Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn ví dụ

Hàng tồn kho là những tài sản dự trữ cho các quá trình hoạt động của doanh nghiệp (sản xuất, thương mại và dịch vụ), bao gồm tài sản được giữ để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường (hàng hóa, hàng hóa bất động sản…); tài sản đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…); tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất (vật tư, nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ…). Đây là loại tài sản có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, vì vậy cần phải tính giá xuất kho và xác định một cách chính xác trị giá hàng tồn kho.

Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn ví dụ
Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp

Hiện nay theo thông tư 200/2014/TT-BTC (áp dụng cho doanh nghiệp lớn) và thông tư 133/2016/TT-BTC (dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ) của Bộ Tài Chính có 3 phương pháp tính giá xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp tính theo giá đích danh, phương pháp nhập trước xuất trước.

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hoạt động kinh doanh thực tế của mình để có thể lựa chọn các phương pháp tính giá sao cho thuận lợi trong quá trình tính toán và phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán.

 Bài viết dưới đây của Dantaichinh sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền theo đúng chuẩn mực kế toán hàng tồn kho một cách đơn giản, dễ hiểu nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.

Khái niệm tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá gốc hàng tồn kho xuất trong kỳ được xác định theo công thức:

Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho  x  Đơn giá thực tế bình quân

Đơn giá thực tế bình quân =  Giá trị hàng tồn đầu kỳ + giá trị hàng thực tế nhập trong kỳ

Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ

Đơn giá bình quân có thể được tính cho cả kỳ kế toán (bình quân cả kỳ dự trữ/bình quân cố định), hoặc được tính sau mỗi một lần nhập mới (bình quân liên hoàn), tùy thuộc vào tình hình của mỗi đơn vị kế toán. 

Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ

 Ưu điểm: Việc tính toán đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần tính một lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao, phải chờ đến cuối kỳ mới có thể tính được, tất cả các lần xuất kho không xác định được mức giá bình quân, trong phiếu xuất kho chỉ hiện số lượng mà không hiện giá trị hàng xuất.

Công thức tính

Với phương pháp này, ở thời điểm cuối kỳ, kế toán cần thực hiện tính đơn giá bình quân của các mặt hàng ở trong kho theo công thức

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ.

Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền là một trong 3 phương pháp tính giá theo chế độ kế toán hiện hành. Doanh nghiệp áp dụng cách tính giá bình quân gia quyền có thể áp dụng một trong 2 cách: Một là tính giá xuất kho bình quân gia quyền cả kỳ; Hai là tính giá xuất kho bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn).

Bạn đang xem: Phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền

Trong bài viết này chúng ta cùng nghiên cứu Nội dung của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền theo cả 2 cách; Ví dụ mô tả Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền theo cả 2 cách; Ưu và nhược điểm của phương pháp tính giá bình quân này.


Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn ví dụ

Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền dễ hiểu nhất.


Nội dung Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền.

Giá thực tế xuất kho tính theo phương pháp bình quân gia quyền được tính theo công thức sau:

Giá thực tế xuất kho từng loại=Số lượng xuất kho từng loạixGiá đơn vị bình quân

Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Nếu DN áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ sự trữ thì Giá đơn vị bình quân được xác định theo công thức sau:
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ=Giá thực tế tồn đầu kỳ từng loại + Giá thực tế nhập trong kỳ từng loại
Số lượng thực tế tồn đầu kỳ từng loại + Số lượng thực tế nhập trong kỳ từng loại

 Ưu điểm của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ là đơn giản, dễ làm.

 Nhược điểm của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ là độ chính xác không cao. Công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công việc quyết toán nói chung, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ.

 Ví dụ mô tả Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Tại Công ty CP Kế Toán Hà Nội, trong T2/2019 có số liệu sau:

Vật liệu A tồn kho kho đầu T2/2019: 3.000 kg với đơn giá 15.000 đ/kg.Tổng nhập trong T2/2019 của Vật liệu A là: 4.000 kg với đơn giá 15.500 đ/kg.Tổng xuất trong T2/2019 của Vật liệu A là: 6.000 kg.Công ty CP Kế Toán Hà Nội tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Với số liệu trên, Kế Toán Hà Nội tính trị giá xuất kho 6.000 kg Vật liệu A như sau:

* Tính giá bình quân 1 kg Vật liệu A là:
=(3.000 kg x 15.000 đ/kg) + (4.000 kg x 15.500 đ/kg)= 15.286 đ/kg
3.000 kg + 4.000 kg
* Tính trị giá thực tế xuất kho 6.000 kg Vật Liệu A là:
= 6.000 kg x 15.286 đ/kg = 91.716.000 đ

Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn).

Theo phương pháp này, thì sau mỗi lần nhập, phải xác định đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. Sau đó căn cứ vào đơn giá bình quânsố lượng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để xác định trị giá thực tế của hàng xuất kho.

Nếu DN áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn) thì: Giá đơn vị bình quân được xác định theo công thức sau:
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập=Giá trị thực tế từng loại TỒN sau mỗi lần nhập
Số lượng thực tế từng loại TỒN sau mỗi lần nhập
 Ví dụ mô tả Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn).

Để hiểu rõ hơn về Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn). Chúng ta cùng nghiên cứu ví dụ sau:

Công ty Thực hiện Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn) như sau:Ưu nhược điểm.

 Ưu điểm của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn): là Đơn giá bình quân được tính toán sát thời điểm, cung cấp kịp thời thông tin cho mỗi nghiệp vụ.

 Nhược điểm của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn) là công việc tính toán nhiều, mất nhiều thời gian và công sức. Phương pháp chỉ phù hợp với DN có ít chủng loại hàng tồn kho, khối lượng nhập xuất ít.

Xem thêm: Samsung Galaxy Mini S5570 - Cách Tải Game Cho Samsung Galaxy A7

Trên đây các bạn đã xem Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền, theo 2 cách đó là: Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ và Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn). Chúc bạn thành công trong công tác quản lý kho hàng của mình. Bạn có thể tham khảo về CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ để có kiến thức toàn diện hơn về Kế Toán Thuế.