So sánh kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn

Sự phát triển của nền kinh tế tuyến tính vô hình chung đã mang lại những áp lực lớn đối với môi trường. Nền kinh tế tuần hoàn trở thành xu hướng tất yếu với sự phát triển bền vững.

Kinh tế tuyến tính và những áp lực đối với môi trường

Kinh tế tuyến tính là quá trình bắt đầu từ khai thác tài nguyên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế rồi thông qua các giai đoạn: sản xuất, phân phối, tiêu dùng và cuối cùng là thải loại. Chính quá trình này đã biến tài nguyên thiên nhiên thành chất thải và tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

Đặc thù của kinh tế tuyến tính là dựa vào khai thác tài nguyên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Trong lịch sử, mô hình này đã đem đến sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế toàn cầu và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của loài người. Thực tế khách quan cho thấy khi nền kinh tế toàn cầu càng mở rộng thì cũng tỷ lệ thuận với sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên. Khi môi trường bị ô nhiễm, môi trường sống của con người bị đe doạ bởi chất thải gia tăng, chất lượng cuộc sống của con người trên thế giới  theo đó cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, những thành tựu về kinh tế sẽ không còn là tuyệt đối vì đã mất nhiều giá trị bởi các hệ quả tiêu cực mà mô hình đó tác động đến môi trường tự nhiên.

So sánh kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn

Sự tiện lợi của các sản phẩm từ nhựa đã khiến cho việc sử dụng nhựa trở nên vô cùng phổ biến. Trong tương lai, dự kiến khối lượng rác thải nhựa thậm chí sẽ nhiều hơn tổng khối lượng cá trong các đại dương. Nền kinh tế tuyến tính đã và đang  gây ra những áp lực về suy giảm tài nguyên và gia tăng lượng chất thải. Nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động sản xuất kinh tế ngày một tăng cao, vượt quá khả năng đáp ứng của tự nhiên. Vì thế, nếu không thay đổi cách thức phát triển kinh tế, việc cạn kiệt tài nguyên là tất yếu.

Các vấn đề về ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, diện tích rừng ngày càng giảm, mất cân bằng hệ sinh thái và hạ tầng đa dạng sinh học bị đe doạ. Biến đổi khí hậu và gia tăng phát khí thải nhà kính đã diễn ra với quy mô toàn cầu. Bên cạnh đó, nền kinh tế đối mặt với nhiều bất ổn mới như: phát sinh nhiều rủi ro đứt gãy nguồn cung cứng, các cuộc chiến tranh thương mại diễn ra, …. Những vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết của sự thay đổi.

Kinh tế tuần hoàn – xu hướng phát triển tất yếu

Kinh tế tuần hoàn – xu hướng phát triển tất yếu

Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo theo ý định, thiết kế. Hệ thống này ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hoá chất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm. Đặc trưng của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong chính nội tại của doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp như giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thực tế, nhu cầu về nguyên liệu tài nguyên khoáng sản ngày càng tăng trong khi nguồn nguyên liệu này ngày càng cạn kiệt và không tái tạo được. Sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu thô từ các nước khác ngày càng gay gắt. Kinh tế tuần hoàn giúp giảm thiểu các tác động biến đổi khí hậu, hạn chế những tác hại cực đoan với môi trường. Kinh tế tuần hoàn với mục tiêu sử dụng năng lượng bền vững sẽ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường tự nhiên.

Trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn là thiết yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam. Phát triển kinh tế tuần hoàn trở thành xu hướng hiện đại của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt.

Thuận Đức đi theo con đường phát triển kinh tế tuần hoàn

Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ năm 2022 là nền tảng để kinh tế tuần hoàn Việt Nam hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Nắm bắt được xu hướng phát triển của nền kinh tế trong và ngoài nước, Thuận Đức đã định hình cho mình con đường phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn với sự tự chủ về nguồn nguyên liệu, biến phế thải thành nguyên liệu sản xuất bao bì PP – bao bì xanh, thân thiện môi trường. Nhận thức rõ, kinh tế tuần hoàn cùng các chính sách phát triển của Nhà nước là cơ hội lớn để phát huy, phát triển năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngành tái chế, Thuận Đức đã đẩy mạnh đầu tư việc xây dựng, mở rộng sản xuất với hệ thống 6 nhà máy quy mô lớn [4 nhà máy tại Hưng Yên, 2 nhà máy tại Thanh Hoá], trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, sản xuất các dòng sản phẩm chủ đạo như: Bao bì PP dệt , Túi siêu thị xuất khẩu, Vải PP không dệt, Bao jumbo,... 

Thuận Đức đi theo con đường phát triển kinh tế tuần hoàn

Với phương châm “Bao Bì Là Phải Đẹp”, Thuận Đức cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh và tiến độ giao hàng nhanh chóng. Nếu doanh nghiệp của bạn đang quan tâm đến các sản phẩm bao bì PP: bao bì nông sản, bao bì thức ăn chăn nuôi, bao bì phân bón, bao jumbo, các sản phẩm vải PP không dệt,… vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được hỗ trợ chi tiết:

CÔNG TY CỔ PHẦN THUẬN ĐỨC

 Địa chỉ: KCN Thị trấn Lương Bằng, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên.

 Hotline:18009466

 Mail:

Có thể nói kinh tế tuần hoàn là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Kinh tế tuần hoàn không phải là mục tiêu hướng đến mà là cách thức để đi đến phát triển bền vững.

Theo tinh thần đó, không có  tiêu chí, quy chuẩn để xác định, đánh giá một thực thể xã hội, một nền kinh tế đã là nền kinh tế tuần hoàn hay không mà chỉ là những tiêu chí đánh giá nơi đó đã có được vận hành theo kiểu kinh tế tuần hoàn hay chưa mà thôi…

Kinh tế tuần hoàn giúp tăng trưởng bền vững và tạo thêm việc làm

Kinh tế tuần hoàn là sự nghiệp của toàn xã hội, của tất cả mọi người, chứ không phải là của riêng Chính phủ, doanh nghiệp, hệ thống dịch vụ, ngành nghề nào… Các chỉ tiêu, chỉ số về kinh tế tuần hoàn hiện nay là các chỉ tiêu để theo dõi quá trình thực hiện kinh tế tuần hoàn ở mức độ phổ cập nào, chứ không phải để đánh giá, xếp hạng.

Trong nhãn quan so sánh, dĩ nhiên nền kinh tế tuần hoàn ưu việt hơn, nhân quả hơn vì kinh tế tuyến tính lâu đời có thể nói ngắn gọn chính là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Còn kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận phát triển mới, hướng tới việc kết nối điểm cuối của quá trình sản phẩm trở lại với điểm đầu quá trình sản phẩm mới. Nó nhằm khôi phục và tái tạo các vật chất ở cuối mỗi vòng khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể.

Kinh tế tuần hoàn tạo ra một cơ chế kinh tế xanh, bền vững, đồng nghĩa với tăng trưởng mới và cơ hội việc làm. Thiết kế đổi mới sinh thái, ngăn ngừa chất thải và tái sử dụng nguyên liệu thô có thể mang lại khoản tiết kiệm ròng cho các doanh nghiệp. Theo tính toán lý thuyết, các biện pháp này nhằm tăng 30% năng suất tài nguyên vào năm 2030, thúc đẩy GDP tăng gần 1%, đồng thời tạo thêm 2 triệu việc làm ở mỗi nền kinh tế tương tự như Việt Nam. Nó cũng có lợi cho môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, loại trừ bớt những rủi ro biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái.

Trở lại câu chuyện đã từng nhắc tới, trọng tâm của nền Kinh tế tiêu dùng tư bảnkích cầu, tăng cường loại bỏ hàng thừa, phế phẩm để bán được sản phẩm mới, đẩy mạnh tần suất lỗi thời sản phẩm để mau chóng cho ra sản phẩm mới nâng cấp. Tinh thần này mâu thuẫn với nền kinh tế tuần hoàn.

Tính tất yếu là sự chuyển dịch, từ kinh tế tuyến tính [dựa trên khai thác và tiêu dùng] sang kinh tế tuần hoàn [dựa trên khôi phục và tái tạo] đang trở thành ưu tiên của nhiều nước trên thế giới. Đó là bởi áp lực từ các vấn đề tiêu cực do các mô hình kinh tế tuyến tính gây ra và bởi những lợi ích đang ngày càng được thấy rõ của kinh tế tuần hoàn.

Kinh tế tuần hoàn sẽ vận hành ra sao

Kinh tế tuyến tính chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất, tiêu dùng và không quan tâm nhiều đến việc thải bỏ ra môi trường, nên đã khai thác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến việc khan hiếm tài nguyên, năng lượng và tạo ra một lượng phế thải khổng lồ.

Trong khi đó, kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, tránh tạo ra chất thải. Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức, từ thiết kế lại, giảm thiểu, sửa chữa, tái sử dụng, tái chế, và thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia sẻ hoặc cho thuê.

Khi nói về việc giảm thiểu chất thải, chúng ta có thể nghĩ rằng tái chế chính là câu trả lời. Tuy nhiên chỉ riêng tái chế thôi sẽ không đủ giúp chúng ta thoát khỏi đống đồ thừa, và đó không hề là đáp số cho bài toán vận hành nền kinh tế tuần hoàn.

Ta đã từng khẳng định nhiệm vụ của kinh tế tuần hoàn không phải là để phân loại, thu gom, xử lý, tái chế chất thải nhằm tái sản xuất mà còn là thiết kế để kiểm soát, quản lý, tác động chất thải từ mọi khâu trong chuỗi sản xuất – cung cấp – sử dụng của nền kinh tế. Nền kinh tế tuần hoàn là một ý tưởng lớn hơn mà toàn bộ hệ thống phải quan tâm, mang ý nghĩa là phải suy nghĩ lại về cách hình thành sản phẩm ngay từ đầu khi khởi sự sản xuất, giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên không cần thiết, thiết kế các mặt hàng để sử dụng lâu nhất có thể và lập kế hoạch đưa nguyên liệu trở lại nền kinh tế sau này.

Để đạt được điều này sẽ đòi hỏi đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng thu gom, phân loại và tái chế. Nhưng đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển [như chúng ta và nhiều nước khác], do sự hạn chế về nguồn lực, về hạ tầng kinh tế – xã hội, về mặt bằng dân trí – quan trí, về khả năng tương tác quản lý và cả về thói quen xoay xở chật vật để thích nghi mọi hoàn cảnh, đa số chính phủ lẫn doanh nghiệp ở đây sẽ không muốn, chưa sẵn sàng hoặc không thể đầu tư với tốc độ và quy mô cần thiết cỡ đó.

Thật sự, vì đó không phải là vấn đề của 1 đồng mà là của 150 – 200 đồng vốn chi phí, nên điều này cần phải sớm hình thành cả một ngành công nghiệp quan trắc, quản lý, thúc đẩy và thực sự đóng góp vào việc tạo ra cơ sở hạ tầng đó để vận hành mô thức kinh tế tuần hoàn cho toàn bộ các hệ thống này.

Để chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, cần có một lộ trình và ngắn/dài, nông/sâu, rộng/hẹp tùy vào điều kiện phát triển và hình thái kinh tế từng nước. Riêng Việt Nam, chỉ có vài cách vận hành đồng dạng kinh tế tuần hoàn thôi chứ chưa có mô hình kinh tế tuần hoàn căn cơ. Điều này khẳng định, khi Chính phủ từng bước thúc đẩy chuyển qua kinh tế tuần hoàn sẽ gặp rất nhiều trở ngại với hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều bất cập.

Cần những giải pháp tích cực và đồng bộ cho Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang đòi hỏi cần có những giải pháp tích cực và đồng bộ để rốt ráo xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào, tăng cường hàm lượng khoa học, công nghệ vào các ngành, đặc biệt là thu gom – xử lý rác thải để tái tạo nguyên liệu với sự tham gia của toàn xã hội.

Bởi vì, việc chuyển đổi từ một nền kinh tế tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải có sự thay đổi cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò thực thi và đồng hành của các bên liên quan gồm nhà nước, doanh nghiệp, người dân có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Đường đến mô hình kinh tế tuần hoàn cần có hành lang pháp lý rõ ràng cho hình thành, phát triển. Trong đó, Doanh nghiệp là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, quản lý, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện; với cách tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu và quy mô kinh tế; theo ngành chuyên môn và các không gian địa lý.

Lộ trình cần tiếp tục thực hiện các nội dung khác của kinh tế tuần hoàn như khuyến khích năng lượng tái tạo, thúc đẩy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hoàn thiện và phát triển các mô hình đồng dạng với kinh tế tuần hoàn đã có.

Để mở rộng kinh tế tuần hoàn, các nhà sản xuất cần phải xác định rõ đâu là ưu tiên hàng đầu, yếu tố then chốt, như thay thế kiểu sản xuất càng nhanh, càng nhiều, càng rẻ bằng những sản phẩm có độ tin cậy, tốt bền từ quy trình sản xuất bền vững. Sản phẩm cần được thiết kế sao cho dễ dàng tái chế nếu muốn chúng không phải kết thúc số phận ở các bãi chôn rác.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần nỗ lực phát triển các chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường. Đặc biệt, phần khó khăn nhất sẽ là thuyết phục người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm.

LÊ HÙNG [còn tiếp]

Nguồn bài 1: //thegioimoitruong.vn/nhan-dien-nen-kinh-te-tuan-hoan.html

Nguồn bài 2: //thegioimoitruong.vn/bai-2-nen-kinh-te-tuan-hoan-la-yeu-cau-tat-yeu.html

Video liên quan

Chủ Đề