Sabeco là công ty gì

Theo Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, các doanh nghiệp ngành đồ uống đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội. Kể từ năm 2015 trở lại đây, ngành đồ uống chiếm tỷ trọng 4,5% trong nhóm ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ, đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 50.000 tỉ đồng. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2019, mức tăng trưởng hàng năm của ngành nước giải khát tăng đều ở mức 6-7%. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, sự phát triển của ngành công nghiệp này đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do phần lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực này là doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa nên ngành nước giải khát đang chịu tác động tiêu cực nặng nề trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua. Cụ thể doanh thu toàn ngành nước giải khát năm 2020 giảm mạnh tới 17% so với năm 2019; trong đó, doanh thu của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 19% so với năm 2019. Về lợi nhuận, trong năm 2020 lợi nhuận trung bình của ngành nước giải khát giảm 94,96% so với năm 2019.

Sabeco là công ty gì

Phiên bản cải tiến 2022 của Bia Saigon Special đã được đông đảo người dùng ủng hộ

Ảnh SABECO

Tác động của dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm của người lao động trong ngành sản xuất và kinh doanh nước giải khát khi số lượng lao động giảm 4%. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đã phải cắt giảm 7% số lượng lao động. Cũng trong năm 2020, mức giảm về thu nhập trung bình của lao động trong ngành nước giải khát là 7% so với năm 2019. Theo số liệu gần đây nhất, doanh thu thuần năm 2021 của ngành nước giải khát giảm 4,8% so với năm 2020 trong khi lợi nhuận thuần của ngành này năm 2021 giảm tới 31,4% so với năm 2020. Mặc dù năm 2022 có khả năng mang lại sự phục hồi cho ngành nước giải khát với việc mở cửa trở lại ngành du lịch và ăn uống, tuy nhiên lợi nhuận gộp của ngành được dự báo sẽ giảm do giá của các nguyên vật liệu đầu vào đều đang ở mức cao lịch sử, trong đó có xăng dầu, đường, nhôm và nhựa…

Trong bối cảnh đó, SABECO công bố quý 1/2022 phục hồi trở lại với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, SABECO đạt doanh thu thuần 7.306 tỉ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2021. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn mức tăng của doanh thu nên lãi gộp đạt 2.177 tỉ đồng, tăng 27% so với quý 1/2021. Kết quả, công ty có lãi ròng 1.170 tỉ đồng trong quý đầu năm nay, tăng 27% so cùng kỳ năm trước. Theo giải trình từ phía công ty, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đã được cải thiện do tác động mạnh mẽ từ việc mở cửa trở lại của thị trường sau thời gian đóng cửa cùng với các chương trình khuyến mãi tập trung cho sự kiện Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, SABECO cũng đã thực hiện kiểm soát tốt các chi phí bán hàng và chi phí quản lý.

Duy trì cổ tức cao đều đặn

Không chỉ duy trì được vị thế đầu ngành tại Việt Nam mà trên thị trường chứng khoán, SABECO cũng luôn đảm bảo chính sách cổ tức tiền mặt đều đặn nhằm mang đến tỷ suất lợi tức hằng năm cho các cổ đông. Thậm chí trong 2 năm do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, SABECO vẫn trả cổ tức tiền mặt 35%/năm như các năm trước đó. Theo Đại hội cổ đông thường niên 2022, SABECO đặt mục tiêu doanh thu 34.791 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.581 tỉ đồng, lần lượt tăng 32% và 17% so với năm 2021. Đồng thời công ty cũng tiếp tục duy trì tỷ lệ chia cổ tức là 35% như năm 2021.

\n

Sabeco là công ty gì

Bia Saigon luôn duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường

Ảnh SABECO

Ngoài việc tăng trưởng trở lại, chính sách cổ tức của SABECO cũng khiến nhà đầu tư yên tâm. Đây có lẽ cũng là một lý do giúp giá cổ phiếu SAB của công ty từ đầu năm đến nay vẫn duy trì được mức cao mặc dù thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh.

Theo Tổng giám đốc Bennett Neo, SABECO sẽ phối hợp chặt chẽ cùng tất cả các đối tác với một mục tiêu chung là mở rộng hoạt động kinh doanh lấy mục tiêu tăng trưởng hàng đầu, tạo ra giá trị cho người tiêu dùng, khách hàng và cổ đông làm trọng tâm phát triển. Mặc dù bối cảnh kinh doanh năm 2022 đang dần tươi sáng, nhưng vẫn tồn tại những thách thức và biến động do bởi sự gia tăng của chi phí đầu vào. Tuy vậy, công ty sẽ duy trì sự cẩn trọng và tập trung vào các kết quả kinh doanh, cũng như nỗ lực mang đến những điều tốt đẹp nhất cho Việt Nam và đưa thương hiệu Việt ra thị trường quốc tế.

Những kết quả đạt được và mục tiêu mà SABECO hướng đến cho thấy công ty vẫn tiếp tục giữ được vị thế của một doanh nghiệp đầu đàn trong ngành đồ uống Việt Nam và kể cả trong khu vực.

Tổng công ty cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) là doanh nghiệp có lịch sử lâu đời bậc nhất và tiên phong tại thị trường bia Việt Nam với 144 năm lịch sử và hơn 40 năm xây dựng và phát triển thương hiệu. Ngành nghề hoạt động chính của Công ty là sản xuất kinh doanh bia, rượu & cồn, nước giải khát trong đó bia đóng vai trò là ngành hàng chủ lực với các thương hiệu có tên tuổi như Bia Sài Gòn, Bia 333…, chiếm tới hơn 85% tổng doanh thu của SABECO. Công ty sở hữu 23 nhà máy sản xuất bia trên toàn quốc, 01 nhà máy sản xuất rượu và 01 nhà máy sản xuất nước giải khát cùng một hệ thống phân phối phủ rộng khắp toàn quốc bao gồm 10 CTCP Thương mại Bia Sài Gòn Khu vực, quản lý 44 Chi nhánh trên toàn quốc, 08 Tổng kho phục vụ điều phối sản phẩm, 800 nhà phân phối Cấp I và trên 32.000 điểm bán trên toàn quốc và đã xuất khẩu sản phẩm đi 28 nước trên khắp thế giới. Dẫu phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp đối thủ và sản phẩm nhập khẩu, SABECO vẫn giữ vững vị thế là doanh nghiệp đầu ngành bia tại Việt Nam với thị phần trung bình qua các năm ước đạt trên 40%.

Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu, chuyển nhượng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã triển khai việc thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn. Phương án thoái vốn tịa SABECO được chiathành hai giai đoạn. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tài chính nói chung và thoái vốn nhà nước nói riêng, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tham dự đấu thầu công khai và lựa chọn là một trong ba đơn vị tư vấn trong liên danh tư vấn (BVSC-E&Y-SIVC) và cũng là nhà thầu chính đại diện liên danh này để tư vấn thương vụ thoái vốn giai đoạn 1 của Bộ tại SABECO (giảm tỷ lệ nắm giữ vốn điều lề từ 89,59% về 36%, thoái 53,59% vốn điều lệ SABECO). Liên danh tư vấn BVSC-E&Y-SIVC đã nỗ lực hết mình để hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn trong khoảng thời gian chỉ vỏn vẹn 06 tháng, cụ thể:

  • Xác định giá trị doanh nghiệp;
  • Xây dựng và đệ trình phương án thoái vốn Nhà nước;
  • Đăng ký chào bán với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
  • Xây dựng bản công bố thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp công bố các thông tin liên quan theo đúng quy định pháp luật;
  • Phối hợp tổ chức 03 đợt Roadshow tại Singapore, London, và Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp xúc, gặp gỡ hàng trăm Nhà đầu tư là các Tập đoàn bia nổi tiếng thế giới, các Định chế tài chính hùng mạnh quản lý khối tài sản lên đến hàng ngàn tỷ USD trong và ngoài nước, …

Sau khi Chính phủ và Bộ Công Thương phê duyệt Phương án thoái vốn, Liên danh tư vấn BVSC-E&Y-SIVC đã thực hiện tư vấn cho thương vụ chào bán cạnh tranh 343.662.587 cổ phần với giá khởi điểm là 320.000 VNĐ/cổ phần tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh. Buổi chào bán cạnh tranh kết thúc với kết quả là Nhà đầu tư cá nhân đã mua được 20.000 cổ phiếu SAB đã đăng ký với mức giá 320.500 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua trọn lô 343,66 triệu cổ phiếu SAB với mức giá 320.000 đồng/cổ phiếu, bằng với mức giá khởi điểm. Theo đó, mức giá thành công bình quân được xác định là 320.000 đồng/cp.

Thương vụ thoái vốn thành công của Bộ Công Thương tại SABECO đã đem về cho Ngân sách nhà nước 109.972.037.840.000VNĐ tương đương 4,8 tỷ USD, được đánh giá là thương vụ thoái vốn nhà nước lớn nhất tính đến thời điểm hiện nay. Phần tiền thu được từ đợt thoái vốn này được nhập vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Đồng thời thương vụ này đã tái khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của Chính Phủ Việt Nam đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước giúp tăng nguồn thu về cho ngân sách nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, công bằng hơn, nâng cao khả năng quản trị, tự chủ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thương vụ này cũng đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín và giúp BVSC gia cố vị thế tiên phong của mình trong mảng tư vấn thoái vốn nhà nước. Cụ thể, tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2018, giải thưởng “Thương vụ mua lại tiêu biểu nhất 2017-2018” và “Thương vụ mua lại tiêu biểu nhất thập kỉ 2009-2018” đã được trao cho thương vụ ThaiBev mua lại 53,59% cổ phần của Bộ Công Thương tại Tổng công ty cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). Đây được đánh giá là thương vụ M&A lớn nhất 2017-2018 cũng như trong lịch sử M&A tại Việt nam tính tới nay. Cũng tại diễn đàn lần này, BVSC vinh dự được nhận giải thưởng “Nhà tư vấn M&A tiêu biểu Việt Nam 2017-2018” và giải thưởng “Công ty chứng khoán tư vấn M&A tiêu biểu của thập kỷ (2009-2018)”.