So sánh ngu van lop 6

Bài học trước các em đã được học kĩ hơn về khái niệm của biện pháp tu từ so sánh và áp dụng làm một số bài tập đơn giản, với bài Soạn văn lớp 6 So sánh phần tiếp theo chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các nội dung kiến thức liên quan đến so sánh.


HOT Soạn văn lớp 6 đầy đủ, chi tiết

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Trong bài soạn văn lớp 6 này, chúng tôi sẽ tóm tắt lại các nội dung cần ghi nhớ trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 2 cho các em để các em hình dung được nội dung kiến thức mà mình sẽ được học trên lớp. Bên cạnh đó, tài liệu soạn bài So sánh phần tiếp theo ở trang 43 cũng sẽ được chúng tôi giải một cách chi tiết và ngắn gọn để các em dễ đọc, dễ hiểu và có sự chuẩn bị tốt hơn trong bài soạn ở nhà.

1. Soạn văn lớp 6 - So sánh [tiếp theo], ngắn 1

I. Các kiểu so sánh

Câu 1:

Phép so sánh trong khổ thơ:

- “ những ngôi sao” so sánh với “ mẹ đã thức”

- “ mẹ” so sánh với “ ngọn gió”

Câu 2:

- “ chẳng bằng” so sánh hơn

- “ là” so sánh bằng

Câu 3:

- Những từ so sánh ngang bằng: như, tựa như, ….

- Những từ so sánh không ngang bằng: hơn, kém, ….

II. Tác dụng của so sánh

Câu 1:

Phép so sánh trong đoạn văn là:

- Có chiếc lá tự như mũi tên nhọn

- Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan thai như thầm bảo….

- Có chiếc là sợ hãi, ngại ngần

Câu 2:

Trong đoạn văn trên, phép so sánh có tác dụng:

- Liên tưởng hình ảnh, sự việc được cụ thể, sinh động, …

- Thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn

III. Luyện tập

Câu 1:

a. Câu so sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Phép so sánh ngang bằng

b. Câu so sánh: Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng Bầm

Chưa bằng khó nhọc đời Bầm sau mươi

Phép so sánh không ngang bằng

c. Câu so sánh: Như nằm trong giấc mộng

Phép so sánh ngang bằng

Câu 2:

Những câu văn có sử dụng phép so sánh là:

- Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, …..

Hình ảnh ấn tượng nhất với em là: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc …. Giống như hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh.

Câu 3:

- Dượng Hương Thư đến đoạn thác dữ, lao nhanh chiếc sào như cắt xuống lòng sông

- Dòng sông chảy xiết, chiếc sào khựng lại

- Nhìn Dượng Hương Thư một pho tượng đồng với bắp thịt cuồn cuộn

- Nhìn chú như một con người hoàn toàn khác, mạnh mẽ và rắn rỏi

2. Soạn văn lớp 6 - So sánh [tiếp theo], ngắn 2

---------------------HẾT---------------------

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Số từ và lượng từ để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 6 của mình.

Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Văn mẫu lớp 6 là tài liệu được biên soạn theo đúng chương trình học từ bài 1 đến bài cuối cùng trong SGK Ngữ văn lớp 6 ... Thông qua tài liệu Văn mẫu lớp 6, không chỉ các em nhanh chóng bổ sung kiến thức, vốn từ, học văn tốt hơn mà các thầy cô giáo dạy văn cũng biết được cách soạn bài hiệu quả, dạy học tốt hơn.

//thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-6-so-sanh-tiep-theo-30107n.aspx

Soạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 2 bài So sánh. Câu 1. Tìm tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong câu:

Quảng cáo

Xem thêm:

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II
  • Phần III
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3

Phần I

Video hướng dẫn giải

I. So sánh là gì?

Trả lời câu 1 [trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Tìm tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong câu:

a. Các tập hợp từ: búp trên cành.

b. hai dãy trường thành vô tận.

Trả lời câu 2 [trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Các sự vật, sự việc được so sánh với nhau:

   Trẻ em so sánh với búp trên cành

   Rừng đước dựng lên cao ngất so sánh với hai dãy trường thành vô tận.

* Có thể so sánh như vậy là vì: chúng có nét tương đồng giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác.

* Mục đích so sánh là để:

- Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc quen thuộc.

- Gợi cảm giác cụ thể, thích thú, hấp dẫn khi nghe, nói, đọc, viết.

- Khả năng diễn đạt phong phú, sinh động của tiếng Việt.

Trả lời câu 3 [trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Sự so sánh trong những câu trên khác với sự so sánh trong câu sau ở chỗ:

   So sánh này chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của con mèo.

- Hình thức: cả mèo và hổ đều có lông vằn.

- Tính chất: mèo hiền, hổ dữ.

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Tìm thêm ví dụ:

a. So sánh đồng loại:

- So sánh người với người:

Người là Cha, là Bác, là Anh,

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

- So sánh vật với vật:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

b. So sánh khác loại:

- So sánh vật với người:

Thân em như ớt trên cây

Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.

- So sánh cá cụ thể với cái trừu tượng:

Chí ta như núi Thiên Thai ấy

       Đỏ rực chiều hôm, dậy cánh đồng

        Lòng ta như nước Hương Giang ấy

                Xanh biếc lòng sông, những bóng thông.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 [trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Tạo thành phép so sánh:

- khỏe như voi

- đen như cột nhà cháy

- trắng như tuyết

- cao như cái sào.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 [trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Tìm thêm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài “Bài học đường đời đầu tiên” và “Sông nước Cà Mau”.

* Bài học đường đời đầu tiên:

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

- Chị mới tròn mắt, giương cánh lên như sắp đánh nhau.

- Mỏ Cốc như cái dùi chọc xuyên cả đất.

* Sông nước Cà Mau:

- Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Loigiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề