So sánh công cụ dụng cụ và tài sản cố định

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, CCDC cần phải được phân bổ đúng quy trình. Cùng Kế toán Việt Hưng theo dõi bài viết ngay dưới đây.

Bạn đang xem: Phân biệt công cụ dụng cụ và tài sản cố định

Công cụ dụng cụ là gì? Các cách phân bổ CCDC đúng quy trình

1. Khái niệm công cụ dụng cụ

– Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong thời gian sử dụng công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị giống như tài sản cố định; tuy nhiên do thời gian sử dụng ngắn và giá trị thấp chưa đủ điều kiện để làm tài sản cố định. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định; thì đối với những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000vnđ; không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định thì được xếp vào loại công cụ dụng cụ; và có thời gian phân bổ tối đa không quá 24 tháng.

– Những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn để trở thành tài sản cố định theo tiêu chuẩn; thì đều được xếp vào loại công cụ dụng cụ. Khi phân bổ công cụ dụng cụ thì dựa vào tính chất; và giá trị của công cụ dụng cụ thì chúng được chia ra thành nhiều loại khác nhau.

2. Phân bổ công cụ dụng cụ

Hàng tháng kế toán cần hạch toán công cụ dụng cụ; để chuyển giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí của doanh nghiệp. Các CCDC có thể phân bổ với thời gian khác nhau.

Dựa vào tính chất và giá trị của công cụ dụng cụ chúng ta chia nó ra làm các loại chính như sau.

a. Dựa vào giá trị phân bổ của công cụ dụng cụ 

– Phân bổ 1 lần [100%]:

Loại phân bổ này thường có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng không lâu; nên thường được đưa thẳng vào chi phí của doanh nghiệp; chúng ta thường coi đó là loại công cụ dụng cụ không cần phân bổ.

– Phân bổ nhiều lần:

Loại phân bổ này được áp dụng đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn; và thời gian phân bổ dài. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của chúng nên được chia thành hai nhóm chính; là phân bổ 2 lần và phân bổ nhiều lần trong đó.

+ Loại phân bổ 2 lần được hiểu như sau: Mỗi lần phân bổ sẽ có thời gian; và giá trị được chia thành 2 lần bằng nhau theo tỷ lệ 50:50].

VD: Một công cụ dụng cụ có trị giá là 6.000.000vnđ được sử dụng trong vòng 6 tháng; và được phân bổ thành 2 lần. Như vậy CCDC này chúng ta sẽ thực hiện phân bổ bằng cách chia đều thời gian phân bổ; và trị giá của CCDC đó thành 2 phần bằng nhau; và sau 3 tháng chúng ta lại tiến hành phân bổ 1 lần mỗi lần có giá trị là 3.000.000vnđ.

Xem thêm: “ Chửi Tiếng Anh Là Gì - Những Câu Chửi Nhau Thông Dụng

b. Theo tính chất của công cụ dụng cụ 

+ Các loại công cụ dụng cụ phục vụ công tác xây dựng cơ bản như dàn giáo, coppha, dụng cụ lắp đặt chuyên nghiệp, đồ sành, sứ, bao bì hay bảo hộ lao động.

c. Phân bổ theo các yếu tố khác

Ngoài ra chúng ta còn có một số những công cụ dụng cụ được phân loại tùy vào tính chất quản lý, mục đích sử dụng, phục vụ cho công việc như sau.

+ Công cụ dụng cụ.

+ Đồ dùng cho thuê.

+ Bao bì luân chuyển.

+ Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh.

+ Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý.

+ Công cụ dụng cụ dùng cho mục đích khác.


Trên đây Kế toán Việt Hưng chia sẻ công cụ dụng cụ là gì? Các cách phân bổ CCDC đúng quy trình mong rằng sẽ hữu ích cho nhà kế. Tham gia ngay các khóa học kế toán tổng hợp với hơn 60 lĩnh vực chuyên sâu 1 kèm 1 Học viên 0 giới hạn số buổi dạy 0 phát sinh chi phí thêm.

Posted on 20 Tháng Bảy, 2020 [20 Tháng Bảy, 2020]

ketoandayroi chia sẻ với các bạn cách để phân biệt Công cụ dụng cụ và Tài sản cố định.

1. Trước tiên ketoandayroi định nghĩa đơn giản công cụ dụng cụ trong chuyên môn nghề kế toán:

Công cụ dụng cụ được hiểu là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trên thực tế thì theo thời gian sử dụng công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị, giống như tài sản cố định. Tuy nhiên, lý do là công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng ngắn và giá trị thấp chưa đủ điều kiện để làm tài sản cố định.

Theo TT 78/2014, điều 6, khoản 2.2 quy định: «Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt độngsản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm

Theo điều 9 thông tư 45/2013/TT-BTC. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 03/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 36 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này.

Như vậy chúng ta có 2 cách phân bổ công cụ dụng cụ:

Phân bổ 1 lần.

♥ Phân bổ nhiều lần [thời gian được phân bổ tối đa không quá 36 tháng].

ketoandayroi lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ đối với một công ty tương đối, không phải là công ty lớn để các bạn có cơ sở xây dựng lại giá tri cho phù hợp tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mình nhé,

Gía trị phân bổ Công cụ dụng cụ: [CCDC]

0 phân bổ thẳng chi phí
 1.5 triệu> 12 tháng
 5 triệu > 18 tháng
 10 triệu  24 tháng
 15 triệu 36 tháng

2. ketoandayroi định nghĩa đơn giản tài sản cố định trong chuyên môn nghề kế toán.

Những điều kiện thoả mãn tài sản cố định.

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên

  Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng [Ba mươi triệu đồng] trở lên.

Như vậy, chúng ta có thể phân biệt giữa tài sản cố địnhcông cụ dụng cụ của doanh nghiệp như sau:

Những điểm giống nhau:

Nguyên giá của tài sản cố định/ công cụ dụng cụ phải được xác định một cách rõ ràng: hồ sơ về tài sản cố định/ công cụ dụng cụ được mua về với nguồn gốc xuất xứ,…

 Tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của DN và chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

⊗ Những điểm khác nhau:

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Giá trị ≥ 30triệu

[không bao gồm thuế GTGT]

Giá trị < 30triệu

[không bao gồm thuế GTGT]

Thời gian sử dụng: 1 năm trở lên Thời gian sử dụng: không quy định

Khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định:

Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính]

Danh mục các nhóm tài sản cố định Thời gian trích khấu hao tối thiểu [năm] Thời gian trích khấu hao tối đa [năm]
A – Máy móc, thiết bị động lực
1. Máy phát động lực 8 15
2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí. 7 20
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện 7 15
4. Máy móc, thiết bị động lực khác 6 15
B – Máy móc, thiết bị công tác
1. Máy công cụ 7 15
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng 5 15
3. Máy kéo 6 15
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp 6 15
5. Máy bơm nước và xăng dầu 6 15
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại 7 15
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất 6 15
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh 10 20
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác 5 15
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm 7 15
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt 10 15
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc 5 10
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy 5 15
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm 7 15
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế 6 15
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình 3 15
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm 6 10
18. Máy móc, thiết bị công tác khác 5 12
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu 10 20
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí. 7 10
21. Máy móc thiết bị xây dựng 8 15
22. Cần cẩu 10 20
C – Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học 5 10
2. Thiết bị quang học và quang phổ 6 10
3. Thiết bị điện và điện tử 5 10
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá 6 10
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ 6 10
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt 5 10
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác 6 10
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc 2 5
D – Thiết bị và phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải đường bộ 6 10
2. Phương tiện vận tải đường sắt 7 15
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ 7 15
4. Phương tiện vận tải đường không 8 20
5. Thiết bị vận chuyển đường ống 10 30
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng 6 10
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác 6 10
E – Dụng cụ quản lý
1. Thiết bị tính toán, đo lường 5 8
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý 3 8
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác 5 10
G – Nhà cửa, vật kiến trúc
1. Nhà cửa loại kiên cố. 25 50
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe… 6 25
3. Nhà cửa khác. 6 25
4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi… 5 20
5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng. 6 30
6. Bến cảng, ụ triền đà… 10 40
7. Các vật kiến trúc khác 5 10
H – Súc vật, vườn cây lâu năm
1. Các loại súc vật 4 15
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm. 6 40
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh. 2 8
I – Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên. 4 25
K – Tài sản cố định vô hình khác. 2 20

Như vậy tuỳ theo chủng loại tài sản cố định mà các bạn phân loại cho đúng theo từng danh mục và thời gian khấu hao cho hợp lý.

ketoandayroi sẽ đưa ra công thức tính thời gian tối đa và tối thiểu để không bị thiệt về mặt chi phí giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp của bạn

Ví dụ: 

Phương tiện vận tải đường bộ: Thời gian khấu hao tối thiểu là 6 năm, thời gian khấu hao tối đa là 10 năm.

Thì cách tính đơn giản thời gian khấu hao cho doanh nghiệp của bạn là: 

6 năm + 8 năm = 16 năm, sau đó các bạn chia bình quân là: 16 năm/2=8 năm.

Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề