Quy trình xử lý vật sắc nhọn

09/06/2016 9:15:49 | Print

Chất thải sắc nhọn là một loại chất thải lây nhiễm bao gồm bơm, kim tiêm, dao mổ thủy tinh vỡ và bất kỳ loại mảnh cứng nhiễm khuẩn nào có thể đâm thủng da. Sự kết hợp giữa nhiễm bẩn với khả năng xuyên qua da làm cho nó trở thành một trong những […]

Chất thải sắc nhọn là một loại chất thải lây nhiễm bao gồm bơm, kim tiêm, dao mổ thủy tinh vỡ và bất kỳ loại mảnh cứng nhiễm khuẩn nào có thể đâm thủng da. Sự kết hợp giữa nhiễm bẩn với khả năng xuyên qua da làm cho nó trở thành một trong những loại chất thải y tế nguy hiểm nhất.
Phần lớn chất thải sắc nhọn là các bơm kim kiêm thải ra từ 16 tỷ mũi tiêm mỗi năm trên toàn cầu. Tiêm phòng vác xin là một hoạt động cơ bản để phòng bệnh nhưng có hơn một nửa mũi tiêm là không cần thiết vì chúng có thể được thay thế bằng đường uống.
Việc tái sử dụng bơm kim tiêm gây ra hàng triệu trường hợp nhiễm khuẩn mỗi năm với HIV, viêm gan và vi khuẩn khác. Nhằm làm giảm chúng WHO khuyến cáo sử dụng loại bơm kim tiêm tự hủy trong các chiến dịch tiêm chủng. Tuy nhiên, vẫn còn có sự tổn thương do bơm kim tiêm và 10-20% vết thương là trong quá trình xử lý chất thải. Điều này yêu cầu sự quản lý chặt chẽ.
Thêm vào đó, tại một số nước việc buôn bán các bơm kim tiêm đã qua sử dụng vẫn tiếp tục nở rộ, chủ yếu là ở vùng Nam Á. Chúng được đóng gói lại và bán cho những người không biết. Không những họ không nói cho bệnh nhân biết mà còn gây ra cho những người nhặt rác bị đâm 3-5 lần một ngày.
Máy cắt kim, hay còn gọi là dao cắt kim tiêm cắt đứt kim tiêm và đoạn cuối của bơm tiêm để cho chúng không thể sử dụng lại được, có thể ngăn ngừa nạn tại sử dụng bơm kim tiêm và việc xử lý chúng trở nên an toàn, dễ dang hơn.

Quy trình xử lý vật sắc nhọn

Các vật sắc nhọn có thể được hấp tiệt trùng dễ dàng trong các autoclave hoặc tiệt trùng băng bất cứ công nghệ xử lý chất thải lây nhiễm nào. Thêm nữa, các công ty xử lý chất thải rắn đang cung cấp các hộp đựng kim tiêm sử dụng nhiều lần có thể xử lý tiệt trùng rồi quay vòng tái sử dụng.
Các hộp đựng kim tiêm có thể được các thợ kim khí địa phương chế tạo bằng nhôm phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng hoàn cảnh.
Cuối cùng, bơm kim tiêm được làm từ các loại nhựa cao cấp sau khi tiệt trùng, loại bỏ kim tiêm và bằng cách xay nhỏ có thể được tái chế.
Nguồn tham khảo chính:
• WHO’s Safe Injection Global Network (SIGN Alliance) has lot of information on keeping injections safe: http://www.who.int/injection_safety/sign/en/
• HCWH (2014) FOR PROPER DISPOSAL: A Global Inventory of Alternative Medical Waste Treatment Technologies. Publ: Health Care Without Harm, 52pp.
• PATH (2008) Small-Scale Autoclaves to Manage Medical Waste: A buyer’s guide to selecting autoclaves manufactured in India. Publ: PATH, Seattle.
• UNDP GEF (2010) Guidance on Microbiological Challenge Testing for Medical Waste Autoclaves. Publ: UNDP GEF Healthcare Waste project, 9pp.

Huy Nga dịch

Bài 1: Xử lý và tiêu hủy bơm tiêm và kim tiêm chưa tách rời

Bơm kim tiêm là loại chất thải sắc nhọn loại A thuộc nhóm chất thải y tế lây nhiễm (Theo quy chế quản lý chất thải y tế). Nếu quản lý và tiêu hủy không đúng quy cách, loại chất thải này sẽ gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cán bộ y tế và những người thu gom rác, cũng như đối với cộng đồng và môi trường. Chúng có thể gây ra các tổn thương do kim đâm và là nguồn lây nhiễm các bệnh viêm gan B, C, nhiễm trùng... từ những kim tiêm đã qua sử dụng. Để quản lý tốt bơm kim tiêm đã qua sử dụng, đối với tuyến huyện, xã có thể áp dụng các phương pháp sau:

Hộp đựng bơm kim tiêm.

Thu gom

Bơm kim tiêm phải được thu gom ngay tại phòng bệnh. Cho bơm tiêm và kim tiêm chưa tách rời sau khi sử dụng vào các thiết bị chuyên dụng như: hộp cát-tông an toàn (theo tiêu chuẩn của WHO và UNICEF), hoặc hộp an toàn bằng nhựa chống đâm xuyên. Đây là các hộp đựng được thiết kế chuyên dụng để tiếp nhận các bơm tiêm gắn kèm kim tiêm và tuyệt đối không được tái sử dụng.

Theo Quy chế quản lý chất thải y tế, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải đảm bảo các tiêu chuẩn: thành và đáy cứng không bị xuyên thủng, có khả năng chống thấm, kích thước phù hợp, có nắp đóng mở dễ dàng, miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy, có dòng chữ "Chỉ đựng chất thải sắc nhọn" và có vạch báo hiệu ở mức ¾ hộp và có dòng chữ "Không được đựng quá vạch này", hộp có màu vàng, có quai hoặc kèm hệ thống cố định, khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.

Trong các cơ sở y tế nhỏ, khi các hộp đựng vật sắc nhọn không được cung cấp đầy đủ, có thể áp dụng các giải pháp thay thế như dùng các thùng đựng có khả năng kháng thủng, có nắp đậy kín để đựng các bơm kim tiêm đã qua sử dụng. Tuyệt đối không được sử dụng các hộp không có nắp, các chai đựng chất tẩy rửa và các thùng chứa bằng nhựa mỏng để đựng loại chất thải này vì không đảm bảo yêu cầu. Bất cứ dụng cụ nào được sử dụng cho mục đích này cần có nhãn hiệu chứa đựng chất thải sắc nhọn nguy hại.

Xử lý và tiêu hủy

Có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau:

- Chôn lấp tại chỗ: Trước khi chôn lấp, các bơm tiêm và kim tiêm này phải được khử khuẩn. Đối với các cơ sở y tế  nhỏ có đất trống mà không thể vận chuyển tới thiết bị xử lý tập trung có thể áp dụng giải pháp chôn lấp tại chỗ. Tuy nhiên cần có qui định về nơi chôn chất thải và hố chôn chất thải đạt tiêu chuẩn.

Quy chế quản lý chất thải y tế qui định, một hố chôn lấp hợp vệ sinh cần đáp ứng các yêu cầu: "Có hàng rào vây quanh, cách xa giếng nước, xa nhà tối thiểu 100m, đáy hố cách mức nước bề mặt tối thiểu 1,5m, miệng hố nhô cao và che tạm thời để tránh nước mưa, mỗi lần chôn chất thải phải đổ lên trên mặt hố lớp đất dày từ 10-25cm và lớp đất trên cùng dày 0,5m. Không chôn chất thải lây nhiễm với chất thải thông thường. Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn trước khi chôn lấp".

Trong trường hợp không có đất chắc, cần lát bờ hố bằng gạch hoặc bằng bê tông để chống sạt lở. Sau khi đã phủ kín hố, cần đánh dấu để tránh có sự đào bới trong tương lai.

Tuy nhiên trong Quy chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế) không khuyến khích áp dụng biện pháp chôn lấp chất thải lây nhiễm.

- Xử lý tập trung.

Chất thải sắc nhọn cần được thu gom thường xuyên, ít nhất mỗi tháng 1 lần (lý tưởng nhất là mỗi tuần một lần)  và chuyển tới trạm xử lý tập trung. Phương tiện vận chuyển có thể bằng ôtô hay xe đạp nhưng phải có thiết bị chứa đựng an toàn. Trước khi vận chuyển nắp các hộp đựng các vật sắc nhọn phải được đậy kín. 

Tại nơi xử lý có thể các phương pháp sau:

Xử lý bằng nồi hấp: Sau  khi được trạm xử lý trung tâm tiếp nhận, các bơm kim tiêm có thể được tiệt trùng trong nồi hấp (dùng hơi nước bão hòa ở nhiệt độ cao) chuyên dụng để xử lý chất thải.

Thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng.

Cần lưu ý: không nên coi đốt rác ngoài trời là một giải pháp thay thế vì những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra đối với các nhân viên và cộng đồng cũng như môi trường.  (còn nữa)

Thu Hằng

(Theo tài liệu của Cục Quản lý Khám chữa bệnh)

(Chuyên mục này có sự phối hợp của

Cục Y tế dự phòng và Môi trường - Bộ Y tế)