So sánh điện thoại samsung và nokia

So sánh điện thoại samsung và nokia

Khi cần mua điện thoại tầm trung, mình có xu hướng chọn điện thoại Nokia hơn là những hãng khác trừ khi có gì đó rất đặt biệt (ví dụ đợt đầu năm mình mua Vsmart Active 1 cho bà mình vì giá quá tốt, hay đợt trước mua Pixel 3A XL vì muốn test app trên Android 10). Ngày xưa mình cũng từng một thời gian dài sử dụng Nokia 7 Plus, sau đó dùng Nokia 8.1 và giờ là Nokia 7.2. Chia sẻ với anh em những cái làm mình thích ở điện thoại Nokia chạy Android.

Không tùy biến rối rắm, hiệu năng rất tốt

Từ Nokia 7 Plus, mình đã thật sự ấn tượng với độ mượt của Nokia 7 Plus. Thời đó điện thoại Android One vẫn còn tương đối mới, và Snapdragon 660 cũng chưa xuất hiện nhiều. Sự kết hợp của hai yếu tố này đem lại trải nghiệm mượt mà trên một cái điện thoại tầm trung với giá chỉ khoảng 6-7 triệu đồng. Trước đó mình có ấn tượng xấu với các máy Android tầm trung nên gần như mình không thể xài nó làm máy chính, vậy mà với Nokia 7 Plus mình đã có thể làm được điều đó.

Cảm giác này hơi giống cái thời mà mình được trải nghiệm Lumia 600. Nó không phải một con cao cấp, không có cấu hình mạnh, không có màn hình khủng, nhưng trải nghiệm ổn định khi sử dụng chính là điểm làm mình cực kì ấn tượng với Lumia 600.

Nokia 8.1 và Nokia 7.2 vẫn tiếp nối những trải nghiệm tốt về hiệu năng của Nokia 7.2, nhất là con 8.1 nó chạy nhanh hơn nhiều nhờ chip mạnh hơn. Về cơ bản thì mình thấy cái này đáng với số tiền mình bỏ ra, và nếu anh em nào còn ấn tượng từ xưa về điện thoại Android tầm trung bị chậm thì nên chỉnh lại suy nghĩ đó nhé. Điện thoại Android chạy Snapdragon 660 giờ ổn phết.

So sánh điện thoại samsung và nokia

Được cập nhật bản Android mới rất nhanh

Điện thoại Nokia liên tục xuất hiện trong danh sách được trải nghiệm sớm Android Beta kể từ khi Google bắt đầu mở chương trình này cho các hãng bên thứ ba. Và khi có bản chính thức, điện thoại Nokia cũng được update rất nhanh (Nokia hiện đang đứng nhất về các máy được update lên Android mới). Có được điều này là nhờ hệ điều hành chạy trên các con Nokia không bị tùy biến quá nhiều, chủ yếu là các app của riêng Nokia chứ không can thiệp vào giao diện hay phần lõi.

Việc update lên các bản Android mới trên Nokia 7.2 với mình là quan trọng vì:

Mình bỏ tiền mua máy, mình xứng đáng được trải nghiệm những tính năng mới trong thời gian hợp lý

Mình có thể an tâm về các lỗ hổng, lỗi... đã được khắc phục, và trải nghiệm của mình được nâng cao theo từng thời gian

Cho thấy hãng thật sự quan tâm tới người dùng, chứ không phải làm ra cái máy chỉ để cho có, để rồi bỏ rơi nó

Cũng giống như anh em iOS vậy đó mà. Tính năng mới thì ai mà chả thích. Chỉ là vấn đề tâm lý, nhưng lại rất quan trọng.

So sánh điện thoại samsung và nokia

Giá tốt


Đa số điện thoại Nokia chạy Android bán ra ở Việt Nam đều có giá thơm so với thị trường xét trên tổng thể một chiếc điện thoại. Có lẽ giá của Nokia chỉ dưới cơ mỗi Xiaomi mà thôi. Nokia 7 Plus ngày xưa có giá rất ổn, Nokia 8.1 chạy chip Snapdragon 710 mà giờ cũng chỉ khoảng 6 triệu, và Nokia 7.2 thì dung hòa được giữa thiết kế, mức độ hoàn thiện, cấu hình với giá 5,8 triệu.

Mình không nói giá của Nokia là tốt nhất, vì thỉnh thoảng Oppo cũng ra mắt mấy con giá yêu lắm, nhưng về mặt tổng thể thì Nokia ít khi bị "ngáo giá" nên mình mới hay nghĩ tới Nokia mỗi khi cần nâng cấp máy là tại thế.

So sánh điện thoại samsung và nokia

Camera ổn


Không phải cái điện thoại Nokia nào cũng chụp hình đẹp, nhưng những con gắn mác ZEISS thì đa phần đều ổn hết. Mình còn nhớ Nokia 7 Plus đã để lại cho mình ấn tượng cực kì mạnh với những tấm ảnh chi tiết, màu lên rất tốt, xóa phông cũng ổn. Nokia 8.1 thì mình không thích cái chất ảnh lắm, chụp ra nó nhìn kì kì, không phù hợp với gu của mình, và mới đây Nokia 7.2 thì đã quay trở lại cái thời Nokia 7 Plus với những tấm ảnh rất tuyệt.

Tầm tiền 6-7 triệu mà chụp ảnh xuất sắc hơn cả Nokia thì chắc chỉ có Pixel 3A XL và một số em mới của Oppo thôi. Mình đang hóng mấy con "vây cá mập" mới của Oppo mà chưa có dịp để trải nghiệm nữa đây.

Thiết kế bắt kịp trend


Nokia khá nhạy với các xu hướng thiết kế mới, từ viền mỏng, tai thỏ, màn hình giọt nước... cho đến mặt lưng màu đẹp, 3 camera.... Có thể thấy Nokia chịu khó thay đổi để bắt kịp với thị trường, có lẽ bài học thất bại vì chậm chạp ngày xưa đang được hãng áp dụng triệt để (dù bây giờ theo lý thuyết đã là hãng HMD Global nhưng cũng toàn nhân sự cấp cao của Nokia Mobile ngày xưa thôi).

Riêng với con Nokia 7.2, mình thật sự ấn tượng vì cách mà Nokia hoàn thiện con điện thoại này, không thua gì một cái máy cao cấp 15 triệu. Cái này mình có chia sẻ kĩ trong bài TOP5 điểm mình thích ở Nokia 7.2, mời anh em xem qua.

Trong mấy con Nokia, mình chỉ không thích thiết kế tai thỏ của Nokia 8.1, làm chưa tới nên nhìn thô thô, không đẹp, cũng không thấy được cái chất Nokia như hồi mình xài Nokia 7 Plus.

Theo Tinhte.vn

So sánh điện thoại samsung và nokia

So sánh điện thoại samsung và nokia

So sánh điện thoại samsung và nokia

So sánh điện thoại samsung và nokia

So sánh điện thoại samsung và nokia

So sánh điện thoại samsung và nokia

So sánh điện thoại samsung và nokia

Samsung đã vượt Nokia trở thành hãng thiết bị di động số một thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tên tuổi Hàn Quốc vẫn đứng sau thương hiệu Phần Lan.

Anh Ngô Thế Minh (quận 5, TP HCM) tự nhận mình là một “fan cuồng” của Nokia trước đây. Bộ sưu tập của anh Minh có đầy đủ những sản phẩm danh tiếng như N92, E90 rồi N95, N97… Tuy nhiên, chiếc điện thoại được anh sử dụng hiện nay lại là Samsung Galaxy Note.
 

Phần lớn đồng nghiệp trong công ty anh Minh đều chọn smartphone chạy Android thời thượng từ Samsung hay iPhone. Những tiếng chuông của điện thoại Nokia thỉnh thoảng vẫn vang lên trong giờ làm việc. Tuy nhiên, nó chỉ xuất hiện trên những model siêu rẻ dưới một triệu, được dùng cho số điện thoại thứ hai phục vụ đảm bảo cuộc gọi lúc smartphone hết pin.

So sánh điện thoại samsung và nokia

Samsung đang có lợi thế ở mảng smartphone. 

Khảo sát của VnExpresss.net tại nhiều hệ thống siêu thị lớn ở TP HCM cho thấy, Nokia vẫn là nhãn hiệu có thị phần lớn nhất từ 30 đến gần 50%. Tuy nhiên, con số này đang “hao mòn” dần. Nhiều nhà bán lẻ cho biết, kinh doanh điện thoại Nokia không còn như trước đây, chỉ có dòng bình dân bán được, trong khi smartphone cao cấp có một giai đoạn dài đã mất hẳn trên các kệ hàng. Thống kê của IDC năm ngoái cho thấy, Nokia đang sụt giảm mạnh thị phần điện thoại thông minh. Việc hãng vẫn giữ vị trí số một bởi các mẫu giá rẻ như 1800, 1280 và nhiều model hai sim gần đây. Tuy nhiên, smartphone là tương lai của thị trường di động, ông Võ Lê Tâm Thanh, chuyên viên phân tích IDC Việt Nam, dự báo điện thoại thông minh bán ra trong năm nay sẽ tăng 51%. Trong khi đó, Samsung đang từng bước đi lên và gia tăng thị phần, đặc biệt ở nhóm trung và cao cấp. Năm ngoái, chiếc Galaxy S II của hãng này rất thành công tại Việt Nam và đưa Samsung lên ngôi vị số một trên nhóm smartphone, theo thống kê của IDC. Ở nhóm giá rẻ, nhà sản xuất Hàn Quốc cũng liên tục mang ra thị trường các model cảm ứng bình dân, hỗ trợ hai sim. Trong khi Nokia với hệ điều hành Symbian và chỉ nổi trội ở nhóm hai sim, mức giá cũng cao hơn các đối thủ.

Tại nhiều quốc gia lân cận Việt Nam, Samsung đã vượt qua Nokia và đây là lí do chính mà hãng này đang muốn thúc đẩy nhanh “cuộc lật đổ” ngay trong năm nay. Theo ông Nguyễn Văn Đạo, phó Tổng giám đốc Samsung Vina, hãng này là tên tuổi duy nhất có khả năng nghiên cứu, phát triển và sản xuất một chiếc điện thoại hoàn thiện. Do đó, Samsung rất mạnh trong việc tự mang ra các mẫu di động mà không phụ thuộc vào các đối tác, nhà sản xuất thứ ba.

Một chủ hệ thống siêu thị lớn tại TP HCM cho rằng, vấn đề của Samsung không phải nằm ở sản phẩm, tiền hay chiến lược marketing. Điểm yếu mà hãng này chưa thể lật đổ Nokia nằm ở các kênh phân phối và truyền thống của thương hiệu Phần Lan ở nhóm cấp thấp.

Sau khi chia tay với các nhà phân phối như FPT, Viettel, Phú Thái, hiện Samsung đang tự bán di động của mình thông qua hai kênh. Một là Direct Account nhắm đến các nhà bán lẻ lớn như Thế Giới Di Động, Viễn Thông A, Mai Nguyên, Pico… Kênh thứ hai là Regional Account dành cho các đại lí vùng. Nếu như nhóm đầu tiên làm khá tốt, đặc biệt là smartphone, thì các hệ thống vùng lại thiếu một sự thống nhất và là mắt xích “có vấn đề” nhất của Samsung. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các dòng giá rẻ, nhóm có khả năng tăng doanh số mạnh mẽ nhất.

Trong khi đó, Nokia lại có một hệ thống phân phối chuyên nghiệp với ba đối tác lớn. Hãng này kiểm soát chặt quy trình phân chia lợi nhuận và cả lượng hàng cho các khu vực. Tuy nhiên, doanh số bán di động đang giảm và chỉ tập trung ở nhóm giá rẻ đang là vấn đề làm các đối tác phân phối lo ngại. Bản “Báo cáo của ban tổng giám đốc” Petrosetco – nhà phân phối Nokia ở khu vực phía Nam, năm 2011 cho biết, mảng phân phối di động Nokia đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Apple, HTC, Samsung. Petrosetco cũng nhận định, nhóm giá rẻ cũng đang bị cạnh tranh quyết liệt và cho biết, đối tác của mình “vẫn chưa có những bước đi mang tính đột phá để lấy lại thị phần của mình”. Để tránh rủi ro, Petrosetco đang tăng cường hợp tác phân phối với nhiều hãng di động, nhiều ngành hàng, không ngoại trừ Samsung.


So sánh điện thoại samsung và nokia

Cuộc chiến Nokia và Samsung sẽ hấp dẫn trong nửa cuối năm nay.

Tại Ấn Độ, trước đây Nokia có một vị thế lớn với thị phần áp đảo, nhưng cách tiếp cận tốt với các hệ thống bán lẻ và chính sách hỗ trợ khiến nhiều chủ hàng ở đây ưu ái Samsung hơn. Thị phần của Nokia đã giảm một nửa trong năm 2011 so với 3 năm trước. Họ chỉ chiếm 31% thị phần trong tổng số 183 triệu máy được bán, theo con số của hãng nghiên cứu CyberMedia (Ấn Độ). Trên toàn cầu, doanh số bán điện thoại cơ bản của Nokia đã giảm tới 16% trong 3 tháng đầu năm 2012. Các nhà phân tích cho biết, Nokia đã không theo kịp sự thay đổi của nhóm sản phẩm tầm trung. Tại Trung Quốc, thị trường di động lớn nhất thế giới, các nhà mạng bắt đầu đóng vai trò lớn hơn trong việc bán sản phẩm. Đó cũng là xu hướng khi họ làm việc với Nokia. Từ tháng 1 đến tháng 3/2012, doanh số Nokia đã giảm 62% so với trước đây. Thị phần của hãng cũng còn 24% so với 39% hai năm trước, con số của hãng Strategy Analytics. Sau 14 năm trị vì, ngôi vương của Nokia đã bị Samsung chiếm mất. Trong quý I năm nay, Samsung đã bán 93,5 triệu điện thoại, tăng 36% so với cùng kì năm ngoái, trong khi Nokia chỉ bán được 82,7 triệu sản phẩm. Theo ông Mai Triều Nguyên, chủ hệ thống Mai Nguyên, Samsung sẽ có nhiều thay đổi trong nửa cuối năm nay nhằm “lật đổ thế cờ”. Tuy nhiên, sự đi lên bất ngờ của dòng Lumia gần đây và thế mạnh của thương hiệu vẫn là lợi thế cho tương lai mới của Nokia.

Anh Ngô Thế Minh cho biết, đã dùng thử chiếc Lumia 800 của một người bạn và thấy nó vẫn còn nhiều hạn chế nếu so với dòng Android. Anh Minh cho rằng, hiện thời, anh vẫn xem Android là sự lựa chọn số một, tuy nhiên, công nghệ sẽ luôn thay đổi và người dùng như anh sẽ chọn những thiết bị phù hợp nhất.


Theo VnExpress