Phospho hữu cơ là gì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Các hợp chất cơ phospho là những hợp chất hữu cơ có chứa liên kết cacbon-phospho [ngoại trừ các este phosphat và phosphit]. Trong các lĩnh vực hoá học môi trường và hoá học công nghiệp, định nghĩa về các hợp chất cơ phospho bao gồm cả các hợp chất của phospho trong đó chỉ cần có một nhóm thế hữu cơ mà không cần phải có một liên kết trực tiếp giữa phospho và cacbon.

Phospho có thể có nhiều trạng thái oxi hoá khác nhau, và người ta thường phân loại các hợp chất cơ phospho thành các dẫn xuất của phospho [V] và phospho [III]. Trong một hệ thống danh pháp có tính chất mô tả nhưng không thường xuyên được sử dụng, các hợp chất của phospho được xác định bởi số phối trí δ và hoá trị λ của chúng. Trong hệ danh pháp này một phosphin là một hợp chất δ3λ3.

Các hợp chất cơ phospho[V][sửa | sửa mã nguồn]

Các este phosphat[sửa | sửa mã nguồn]

Các este phosphat có cấu trúc tổng quát là P[=O][OR]3. Trong công nghệ các hợp chất này được sử dụng làm các tác nhân chống cháy hay chất dẻo hoá. Các hợp chất này không phải là hợp chất cơ phospho vì chúng không có một liên kết P−C, mà là các este của axit phosphoric. Nhiều dẫn xuất của chúng được tìm thấy trong tự nhiên, thí dụ như phosphatidylcholin. Các este phosphat được tổng hợp bằng phản ứng của phospho oxyclorua với alcohol.

Các axit phosphonic cùng với các este của chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Các axit phosphonic và este phosphonat của chúng là các hợp chất chứa nhóm C-PO[OH]2 và C-PO[OR]2 [trong đó R = alkyl, aryl].

Axit 2-aminoethylphosphonic là phosphonat tồn tại trong thiên nhiên đầu tiên được tìm thấy trong các màng của thực vật và nhiều loại động vật vào năm 1959.

Các phosphonat có thể được tổng hợp bằng phản ứng của một trialkyl phosphit với một alkyl halide [phản ứng Michaelis–Arbuzov].

Cơ chế của phản ứng Michaelis–Arbuzov

Các α-aminophosphonat, dạng tương tự của các α-amino acid, có thể điều chế được bằng phản ứng ngưng tụ của một hợp chất cacbonyl, amin và dialkyl phosphit [phản ứng Kabachnik-Fields] dưới tác dụng của xúc tác axit Lewis.

Đây là một phản ứng ba cấu tử, đầu tiên amin phản ứng cộng nucleophin vào nhóm cacbonyl sau đó tách nước tạo ra imin, tiếp theo là phản ứng cộng nucleophin của liên kết P-H trong dialkyl phosphit vào liên kết đôi C=N của imin.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • organophosphorus chemistry @ users.ox.ac.uk; @ www.chem.wisc.edu

NGỘ ĐỘC CẤP HÓA CHẤT TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ

1. ĐAI CƯƠNG:

1.1. Định nghĩa:

Hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ [PHC] là các hợp chất bao gồm carbon và các gốc của axít phosphoric. Có hàng ngàn hợp chất phospho hữu cơ ra đời nhưng vẫn trên cơ sở một công thức hóa học chung:

Hình 6.1: Cấu trúc phân tử phospho hữu cơ

1.2. Cơ chế sinh bệnh

Các hợp chất Phospho hữu cơ khi vào cơ thể sẽ gắn với AChE dẫn đến phosphoryl hóa và làm mất hoạt tính của AChE. Hậu quả là acetylcholin tích tụ và kích thích liên tục các receptor ở hậu synap gây lên hội chứng cường cholinergic là bệnh cảnh chính của ngộ độc phospho hữu cơ.

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Chẩn đoán xác định:

Chẩn đoán xác định ngộ độc cấp PHC:dựa vào các tiêu chuẩn sau

- Bệnh sử nhiễm độc cấp rõ ràng: uống hoặc tiếp xúc thuốc trừ sâu, có vỏ thuốc.

- Hội chứng cường cholin cấp [+] [1 trong 3 hội chứng: M; N; TKTƯ]

Chẩn đoán hội chứng Muscarin [M]

- Da tái lạnh.

- Đồng tử co < 2mm.

- Đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

- Tăng tiết và co thắt phế quản: biểu hiện bằng cảm giác khó thở chẹn ngực khám thấy ran ẩm, ran ngáy, rít ở phổi.

- Nhịp chậm 5mm

2

3. Mạch

70 -100lần/phút

1

> 100 lần/phút

2

3. Hô hấp

Không tăng tiết, không co thắt còn đờm dãi lỏng

1

Đờm khô quánh hoặc không có đờm

2

5. Tinh thần

Bình thường

0

Kích thích vật vã, sảng hoặc li bì do atropin.

2

6. Bụng

Mềm bình thường

0

Chướng, gõ trong

2

7.Cầu BQ

Không có

0

Căng

2

Cộng

  S1

S2

Điểm A = S1+ S2:

- Điểm A < 4 thiếu atropin phải tăng liều

- Điểm A = 4- 6 điểm: ngấm atropine tốt, duy trì liều

- Điểm A > 6 điểm: quá liều atropin

3.2. Các biện pháp hạn chế hấp thu:

Ngộ độc đường hô hấp: đưa ngay bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc

Ngộ độc đường da: cởi bỏ quần áo nhiễm độc chất, rửa vùng da tiếp xúc độc chất với xà phòng và nhiều nước sạch.

Ngộ độc đường tiêu hóa:

- Gây nôn nếu không có chống chỉ định.

- Đặt ống thông dạ dày lấy dịch để xét nghiệm độc chất.

- Than hoạt 50 g + 200ml nước bơm vào dạ dày, ngâm 3 phút, rồi lắc bụng tháo ra.

- Rửa dạ dày: 5 - 10 lít nước muối 5-9%o, 2-3 lít đầu cho kèm than hoạt 20g/lít.

- Than hoạt đa liều [uống]: than hoạt 2g/kg và sorbitol 4g/ kg cân nặng, chia đều 4 lần, cách nhau 2 giờ 1 lần Nếu sau 24 giờ vẫn không đi ngoài ra than hoạt cho thêm sorbitol 1g/kg.

3.3. Các điều trị hỗ trợ

Bảo đảm hô hấp: - thở oxy qua xông mũi.

- Đặt nội khí quản hút đờm dãi và thở máy nếu có suy hô hấp .

Bảo đảm tuần hoàn: - Truyền đủ dịch.

- Nếu có tụt huyết áp: bù đủ dịch; truyền TM dopamin 5-15mg/kg/phút...

Bảo đảm cân bằng nước, điện giải: truyền dịch, điều chỉnh điện giải.

Nuôi dưỡng:

- Ngày đầu: nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.

- Ngày thứ 2 trở đi: 2000 Kcalo/ ngày bằng cả 2 đường tiêu hóa và TM.

Chăm sóc toàn diện: vệ sinh thân thể, giáo dục phòng tái nhiễm, khám tâm thần cho các bệnh nhân tự độc.

Chủ Đề