biệt rất có mắt nhìn người. Chỉ từ những ngày đầu mới gặp nhau, nàng đã tin chắclà Từ Hải rồi có một ngày sẽ làm nên sự nghiệp “Mà lòng đã chắc những ngày mộthai”. Do vậy, đối với Kiều, Từ Hải tuyệt đối tin tưởng. Tuy sâu sắc là thế nhưng Kiềucũng có những lí do, những nỗi niềm riêng của mình mà khi bị những lời dụ dỗ ngonngọt của tên xảo quyệt Hồ Tôn Hiến đánh thức sự yếu đuối trong sâu thẳm tâm hồn,nàng dường như cũng xiêu lịng. Có rất nhiều lí do tác động khiến người con gái tàisắc ấy dễ dàng mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Suy cho cùng, Kiều đơn thuần cũng chỉ là mộtcô gái, mà giấc mơ của mọi phận nữ nhi thường tình trong thiên hạ là chỉ cần có mộtgia đình bình n, một cuộc sống nhẹ nhàng không đấu đá, sống một cuộc đời annhiên tự tại, hạnh phúc cùng người mình yêu. Hơn nữa, Kiều đã trải qua biết bao đauthương, sóng gió của cuộc đời. Nàng mỏng manh và bấp bênh như cánh bèo trôi, đãquá mệt mỏi và sợ hãi trước mọi biến cố nhân gian. May mắn thay, giờ đây, ngườianh hùng Từ Hải xuất hiện cứu vớt cuộc đời bất hạnh đầy khổ đau của nàng. Nàng chỉmuốn được sống yên thân bên Từ Hải. Nay nếu Từ Hải ra hàng, trở thành bề tôi củanhà vua, con đường công danh được thênh thang rộng mở như những gì Hồ Tơn Hiếnđã hứa với nàng thì há chẳng phải quá tốt rồi sao! Nàng sẽ có một cuộc sống dễ dànghơn trước bên người mình yêu thương, không phải thấp thỏm lo sợ Từ Hải một đời cứmãi chiến đấu hiểm nguy nơi biên thùy xa xôi. Thêm nữa, nếu nghe theo lời Hồ TơnHiến thì Từ Hải vừa trọn đạo trung với vua, mà chính nàng cũng trịn đạo hiếu vớicha mẹ. Nàng sẽ có thể đường đường chính chính trở về quê nhà làm nở mày nở mặgia đình, có cơ hội chăm lo cho song thân tuổi xế chiều:“Nghĩ mình mặt nước cánh bèoĐã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truânBằng nay chịu tiếng vương thầnThênh thênh đường cái thanh vân hẹp gì22 Công tư vẹn cả hai bềDần dà rồi sẽ liệu về cố hươngCũng ngôi mệnh phụ đường đườngNở nang mày mặt, rỡ ràng mẹ chaTrên vì nước, dưới vì nhàMột là đắc hiếu, hai là dắc trungChẳng hơn chiếc bách giữa dịngE dè gió dập, hãi hùng sóng va”Vì tin vào những lẽ đó mà Kiều đã mắc mưu Hồ Tơn Hiến, nàng khéo léodùng hết lí lẽ nàng cho là đúng đắn và dùng sự tin tưởng của Từ Hải dành cho mình,đã thuyết phục được chàng ra hàng qn của Hồ Tơn Hiến, tức qn triều đình. Nàngkhơng mảy may nghi ngờ hay có chút đề phịng nào với tên xảo trá, gian dối mangdanh Tổng đốc trọng thần ấy. Để rồi cuối cùng, sau khi đã nắm rõ trong tay mọi hànhđộng của quân Từ Hải, biết chàng đã “giải binh” và ra cửa viên đầu hàng, lúc bấy giờHồ Tôn Hiến mới trơ trẽn nuốt lời, khơng những tráo trở lật mặt mà cịn quyết thừacơ hội không chừa cho Từ Hải con đường sống nào. Một mặt, hắn sai người giả vờdàn nghi lễ chiêu hàng ở phía trước, mặt khác thì phục sẵn binh mã để đánh úp TừHải phía sau:“Hồ cơng quyết kế thừa cơLễ tiên binh hậu, khắc cờ tập côngKéo cờ chiêu phủ tiên phongLễ nghi giàn trước, bác đồng phục sau”23 Đến đây, chúng ta có thể thấy rõ bộ mặt xảo trá của Hồ Tôn Hiến. Sự tráo trở,giả dối của hắn bộc lộ khi hắn lật lọng, nuốt lời, phá bỏ hết tất cả những gì đã hứa vớiKiều. Là tên độc ác, thất tín, kẻ cơ hội khi lợi dụng lòng tin của Kiều và sự mất cảnhgiác của Từ Hải mà đã thẳng tay “Ba bề phát súng, bốn bên kéo cờ” với đội quân TừHải, khiến chàng tử trận. Ngay từ đầu, đại thi hào Nguyễn Du đã dành hẳn bốn câuthơ để tả về tài năng và địa vị của Hồ Tôn Hiến. Thật chẳng ngoa khi nói hắn cũng làcon người có tài. Nhưng cái tài của hắn không phải cái tài của người quân tử khảngkhái, bộc trực mà y thực chất chỉ là một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, dùng sự ranh mãnh, lọc lỏiđể mưu toan cho lợi ích riêng của bản thân.2.2.2.3. Con người háo sắcSau khi dùng những thủ đoạn bẩn thỉu, hèn hạ của mình hạ Từ Hải xong, HồTơn Hiến cịn thể hiện mình là kẻ háo sắc, nhỏ nhen, thấp kém. Hắn trơ trẽn đến nỗidường như quên đi rằng trước đó đã lật lọng, nuốt lời, lừa Kiều khiến cho Từ Hảiphải chết đứng giữa vòng vây. Vậy mà giờ đây vẫn còn mặt mũi giả vờ “ân cần hỏihan” quan tâm đến Kiều và xem như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Một lần nữa, HồTôn Hiến dùng những lời ngon ngọt, giả tạo của mình xót thương cho thân phận hồngnhan nhưng gặp nhiều kiếp nạn của Kiều:“Đem vào đến trước trung quânHồ công thấy mặt, ân cần hỏi han”“Rằng: Nàng chút phận hồng nhanGặp cơn binh cách, nhiều nàn cũng thương”Dù Kiều là người của Từ Hải, nhưng cũng nhờ lời nói của Kiều mà mưu lớncủa Hồ Tơn Hiến mới thành cơng, hắn mới có thể hạ Từ Hải lập cơng với triều đình.Nghĩ vậy, hắn bày tỏ lịng biết ơn với nàng, cho nàng thực hiện được mong muốn củamình24 “Đã hay thanh tốn miếu đườngGiúp cơng cũng có lời nàng mới nênBây giờ sự đã vẹn tuyềnMặc lòng nghĩ lấy muốn xin bề nào?”Rõ ràng tên gian manh, xảo quyệt Hồ Tôn Hiến đã lừa Kiều để giết hại chồngnàng. Nay lại nói những lời như thế với nàng, khác nào xát muối thêm vào vết thươngmất chồng đang âm ỉ, đồng thời quy cho nàng tội danh cấu kết với địch hại chếtchồng. Cách đó khơng lâu, nỗi đau khi chứng kiến cảnh tượng Từ Hải chết đứng giữavịng vây qn thù, nàng Kiều đã rất đau xót, nghĩ rằng tại mình mà Từ Hải mới bịnên cơ sự này nên mới đã định tự tử theo chàng “sẽ lại vực ra dần dần”. Giờ đây,những lời “hỏi han” của Hồ Tôn Hiến càng làm nàng như thêm đau đớn “giọt ngọctuôn trào” mới xin cho Từ Hải được chơn cất đàng hồng tử tế. Hồ Tơn Hiến cũng“thương tình” sai quân cho “cảo táng di hình bên sơng”“Hồ cơng nghe nói thương tìnhTruyền cho cảo táng di hình bên sơng”“Cảo táng di hình” ở đây tức chỉ là bọc thây vào cỏ khô để mà chôn chứkhông dùng hịm gỗ. Hồ Tơn Hiến đã hứa với Kiều sẽ chôn cất Từ Hải tử tế nhưngđến cả một chiếc hịm cũng khơng có mà chỉ dùng cỏ để đắp điếm tạm bợ. Phải chăngviệc chôn cất Từ Hải khơng xuất phát từ thiện ý mà đâu đó vẫn còn tư thù cá nhân vàhành động của hắn cho chúng ta thấy một con người nhỏ nhen, bất nghĩa.Bắt đầu từ lúc quan quân đem Kiều đến gặp Hồ Tôn Hiến, nếu để ý chúng tasẽ thấy hắn dùng khá nhiều từ ngữ và hành động để ưu ái nàng “ân cần”, “hỏi han”,“cũng thương”, “thương tình”. Ai cũng đều biết Kiều là một mỹ nữ giai nhân tài sắcvẹn tồn, đàn ơng đã gặp xiêu lịng là lẽ thường thấy. Tuy nhiên, xiêu lịng đến mứcvơ liêm sỉ, đê hèn, háo sắc bất chấp như Hồ Tôn Hiến thì trước giờ ngồi Sở Khanh,25

Video liên quan

Chủ Đề