Số lai xã định hoàng huyện yên định thanh hóa năm 2024

  1. Phạm vi ranh giới lập quy hoạch: Thuộc địa giới hành chính xã Yên Trường (thuộc quy hoạch chung đô thị Kiểu), có ranh giới cụ thể như sau:

Phía Tây Bắc giáp kênh hiện trạng;

- Phía Tây Nam giáp đường nối Quốc lộ 45 đi Quốc lộ 47B;

- Phía Đông Nam hành lang điện cao thế;

- Phía Đông Bắc đất nông nghiệp.

  1. Quy mô lập quy hoạch:

- Quy mô diện tích lập quy hoạch : 15.632,0 m2;

- Quy mô dân số dự kiến (khoảng): 300 người;

- Quy mô tái định cư: khoảng 20 hộ dân (Giai đoạn 1: 04 hộ dân; giai đoạn 2: 16 hộ dân).

2. Tính chất, chức năng

- Là khu tái định cư để phục vụ dự án Đường giao thông nối Quốc lộ 45, xã Định Liên với Quốc lộ 47B, xã Yên Trường, huyện Yên Định, được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Các chức năng chủ yếu: Đất ở, đất cây xanh, công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật… đảm bảo đáp ứng nhu cầu của dân cư phát triển trong tương lai.

3. Định hướng tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan

- Các trục chính khu dân cư tuân thủ theo định hướng của quy hoạch chung đô thị. Cửa ngõ tiếp cận khu dân cư là trục đường giao thông nối Quốc lộ 45, xã Định Liên với Quốc lộ 47B, đây là các trục đối ngoại; không gian cảnh quan được tổ chức gắn kết chặt chẽ với nhau bởi không gian cây xanh và các tiện tích đô thị.

- Quy hoạch các lô đất ở liền kề với nhiều modul nhằm thuận tiện trong công tác tái định cư cho các hộ dân.

- Khuôn viên cây xanh và công trình công cộng phục vụ người dân được bố trí tập trung tại trung tâm của khu đất quy hoạch, tạo thành không gian sinh hoạt cộng đồng của dân cư mới và dân cư hiện trạng.

rừng trồng phân bố trên địa bàn 19 xã, thị trấn nhưng tập trung ở các xã: Yên Phú, Yên Lâm, Yên Tâm, Yên Giang, Quý Lộc (diện tích khoảng 60%), còn lại ở các xã vùng Đông Nam: Định Hải, Định Hoà, Định Thành, Định Công, Định Tiến. Phần lớn là rừng phòng hộ (85%), trồng các loại lát, muồng, keo lá chàm; 15% là rừng sản xuất trồng các loại cây lấy gỗ và cây ăn quả.

Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Định Tân huyện Yên Định - Thanh Hóa

Số lai xã định hoàng huyện yên định thanh hóa năm 2024

Số lai xã định hoàng huyện yên định thanh hóa năm 2024

Số lai xã định hoàng huyện yên định thanh hóa năm 2024

Số lai xã định hoàng huyện yên định thanh hóa năm 2024

Số lai xã định hoàng huyện yên định thanh hóa năm 2024

Số lai xã định hoàng huyện yên định thanh hóa năm 2024

Số lai xã định hoàng huyện yên định thanh hóa năm 2024

Ý kiến thăm dò

Truy cập

Số lai xã định hoàng huyện yên định thanh hóa năm 2024

Ngày 16/01/2024 09:19:34

Đình làng Kênh là tên gọi theo địa danh của Kênh Thôn, thuộc xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2011.

Số lai xã định hoàng huyện yên định thanh hóa năm 2024

Làng Kênh - xưa kia có nguồn gốc từ xóm Kênh của làng Tràng Lang (làng Dài) được thành lập khá sớm, làng Tràng Lang vốn do các xóm Kênh, xóm Lang và xóm Lỗ hợp thành. Trải qua các triều đại Lý - Trần và đầu Hậu Lê, Tràng Lang là một vùng quê trù phú và đông đúc dân cư sinh sống. Cuối đời Lê (1736) thời Vua Lê Ý Tông, xóm Lỗ có Minh Vũ Tướng quân Mai Văn Y xin nhà Vua cho lập làng mới đặt tên là Mỹ Lộc. Đến thời Gia Long (1802-1819) xóm Kênh xin tách khỏi làng gốc lập thành Kênh Thôn, xây dựng Đình riêng, còn Chùa, Nghè vẫn chung cùng làng cũ. Tháng 8 năm 1945, làng Kênh Thôn thuộc xã Định Tân, huyện Yên Định. Năm 1977 sáp nhập 15 xã của huyện Thiệu Hoá vào Yên Định và đổi tên huyện thành huyện Thiệu Yên. Năm 1996, huyện Thiệu Yên tách thành 2 huyện: Yên Định và Thiệu Hoá, làng Kênh thuộc xã Định Tân, huyện Yên Định từ đó cho đến ngày nay. Xã Định Tân cách thị trấn Quán Lào và trung tâm huyện Yên Định 5 km về phía đông bắc. Phía đông giáp xã Định Tiến; phía nam giáp xã Định Hoà, xã Định Bình; Phía tây giáp xã Định Hưng và xã Định Hải; Phía bắc giáp sông Mã và xã Vĩnh Tân, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc. Từ Thành phố Thanh hoá theo quốc lộ 45 về phía Tây khoảng 28 km là tới địa phận xã Định Bình, qua cầu Si rẻ phải vào đường tỉnh lộ 516C, đi 4 km vào tới làng Yên Định, vào đến đường liên thôn tiếp tục rẽ phải khoảng gần 1 km là tới Đình. Nếu đi bằng đường thuỷ ta có thể đi ngược dòng sông Mã, đến ngã Ba Bông về đến đò chợ Bồng (xã Định Tân), sau đó lên đê đi dọc đường liên thôn về phía đông nam khoảng 500m là tới di tích. LỊCH SỬ NHÂN VẬT LIÊN QUAN ĐẾN DI TÍCH Căn cứ vào các nguồn tư liệu thành văn như: sách Thanh Hoá chư thần lục; văn bia; Thần tích hiện còn và truyền thuyết cho biết: Đình làng Kênh được xây dựng từ năm 1534, thời Lê Trang Tông. Đình làng Kênh mang chức năng là đình làng - là nơi sinh hoạt văn hoá, hội họp của nhân dân trong làng ; đồng thời, đình còn thờ những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước làm Thành Hoàng làng là Quản gia Đô Bác Đại Vương, Nguyệt Nga công chúa; phối thờ Tả Tư mã ; Thái phó Nguyên Quận Công Trịnh Tướng Công, tên thụy là Tuyên Hoà và bà Quận phu nhân Trịnh Thị Ngọc Kiến. Về nhân vật Quản Gia Đô Bác: Thần tích hiện đang được lưu giữ tại đình có nội dung như sau: Tôn thần Đương giang Quản gia Đô bác đại vương Trịnh Tuấn Lương, triều Nguyễn gia phong Trác Vĩ Thượng đẳng tôn thần. Thần nguyên quán người xã Thiên Vực, lộ Vĩnh Ninh (nay đổi thành huyện Vĩnh Lộc), họ Trịnh tên là Ra. Người thông minh, mẫn tiệp, trung tín, hình trạng khác người. Vào thời gian vua Đường ý Tông, niên hiệu Hàm Thông và Hàm Bình (Trung Quốc). Thời gian đó vua sai Cao Biền giữ chức Đô Hộ sứ trấn giữ nước Nam ta. Cao Biền mệnh danh là Cao Vương đi kinh lý xem xét những vùng sơn kỳ thuỷ tú qua đất lộ Vĩnh Ninh, Tôn thần (Trịnh Ra) theo ông. Cao Biền nhất mực yêu quý và giao cho đảm nhiệm công việc gia đình. Tôn thần (Trịnh Ra) không quản mệt nhọc, một lòng theo hầu và chuyên tâm lo chu tất mọi việc. Cao Vương nhất mực tin tưởng mới giao cho ông đảm nhiệm chức Gia phủ nội ngoại chư quân, cần lao lo toan công việc được mệnh danh là Khố (kho), sau này cáo xin trở về được Cao Vương tặng cho tiền 500 quan. Tôn thần nhân đó mà được giầu có. Khi trở về quê hương ông đem cứu tế cho những gia đình nghèo túng, nhờ vậy mà mọi người trong huyện ai nấy đều được ngài ban phát mang nhiều ơn huệ. Đời cha của Tôn thần (Trịnh Ra) vốn có thù oán với người làng Thuỷ Thanh lâu năm mà chưa phân giải được, nên họ ngầm có âm mưu sinh lòng báo thù và sinh ra kế đến gia đình ông chơi, đồng thời có nhã ý xin cầu hôn và xin cưới Thị Ba (em gái thần). Vì không nghi ngờ gì nên ông đã đồng ý gã em gái mình, thế là mưu kế của người làng Thuỷ Thanh bước đầu đã được thự hiện, vợ chồng em gái Thần cầm sắc được không lâu thì bất hoà, Thị Ba bị đuổi về nhà mẹ đẻ; trong đêm, Thị Ba một mình trở về, khi đến bến sông thì lúc ấy trời tối không có thuyền để vượt sông, Thị Ba bèn trầm mình xuống sông la lớn cho hai anh em đến cứu. Tôn thần (Trịnh Ra) nghe tiếng la thất thanh khẩn thiết của em gái mình bèn cùng em trai là Tú dùng thuyền đi ra cứu em mà không biết mưu kế của người làng Thuỷ Thanh đang chứa chấp binh khí mai phục bên bờ để đợi anh em Tôn thần (Trịnh Ra). Khi về gần bờ, cả ba anh em đều bị hại (hôm ấy là ngày 14 tháng 11), thời gian đó là mùa đông thời tiết rét đậm, trời lại quá sớm nên không người nào biết. Do vậy xác cứ từ bến sông trôi đi. Thi thể của Tôn thần (Trịnh Ra) trôi từ ngã ba sông đến bến Chiêu Đức (nay là xã Nhật Chiêu) thì không trôi nữa. Xác trôi đi, trôi lại ở đó 5 ngày, người nhà hoảng hốt báo tin cho Cao Biền, Cao Biền thương tiếc cho mai táng ở núi Chiêu Đức theo kiểu thượng sàng hạ mộ, nhân đó lập miếu ở trên mộ tặng phong là: Quản Gia Đô Bác Thần Vương, mãi mãi sùng bái hương hoả. Nhân việc đó, nhân dân các vùng ven sông lập đền thờ cúng, mỗi khi cầu đảo lại thấy có linh thiêng ứng nghiệm. Đến cuối triều Trần, Hồ Quý Ly xây thành Tây Đô (nay là thành Tây Đô, huyện Vĩnh Lộc) khi đang xây bỗng gặp một người hình mạo khôi ngô, mình mặc áo lụa mỏng, đầu đội mũ đen đứng trước mặt vua Hồ nói rằng: Nay thiên hạ đã đại định, triều nhà Trần vua uy đức không đủ toả sáng để cứu vớt sinh dân lầm than khổ cực. Nói xong thì không thấy đâu nữa. Vua Hồ sợ hãi liền chiêu gọi dân trong thôn bản hỏi rõ sự việc. Vua Hồ ban lệnh cho sửa chữa đền thờ, gia phong cho mỹ tự. Đến triều Lê mở vận, thảo bình giặc Ngô, diệt trừ giặc Mạc lập nên triều Lê Trung Hưng, thần đều âm phù trợ giúp rất nhiều, công tích nổi khắp trần gian, được gia phong mỹ tự. Sắc phong cho dương thần (Trịnh Ra) có 12 đạo được ban hành vào các năm (nay đã bị thất lạc), đó là: Ngày 02 tháng 10 năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741); Ngày 08 tháng 8 năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767); Ngày 24 tháng 3 năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771); Ngày 16 tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783); Ngày 16 tháng 6 năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783); Ngày 26 tháng 7 năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783); Ngày 22 tháng 3 niên hiệu Chiêu Thống thứ 1 (1787); Ngày 11 tháng giêng niên hiệu Tự Đức thứ 6 (1653); Ngày 24 tháng 11 niên hiệu Tự Đức thứ 33 (1880); Ngày 11 tháng 7 niên hiệu Đồng Khánh thứ 2 (1887); Ngày 18 tháng 8 niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1908); Ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924). Nhân vật Nguyệt Nga công chúa. Nguyệt Nga Phu nhân, Thần là thần tiên trên trời, hiển thánh ở ngã ba bến sông, xã dân phụng thờ, cầu khấn thấy linh ứng. Vua Thánh Tông (1460-1497) đi tuần du có qua khúc sông này, bỗng gặp phong ba nổi lên, thuyền không đi được, Thánh Tông thắp hương cầu đảo, liền thấy sông yên lặng và phong cho Phúc Thần, cho phép dân làng thờ cúng. Nhân vật Trịnh Thị Ngọc Kiến. Văn bia hiện đang lưu giữ tại đình có nội dung ghi chép về bà như sau: “Ôi bia! Khắc vào đá để lưu truyền ... vạn năm, soạn ghi những điều tốt đẹp, suy tôn bậc thần khí lẫm tốt đẹp có thể ... sánh cùng trời đất. Đất đai xóm làng huyện Yên Định, phủ Thiệu Thiên cảnh vật tốt đẹp thay, phong tục thuần hậu, lại có dãy núi cao Bạch Hổ sừng sững, đời sinh các bậc hiền sĩ, sông Mã như rồng uốn khúc tạo nên khí mạch phát vương. Nay quan viên hương lão thôn Kinh, xã Trường Lang, huyện An Định, phủ Thiệu Thiên thuộc Thanh Hoá Thừa Tuyên, bao gồm xã trưởng ... Hà Bách Phúc, Phạm Hữu Chí, Trịnh Huy, Lê Hữu Ái, Lê Bách, Lê Hữu ... Lê Viết Đề, ...Tiên Phúc, Lê Quang Nhị, Lê Viết Thịnh, ... Lê Hữu Nhưng, Lê Hữu Chí, Hoàng Văn Trợ, Lê Phúc Thọ, ... Sĩ Quí, Lê Hữu Tường, Phạm Ích, Phạm Hữu Kế, cùng toàn thôn lớn nhỏ chứng kiến việc ở phủ Thiệu Thiên, làng Biện Thượng, xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc (nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc) có Quận phu nhân Trịnh Thị Ngọc Kiến là vợ của quan Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Trung quân đô đốc phủ, Tả đô đốc đồng tri, Cẩm y vệ chưởng vệ sự, tặng chức Tư không, Thái Bảo ... Là người thông minh đẹp đẽ, quốc sắc thiên hương, cúng tiến cho làng tiền ... mười quan để lo việc thờ cúng ca hát, ruộng 5 mẫu để lo việc cày cấy. Ôi đức lớn phối cùng trời đất, phúc lớn để lại muôn dân, nay bản thôn cùng các già làng lớn nhỏ ghi tên (phụng thờ ông bà về sau) và thờ cúng: Như vậy, từ những cứ liệu thành văn như: Thần tích, văn bia, sử sách ghi chép về nhân vật phối thờ ở đình làng Kênh, có thể khẳng định đình làng Kênh được triều đình Phong kiến giao cho thờ Quản gia Đô Bác và Nguyệt Nga công chúa. Đồng thời, phối thờ vợ chồng Quận Công Trịnh Tuyên Hoà và nhiều người đỗ đạt trong làng. Họ là những người có công đức với đất nước, với nhân dân, được triều đình cho phép nhân dân thờ cúng, may được âm trợ phù giúp cho sự bình yên trong đời sống sinh hoạt thường nhật của họ. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, KHOA HỌC, NGHỆ THUẬT VĂN HOÁ Đình làng Kênh là một di tích cổ, mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá. Đình là nơi thờ Thành Hoàng làng, vị thần bảo hộ, mang lại bình yên cho nhân dân trong làng nên đình làng là cái nôi gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của nhân dân nơi đây. Mỗi kỳ hội làng là dịp để con cháu trong làng đi công tác ở mọi miền đất nước trở về với quê hương, ôn lại những kỷ niệm tốt đẹp của thời ấu thơ, là dịp để những người trong làng cùng nhau gánh vác việc làng, việc dòng họ (cố kết cộng đồng làng xã), mỗi người đều cảm thấy tự hào hơn với truyền thống cha ông mình.