Quyết định quản lý nhà nước là gì

Theo đó, quyết định hành chính được hiểu là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành.

Nội dung của quyết định hành chính là để quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng Hành chính 2015 thì còn khái niệm về quyết định hành chính bị kiện. Cụ thể thì quyết định hành chính bị kiện là quyết định đã được phân tích nêu trên, mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Quyết định quản lý nhà nước là gì

Quyết định hành chính là gì? Quyết định hành chính nào không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong tố tụng hành chính? (Hình từ Internet)

Quyết định hành chính nào không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong tố tụng hành chính?

Căn cứ Điều 30 Luật Tố tụng Hành chính 2015 bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 có quy định như sau:

Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
4. Khiếu kiện danh sách cử tri.

Theo đó, quyết định hành chính không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong tố tụng hành chính bao gồm:

- Quyết định hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

- Quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

Khiếu kiện quyết định hành chính nào thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện?

Căn cứ Điều 31 Luật Tố tụng Hành chính 2015 có quy định như sau:

Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện
Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

Theo đó, khiếu kiện quyết định hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện là khiếu kiện quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó

Trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Khiếu kiện quyết định hành chính nào thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh?

Căn cứ Điều 32 Luật Tố tụng Hành chính 2015, bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 khiếu kiện quyết định hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh bao gồm:

- Khiếu kiện quyết định hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

1. Quyết định quản lý là gì? Là phương án hợp lý nhất trong các phương án có thể để giải quyết 1 vấn đề đã chín muồi nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động của hệ thống

2. Đặc điểm của quyết định quản lý? - Quyết định quản lý là sản phẩm của hoạt động quản lý - Chủ thể ra quyết định là các cá nhân, tập thể được trao thẩm quyền hoặc ủy quyền - Phạm vi tác động của quyết định quản lý không chỉ là 1 người mà có thể rất nhiều người - Quyết định quản lý có liên quan chặt chẽ tới hoạt động thu nhập và xử lý thông tin

3. Hình thức biểu hiện của quyết định quản lý? - Trong quản lý nhà nước, văn bản quản lý bao gồm các văn bản luật và văn bản dưới luật. Văn bản luật do QH ban hành, văn bản dưới luật do các cơ quan hoặc cá nhân trong bộ máy quản lý nhà nước ban hành. - Trong quản lý của tổ chức kinh tế - XH, các văn bản quản lý bao gồm quyết định và nghị quyết. Quyết định là văn bản quản lý do cá nhân các nhà quản lý ban hành. Nghị quyết là văn bản quản lý do tập thể ban hành.

4. Phân loại quyết định quản lý? - Phân theo thời gian thực hiện quyết định quản lý - Phân theo tính chất của vấn đề cần ra quyết định - Phân theo mức độ tổng quát hay chi tiết của vấn đề ra quyết định - Phân theo phạm vi điều chỉnh của quyết định - Phân theo cơ quan ra quyết định - Phân theo phương pháp ra quyết định - Phân theo cấp ra quyết định

5. Phân theo thời gian thực hiện quyết định, quyết định quản lý được chia thành? Các quyết định được chia thành: quyết định dài hạn, quyết định trung hạn và quyết định ngắn hạn

  • Đối với quản lý nhà nước: quyết định có hiệu lực trên 7 năm là quyết định dài hạn, quyết định từ 3 đến 7 năm là quyết định trung hạ, quyết định dưới 3 năm là quyết định ngắn hạn
  • Đối với quản lý của các tổ chức kinh tế - XH: quyết định trên 5 năm là quyết định dài hạn, quyết định từ 1 đến 5 năm là quyết định trung hạn, quyết định dưới 1 năm là quyết định ngắn hạn

6. Phân theo tính chất của vấn đề cần ra quyết định, quyết định quản lý được chia thành? Các quyết định được chia thành: quyết định chuẩn tắc và quyết định không chuẩn tắc - Quyết định chuẩn tắc (còn được gọi là quyết định được lập trình hóa) là quyết định mang tính thông lệ, nhằm giải quyết những vấn đề rõ ràng, quen thuộc và lặp đi lặp lại. VD: quy trình cấp giấy phép xây dựng, quy trình cấp bằng tốt nghiệp đại học,... - Quyết định không chuẩn tắc (còn được gọi là quyết định không được lập trình hóa hay quyết định riêng biệt) là quyết định giải quyết những vấn đề phức tạp, mơ hồ, ít thông tin, xuất hiện ngẫu nhiên hoặc xuất hiện lần đầu. VD: quyết định đầu tư xây dựng 1 nhà máy lọc dầu tại 1 địa điểm nhất định, quyết định chiến lược phát triển cho 1 giai đoạn của đất nước,...

7. Phân theo mức độ tổng quát hay chi tiết của vấn đề ra quyết định, quyết định quản lý được chia thành? Các quyết định được chia thành: quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật và quyết định tác nghiệp - Quyết định chiến lược xác định những mục tiêu tổng quát, những phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu, có đặc điểm là mang tính toàn diện, lâu dài và ổn định. - Quyết định chiến thuật xác định những giải pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu chiến lược trong những lĩnh vực hoạt động nhất định, trong thời gian tương đối ngắn, mang đặc điểm 1 chiều cục bộ và giai đoạn. - Quyết định tác nghiệp là những quyết định nhằm xử lý những tình huống cụ thể trong công việc hàng ngày của cơ quan quản lý. => Thông thường các quyết định chiến lược là quyết định dài hạn, quyết định chiến thuật là quyết định trung hạn, quyết định tác nghiệp là quyết định ngắn hạn.

- Yêu cầu về tính khoa học: Quyết định quản lý phải được đưa ra trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Cơ sở lý luận có thể là: xu hướng vận động khách quan, các phương pháp khoa học hiện đại. Thực tiễn có thể là: có đầy đủ thông tin cần thiết, những kết quả phân tích thực trạng và bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế. - Yêu cầu về tính hệ thống (thống nhất): + Các quyết định được ban hành thống nhất theo 1 hướng, tránh mâu thuẫn. + Các quyết định được ban hành tại các thời điểm khác nhau không được mâu thuẫn, trái ngược và phủ định nhau. - Yêu cầu về tính tối ưu: Phương án tối ưu là phương án đáp ứng tốt nhất các mục tiêu đồng thời phù hợp với những ràng buộc nhất định, được sự ủng hộ của đối tượng và những người thực hiện quyết định. - Yêu cầu về tính linh hoạt: + Đòi hỏi quyết định quản lý phải phản ánh được mọi nhân tố mới trong lựa chọn quyết định, phản ánh được tính thời đại, môi trường mà quyết định ra đời và được thực hiện + Đòi hỏi việc xử lý tình huống phải linh hoạt, khéo léo, tránh rập khuôn, máy móc, giáo điều - Yêu cầu về tính cô đọng, dễ hiểu: Dù được thể hiện dưới hình thức nào, các quyết định đều phải ngắn gọn, dễ hiểu, đơn nghĩa. - Yêu cầu về tính thời gian, đối tượng thực hiện và chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện tổ chức thực thi

13ăn cứ ra quyết định? - Hệ thống kinh tế xã hội - Hệ thống pháp luật và thông lệ XH - Hiệu quả của quyết định - Các nguồn lực có thể huy động - Môi trường quyết định

14 trình quyết định quản lý là gì? Là trình tự thực hiện các hoạt động nhằm đưa ra và thực hiện quyết định

15ác bước của quy trình quyết định quản lý? - Phân tích vấn đề và xác định mục tiêu của quyết định - Xây dựng các phương án quyết định

  • Đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất
  • Tổ chức thực thi quyết định

16. Phân tích B1 của quy trình quyết định quản lý? Bao gồm: - Phát hiện vấn đề - Chẩn đoán nguyên nhân của các vấn đề - Quyết định giải quyết vấn đề - Xác định mục tiêu của quyết định - Xác định tiêu chí đánh giá

17. Phân tích B2 của quy trình quyết định quản lý? Với nội dung và tác dụng khác nhau, các phương án quyết định được chia thành 3 loại: - Phương án tích cực là những phương án bảo đảm thực hiện mục tiêu trong điều kiện xu thế biến động của môi trường, của các đối tượng quản lý và cơ bản sẽ diễn ra như dự đoán => Đây là phương án chủ yếu, bao gồm các biện pháp mang tính chủ động cao thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu - Phương án tình thế là phương án chứa đựng các biện pháp dự phòng, áp dụng cho những tình huống ngoài mong đợi => Giúp các chủ thể quản lý duy trì được tính chủ động cho dù hoàn cảnh có thay đổi - Phương án lâm thời là phương án chứa đựng những biện pháp đối phó với vấn đề đã xảy ra nhưng chưa giải quyết dứt điểm do chưa làm rõ nguyên nhân hay chưa huy động đủ nguồn lực => Mục đích là ngăn chặn những vấn đề mang tính bất lợi hoặc không để mất đi cơ hội, tranh thủ thời gian trước khi có thể áp dụng được phương án tối ưu để giải quyết dứt điểm vấn đề

18. Phân tích B3 của quy trình quyết định quản lý? 3 nhiệm vụ cơ bản của nhà quản lý: - Dự báo ảnh hưởng của các phương án quyết định - Đánh giá các ảnh hưởng - So sánh các phương án thông qua hệ thống tiêu chí để lựa chọn phương án hợp lý

19. Phân tích B4 của quy trình quyết định quản lý? Gồm các bước: - Xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định

  • Phương pháp dự báo nhân – quả
  • Phương pháp dự báo tương tự
  • Phương pháp dự báo trực quan

27. Phương pháp dự báo nhân – quả là gì? Là phương pháp dự báo dựa trên các mô hình thống kê, xuất phát từ mối quan hệ nhân quả trong sự phát triển của sự vật và hiện tượng mà tiến hành dự báo

28. Phương pháp dự báo tương tự là gì? Là phương pháp dự báo dựa trên việc nghiên cứu xu thế vận động của các hiện tượng kinh tế - XH có cùng loại, cùng bản chất đã xảy ra ở các hệ thống khác mà dự đoán được xu thế vận động của các hiện tượng kinh tế - XH đang được quan tâm

29. Phương pháp dự báo trực quan là gì? Là phương pháp tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, dựa vào sự nhạy cảm và kinh nghiệm của họ mà suy đoán ra quy luật của sự phát triển trong điều kiện thiếu thông tin

30. Phương pháp cây vấn đề là gì? Là phương pháp biểu diễn mối quan hệ giữa các hiện tượng và nguyên nhân gây ra các hiện tượng đó

31. Phương pháp chuyên gia là gì? Là phương pháp dựa trên ý kiến của các chuyên gia để thực hiện các bước của quá trình quyết định

32. Phương pháp phân tích toán học là gì? Là phương pháp khoa học nghiên cứu và phân tích những vấn đề quyết định mà có thể lượng hóa để tìm được phương án tối ưu. Nội dung chủ yếu của phương pháp là toán học hóa, mô hình hóa và máy tính hóa vấn đề cũng như các phương thức giải quyết vấn đề

33. Phương pháp nghiên cứu khả thi là gì? Là phương án nghiên cứu khoa học tìm lời giải hợp lý cho các phương án quyết định trong mối quan hệ giữa nhu cầu và năng lực, giữa cơ hội, khả

năng thành công và rủi ro bất lợi, thất bại cũng như đảm bảo hiệu quả kinh tế và XH cho các phương án quyết định

34. Thử nghiệm là gì? Là việc thực hiện 1 phương án quyết định trên 1 hoặc một vài phạm vi nhỏ được lựa chọn để nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình trong quá trình thực hiện và kết quả đạt được nhằm có được kết luận chính xác về tính hiệu quả và tính khả thi của phương án quyết định

35. Phương pháp mô phỏng trong việc ra quyết định là gì? Là phương pháp khoa học dựa trên tình hình thực tế của phương án thiết kế để dựng thành mô hình phỏng theo các vấn đề cần giải quyết

36. Phương pháp ra quyết định dựa vào trực giác là gì? Là phương pháp dựa vào tâm thức để đánh giá tình huống và đưa ra kết luận mà không cần sự can thiệp của thông tin hay phân tích thực tế

Quyết định quản lý hành chính nhà nước là gì?

Quyết định quản lý hành chính nhà nước được hiểu là quyết định của cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) hoặc người có thẩm quyền trong CQHCNN nhằm giải quyết các vấn đề thuộc nội dung hoạt động quản lý hành chính nhà nước của CQHCNN.

Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế là gì?

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tế, nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân (Ngân, 2020).

Quyết định trong quản lý là gì?

Quyết định quản lý là hành vi có tính chỉ thị của chủ thể quản lý để định hướng, tổ chức và kích thích mọi nguồn động lực trong hệ thống quản lý, chi phối sự vận động, phát triển của toàn bộ hệ thống quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.

Quyết định quản lý nhà nước do ai ban hành?

Theo quy định của luật tố tụng hành chính năm 2015, quyết địnhhành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức đượcgiao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyềntrong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt độngquản lý hành chính được áp ...