Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn rra

Trao đổi nghiệp vụ Xã hội học số 4 - 1997 105 pháp đánh giá nhanh và đánh giá có nông dân tham gia trong nghiên cứu nông thôn∗ ĐỖ THIÊN KÍNH Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal - RRA) và đánh giá nông thôn có nông dân tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA) là hai phương pháp lúc đầu khác nhau, về sau chúng được kết hợp lại nhằm tăng hiệu quả cho việc nghiên cứu. Sở dĩ xuất hiện phương pháp RRA là do những hạn chế của cách nghiên cứu truyền thống: - Thời gian kéo dài, có khi tới vài năm. - Chi phí khá cao, tốn nhiều thời gian và nhân lực. - Phạm vi bị hạn chế, thường đề cập một vấn đề phát triển đơn lẻ và trong thực tiễn không có các mối liên quan rộng rãi. - Mức độ đa dạng kém, thậm chí ngay cả khi có cán bộ nhiều ngành tham gia đánh giá. - Theo cách "nghiên cứu truyền thống": sự chỉ đạo chủ yếu là từ "trên xuống dưới", tức là làm việc trực tiếp với các cơ quan Nhà nước + một số tổ chức và gián tiếp với nông dân. Còn dân chúng ở địa bàn nghiên cứu được xem xét như là "thụ động", như một nơi"lưu trữ thông tin", không có khả năng nghiên cứu tình trạng của chính mình hoặc tìm ra các giải pháp cho những vấn đề của mình. Như vậy, nghiên cứu là trách nhiệm duy nhất của các chuyên gia, những người được xem như là chỉ họ mới có khả năng làm rõ vấn đề của dân chúng trong vùng được nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tương ứng. Những kết quả của việc nghiên cứu như vậy thuộc độc quyền sử dụng của các nhà nghiên cứu và các nhà ra quyết định, còn dân chúng thì không có hy vọng được thông tin hoặc đặt vấn đề đối với họ. Hoặc là mức độ tham gia của nông dân địa phương - những người có quyền quyết định ở địa phương thường thấp. Vì vậy, những khuyến nghị rút ra thường là không thích hợp và lạc hậu, hoặc là đem lại hiệu quả thấp. Các hoạt động dễ trở nên xung đột với "sự phản ứng" của dân chúng khi họ phải miễn cưỡng đảm nhận thực hiện một dự án mà ở đó đã không tính đến lợi ích của dân chúng một cách hợp lý. Vì vậy, người ta đã phát triển hàng loạt phương pháp dưới tên gọi chung là "đánh giá nhanh nông thôn - RRA" nhằm nắm vững tình hình nông thôn một cách nhanh chóng hơn. Thuật ngữ "đánh giá nhanh nông thôn" có thể được dùng để miêu tả bất kỳ phương pháp luận mới nào sử dụng nhóm nghiên cứu nhiều chuyên ngành cùng làm việc với nông dân và lãnh đạo của cộng đồng, để phát triển một cách nhanh chóng và có hệ thống một loạt giả thuyết phục vụ những mục đích sau đây: 1- Đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp và phát triển chung khác của cộng đồng. 2- Xác định các vấn đề cần ưu tiên để tiếp tục nghiên cứu nhu cầu phát triển đó. 3- Đánh giá khả năng thực hiện (theo cả tiêu chuẩn xã hội lẫn kỹ thuật) những kế hoạch định sẵn. ∗ Tổng thuật và phân tích Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 106 Phương pháp đánh giá nhanh và đánh giá có nông dân tham gia ... 4- Xác định các điểm cần ưu tiên trong hoạt động phát triển. Giúp đỡ dân chúng trong vùng nghiên cứu nhận thức rõ và phân tích có phê phán các vấn đề và các nhu cầu của mình. Giúp họ tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề mà chính họ muốn nghiên cứu và giải quyết. 5- Tiến hành các hoạt động phát triển. 6- Giám sát các hoạt động phát triển. RRA đã hoạt động như trên từ những năm 1970. Chúng được phát triển và hoàn thiện vào những năm 1980 - 1989. Còn PRA là một trong nhiều phương pháp của Nghiên cứu tham dự (Participatory Research). Khuynh hướng Nghiên cứu tham dự được bắt đầu từ những năm 1930 (sớm hơn RRA), nhưng nổi bật là từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Phương pháp luận của Nghiên cứu tham dự có thể bắt đầu từ quá trình giải phóng cộng đồng. Nếu một cộng đồng muốn được tham dự và muốn có khả năng để trở thành những người cùng tham gia trong các cuộc thảo luận về các quyết định có liên quan đến định hướng cuộc sống của họ thì các nhà nghiên cứu cần hợp tác với dân chúng: giúp đỡ họ xác định các ưu tiên, sử dụng hiểu biết và sự từng trải của cộng đồng, lôi cuốn họ vào quá trình ra quyết định về các chính sách có thể làm thay đổi cuộc sống của họ. Có sự khác biệt giữa nghiên cứu thông thường và nghiên cứu tham dự. Sự khác biệt quan trọng nhất là trong nghiên cứu tham dự: Các câu hỏi nghiên cứu và các ưu tiên được dựa trên cơ sở các nhu cầu của cộng đồng và được hình thành bởi chính cộng đồng. Phương pháp Nghiên cứu tham dự ở trên cũng được phát triển mạnh từ những năm 1970 (giống như RRA) và người ta đã sắp xếp tới 28 loại phương pháp đều thuộc về Nghiên cứu tham dự: AEA Phân tích các hệ thống nông-sinh thái DELTA Các nhóm chỉ đạo về giáo dục phát triển DRP Chẩn đoán nông thôn có tham dự FRR Nghiên cứu có tham dự của người nông dân FSR Nghiên cứu các hệ thống nông nghiệp GRAAP Nhóm nghiên cứu và hỗ trợ cho sự tự thúc đẩy của nông dân PALM Phân tích tham dự và các phương pháp học tập PAR Nghiên cứu hành động tham dự PRA Đánh giá nông thôn tham dự PRAP Lập kế hoạch và đánh giá nông thôn tham dự PRM Các phương pháp nghiên cứu tham dự RAAK đánh giá nhanh các hệ thống S kiến thức nông nghiệp RAP Các thủ tục đánh giá nhanh REA Đánh giá nhanh dốn tộc học RRA Đánh giá nhanh nông thôn Một số (trong 28 loại phương pháp) đã kể trên đều cho ta thấy có cả phương pháp đánh giá nhanh nói chung (RAAKS, RAP, REA, RRA, . . . ) cũng được xếp vào loại Nghiên cứu tham dự. Như vậy, hai loại phương pháp này phải kết hợp với nhau và trong phương pháp nọ có chứa (bao hàm) "một phần" phương pháp kia là điều tất yếu trong quá trình phát triển của chúng. Chính vì vậy, gần đây (dựa trên kinh nghiệm có được của …n độ) RRA đã nhanh chóng trở thành một phương pháp tham dự và dẫn đến một khái niệm mới là đánh giá nông thôn có tham dự (PRA) và thực chất là đánh giá nông thôn nhanh có tham dự. Khái niệm này mô tả các cách tiếp cận và phương pháp để tạo ra khả năng cho dân chúng địa Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Đỗ Thiên Kính 107 phương được chia sẻ và nâng cao kiến thức của họ về cuộc sống, và để phân tích các điều kiện nhằm tạo cho họ khả năng lập kế hoạch và hành động. Vậy, RRA và PRA là gì, chúng tôi đã trình bày ở trên; Còn triết lý của chúng ra sao? Và kỹ thuật (thủ thuật, cách thức và cũng có nghĩa là những phương pháp cụ thể) đánh giá của RRA như thế nào? Có những dạng (bước) RRA nào?. . . là tất cả những vấn đề chúng tôi sẽ trình bày dưới đây. Trong đó, chúng tôi sẽ tập trung vào những vấn đề chính của RRA. Còn PRA, chúng tôi sẽ trình bày "lồng ghép" vào cả RRA (do sự phát triển tự thân của phương pháp là như vậy; thực chất, PRA tạo thành cái lõi và là một nội dung quan trọng của RRA). I - Triết lý của RRA Trọng tâm triết lý của RRA gồm 2 điểm. Thứ nhất là "bỏ qua đến mức tối ưu" những thông tin gây nhiễu, chỉ lấy những thông tin chính, tức là không điều tra các phương diện không thích hợp hoặc quan tâm đến những chi tiết không cần thiết. Thứ hai là tính đa dạng trong phân tích, vì nó dùng đội cán bộ đa ngành hợp lại. Do vậy, vấn đề được đánh giá toàn diện hơn, tạo nên thông tin chính xác và hoàn chỉnh hơn. Như thế, sẽ đi gần "chân lý" hơn và rất nhanh. điều này đạt được qua việc sử dụng các nguồn và biện pháp thu thập thông tin khác nhau. Người ta đạt tới "sự thật" qua việc tập hợp nhanh chóng các thông tin khác nhau, hơn là qua việc sao chép biểu thống kê. Do đó, RRA thường do một nhóm cán bộ đa chuyên ngành tiến hành ở địa phương nhằm mục đích thu thập chanh chóng thông tin về cuộc sống ở nông thôn. II - Những phương pháp cụ thể (cách thức, kỹ thuật) của RRA Như đã trình bày ở trên: RRA là một tên gọi chung dùng để chỉ hàng loạt những phương pháp mà người ta áp dụng nó tùy từng trường hợp cụ thể để đánh giá nông thôn sao cho hợp lý nhất. điều đó cũng có nghĩa rằng, RRA bao chứa trong nó bất kỳ những phương pháp nào để cho việc đánh giá nông thôn được nhanh chóng và người ta đã tổng kết được một số phương pháp sau đây (Tuy nhiên, trong những cuộc RRA xác định, chúng ta không thể dùng hết những phương pháp đó được, như thế thì sẽ "không nhanh" chút nào): 1/ Xem xét dữ liệu phụ. Tức là nghiên cứu tài liệu có sẵn về chủ đề này để tiết kiệm thời gian và tránh lặp lại những gì đã có. Những thông tin và dữ liệu phụ là những số liệu đã hoặc chưa được công bố mà ta thu thập trước đó, thích hợp với chủ đề và mục tiêu của RRA. Nên xem xét và tóm tắt nhanh số liệu phụ dưới hình thức bảng đơn giản, biểu đồ, hoặc ghi chép ngắn gọn để chúng có giá trị trong việc đề ra nhiệm vụ của RRA trong bối cảnh các công việc đã làm từ trước. đặc biệt nó sẽ giảm thời gian trong việc nghiên cứu lại và bằng cách phát hiện những sai sót trong những số liệu đã có. Nó cũng có thể gợi ý ra những ý tưởng để tìm hướng cho các nhà nghiên cứu tiến hành điều tra. 2/ Quan sát trực tiếp. Sự quan sát trực tiếp tương đối không phức tạp và bao gồm bất cứ sự quan sát nào về các sự kiện, các quá trình và các mối quan hệ, hoặc những người mà nhóm khảo sát ghi lại dưới dạng ghi chép hay biểu đồ. Việc quan sát phải gắn liền với việc đặt câu hỏi. Hãy luôn luôn cố gắng tìm ra nguyên nhân của những gì mà bạn thấy. Hãy sử dụng các câu hỏi: Cái gì? Khi nào? ở đâu? Ai? Vì sao? và Thế nào? 3/ Phỏng vấn không chính thức Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 108 Phương pháp đánh giá nhanh và đánh giá có nông dân tham gia ... Việc phỏng vấn có hướng dẫn, trong đó chỉ có một số câu hỏi và chủ điểm được định sẵn từ trước. Còn những câu hỏi khác tự phát sinh trong khi phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn đều là không chính thức, dưới dạng nói chuyện - hỏi chuyện; tức là không có chủ định chọn mẫu để phỏng vấn từ trước, nhưng thực ra là được hướng dẫn và xây dựng rất cẩn thận. Thông thường, người ta kết hợp phỏng vấn trong các cuộc thăm trang trại, đồng ruộng, hoặc làng xóm. Khi phỏng vấn hộ nông dân, không nên chỉ phỏng vấn những thành viên nam của gia đình. Phụ nữ nhiều khi cũng giữ vai trò quan trọng trong mọi quyết định, kể cả người già và trẻ em nữa. Cũng có thể tiến hành phỏng vấn theo nhóm tùy thuộc vào mục đích và tập hợp người được phỏng vấn. Mục đích phỏng vấn có thể là khai thác và phân tích một chủ đề, tập trung vào những vấn đề và khả năng của cả nhóm, hoặc thảo luận về những "mâu thuẫn" nội bộ hoặc giữa các nhóm với nhau. Các nhóm hỗn hợp gồm nhiều người với nhiều quan điểm khác nhau dễ có điều kiện làm sáng tỏ một vấn đề hơn. Hội khảo sát liên ngành (nhiều bộ môn) sẽ dùng một bản hướng dẫn để đặt những câu hỏi ngỏ và thử nghiệm các chủ đề khi chúng xuất hiện. Các hướng hỏi khác cũng được dùng đến trong tiến trình phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn thường là dưới dạng giả thuyết và tiền đề, nhưng cũng có thể dưới dạng số lượng cụ thể. 4/ Xếp mức độ khá giả. Là một phương pháp xác định một nhóm hoặc một cụm các hộ gia đình theo mức độ giàu có hoặc khá giả một cách tương đối. Các thông tin viên phân loại các tấm phiếu hoặc các mảnh giấy, trên đó ghi tên từng hộ gia đình. Người ta yêu cầu những thành viên hiểu biết của cộng đồng xếp loại các hộ gia đình theo mức giàu có bằng cách xếp các phiếu thành chồng, mỗi chồng là các hộ có kinh tế như nhau. Trong đó, những người khágiả nhất được xếp ở một bên và những người nghèo nhất thì xếp vào đầu bên kia. Quá trình này được lặp lại với ít nhất là 3 thông tin viên. Sau đó tính toán bình quân cho các nhóm hộ. Cuối cùng, các hộ đó được gộp thành từng lớp theo mức độ giàu có. Một cách làm nhanh hơn là tiến hành xếp loại trực tiếp lên bản đồ xã hội. Các bản đồ này còn rất đặc dụng cho việc lập một danh sách đầy đủ các hộ gia đình. Sau đó, đề nghị những người trong làng chỉ ra mức độ khá giả tương đối của các hộ đó. Có thể tô màu để dễ xác định hơn. Có thể đánh dấu cả những tài sản cá nhân của từng hộ gia đình, như sở hữu đất, phương tiện sản xuất, . . . 5/ Hỏi chuyện và mô tả chân dung. đó là sự miêu tả vắn tắt, sinh động tình hình mà nhóm phỏng vấn thấy trong làng xóm, hoặc qua câu chuyện của những người gặp ở đấy. Các đoạn mô tả ngắn gọn, nhưng sinh động về các hoàn cảnh mà đội khảo sát gặp phải, các câu chuyện do dân địa phương kể lại. Các câu chuyện này cung cấp những thông tin khó đưa vào biểu đồ, nhưng lại giúp ta thể hiện rất tốt những điều kiện sống của người nông dân, nhất là những khó khăn và thuận lợi của họ. 6/ Phương pháp lập biểu đồ. Là việc đánh dấu, vẽ hình và tô màu trên nền đất (hoặc trên giấy) do dân làng thực hiện với sự chỉ dẫn ít nhiều của những chuyên gia bên ngoài. Khi các bản đồ và mô hình được vẽ, thì sẽ có nhiều người tham gia hơn, cùng muốn có những đóng góp và thực hiện sửa đổi hơn. Thường khi nhóm này để lại bản đồ và đi vào thảo luận, thì nhóm dân làng khác sẽ đến và tiếp tục sửa đổi bản đồ. Chính sự phát triển tuần tự như vậy là rất quan trọng. Việc tham gia làm bản đồ không phải chỉ có thế, mà cái này sẽ dẫn sang cái khác, rồi cái khác nữa. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Đỗ Thiên Kính 109 Sự tiến triển như vậy càng khuyến khích việc mọi người tham gia hơn. Có một số loại bản đồ sau đây: - Bản đồ về nguồn nước, làng xóm, đồng ruộng, trang trại, vườn nhà. - Bản đồ xã hội và các khu sinh sống trong một làng. - Phân loại mức độ khá giả của hộ gia đình trên bản đồ xã hội. - Bản đồ sức khỏe và các loại bản đồ theo chủ đề khác . . . đó là phương pháp dùng mô hình khái niệm, đặc biệt là mô hình biểu đồ. Những mô hình này được coi là những cách đơn giản, trình bày thông tin dưới dạng dễ hiểu. Chúng có 2 tác dụng. Thứ nhất, bản thân việc lên biểu đồ đã là một quá trình phân tích và giúp cho người xây dựng kế hoạch suy nghĩ kỹ về ý đồ mà họ đang định thể hiện trên giấy. Thứ hai, các biểu đồ trở thành phương tiện giao tiếp và thảo luận giữa mọi người. Người ta có thể cùng lập biểu đồ, hoặc một người có thể thử dùng biểu đồ để thông báo cho những người khác biết họ đã thấy vấn đề như thế nào? Sự giao tiếp này có thể có giữa các chuyên gia liên ngành khác nhau, hoặc giữa những chuyên gia với nông dân, hoặc giữa nông dân với nhau. 7/ Hội thảo với nông dân. Hội thảo là cách tập hợp mọi người lại với nhau, kể cả nhóm khảo sát và nông dân, để họ cùng tham gia tổng kết xem xét và phân tích đánh giá những thông tin đã thu được. Số người tham gia có thể ít hoặc nhiều và thời gian kéo dài có thể trong một vài giờ, hoặc hàng ngày. Ngay từ đầu, mục tiêu đề ra phải được rõ ràng, nhưng vẫn cho phép nảy ra những ý kiến mới và dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc. Hội thảo cần vừa có tính chính thức, vừa không chính thức, để có thể sử dụng thời gian một cách tối ưu mà vẫn có hiệu quả cao. Thông thường thì các hội thảo làm việc xen kẽ, khi thì tập hợp đầy đủ, khi thì làm việc theo nhóm, theo từng chủ đề. Các nhóm nhỏ báo cáo lại với toàn hội thảo, sử dụng các phương tiện như biểu đồ đã lập ở trên, chụp ảnh, đèn chiếu, bảng phấn . . . Ngoài những phương pháp và kỹ thuật cụ thể ở trên, người ta còn ghi chép lịch sử địa phương, những thay đổi về giáo dục, dân số, phong tục tập quán, thơ ca hò vè . . . là những nguồn quý giá để khảo sát lịch sử. Người ta có thể lập biểu đồ thời gian để ghi lại những sự kiện chính xảy ra trong cộng đồng. điều cần chú ý là người ta khuyên nên nói tiếng địa phương, dùng từ ngữ địa phương, nó sẽ mở ra rất nhiều các giá trị, lịch sử và tập quán của làng xã. Nhóm nghiên cứu cũng cần chú ý đến nhịp độ và tương quan tập thể của đội khảo sát. Cần thay đổi thành phần đội, tổ chức các cuộc thảo luận vào buổi tối và họp hội ý tìm kiếm ý mới vào buổi sáng. Người ta cũng khuyên nhóm nghiên cứu nên nghỉ đêm tại địa bàn khảo sát. Mọi tương tác giữa nhóm nghiên cứu và dân làng sẽ dễ dàng hơn nếu họ nghỉ đêm tại địa phương. Nghỉ đêm cho phép họ thảo luận vào sáng sớm hay buổi tối, là lúc người ta rảnh hơn cả. Cuối cùng là nên viết báo cáo tại chỗ. điều này nói dễ hơn làm. Nhưng toàn đội rất cần phải ghi lại những điều thu nhận được, trước khi các thành viên quay về cơ quan của mình - nơi có những việc khác phải quan tâm hơn. Có thể viết báo cáo dễ dàng hơn bằng cách: - Viết một tóm tắt ngắn gọn cho mỗi biểu đồ. - Ghi lại toàn bộ tiến trình dưới dạng nhật ký. Cần có sổ nhật ký riêng để ghi lại công việc lần sau bạn muốn tìm hiểu thêm những điều gì? Vấn đề nằm ở đâu? Liệu ai là người có khả năng đưa ra các giải pháp? Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn ... - tailieumienphi.vn

nguon tai.lieu . vn