Vì sao nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân

Soạn GDCD 11 bài 15: Chính sách đối ngoại

Soạn GDCD 11 bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh

Soạn GDCD 11 bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Soạn GDCD 11 bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm

Soạn GDCD 11 bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Soạn GDCD 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Soạn GDCD 11 bài 8: Chủ nghĩa xã hội

Soạn GDCD 11 bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Soạn GDCD 11 bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Soạn GDCD 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Soạn GDCD 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Soạn GDCD 11 bài 2: Hàng hóa – tiền tệ thị trường

Soạn GDCD 11 bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế

[HNM] - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011] đã khẳng định: "Dân chủ xã hội chủ nghĩa [XHCN] là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước". Sự khẳng định trên đây đã chỉ rõ: Nước ta đi theo con đường XHCN, vì vậy, xây dựng nền dân chủ XHCN là vấn đề quan trọng xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta. 
 


Cầu Cần Thơ, một công trình giao thông trọng điểm mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.    Ảnh: TTXVN

Ngay từ khi Đảng ra đời [1930] để lãnh đạo cách mạng; trong cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nhất quán chủ trương, đường lối trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc phải xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân mà mục tiêu cốt lõi của nó là “Độc lập dân tộc, người cày có ruộng” và thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu trong lĩnh vực chính trị. Khi chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN dựa trên cơ sở kế thừa nền dân chủ nhân dân đã có, phải tiến hành ngay việc xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN mà mục tiêu xuyên suốt là:”Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. So với các nước đi theo con đường dân chủ đầy sóng gió, sự phát triển dân chủ XHCN ở nước ta rất ổn định, có hiệu quả. Nguyên nhân chính là do Đảng và Nhà nước ta luôn tuân thủ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Điều đó được thể hiện ở những mặt sau đây: Một là, tư tưởng chiến lược chỉ đạo phát triển nền dân chủ XHCN là dựa trên lý luận dân chủ của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nguyên tắc cơ bản. Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò độc tôn lãnh đạo công cuộc phát triển nền dân chủ XHCN ở nước ta. Ba là, cơ sở kinh tế cho việc xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN và từng bước hoàn thiện tiến lên kinh tế thị trường XHCN, trong đó kinh tế nhà nước với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu giữ vai trò chủ đạo. Bốn là, phương thức thúc đẩy công cuộc phát triển dân chủ XHCN ở nước ta là lấy dân làm gốc. Năm là, trọng điểm công cuộc phát triển dân chủ XHCN là thường xuyên củng cố, phát triển dân chủ trong Đảng, coi dân chủ trong đảng là “hạt nhân” của dân chủ XHCN và lấy dân chủ trong Đảng thúc đẩy dân chủ trong toàn xã hội. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngày càng cao dân chủ XHCN ở nước ta, quán triệt sâu sắc quan điểm dân biết, dân bàn, dân thực hiện, dân kiểm tra. Dân chủ XHCN ở nước ta vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy đòi hỏi tất cả quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ một trong những nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo đổi mới là xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII thông qua năm 1991 đã ghi: Dân chủ XHCN là bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và phải được thể chế hóa quyền lực đó bằng pháp luật, được pháp luật bảo hộ. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và công bằng xã hội đòi hỏi phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trải qua 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện cương lĩnh 1991 nền dân chủ XHCN ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng và được thế giới thừa nhận. Để tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện thành công mục tiêu “tối thượng” của cách mạng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng đề ra, chúng ta phải coi trọng phát triển nền dân chủ XHCN vì nó là mục tiêu cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến lượt nó, nền dân chủ XHCN được phát triển và hoàn thiện lại trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. Chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ chỗ chưa chín muồi đến chín muồi, từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chỗ chưa phát triển đến phát triển. Quá trình này cần có thời gian và môi trường ổn định, đặc biệt là ổn định chính trị, xã hội. Muốn duy trì ổn định chính trị, xã hội để tiến lên phải phát triển nền dân chủ XHCN và lấy đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện xã hội từ thấp đến cao.

Bản chất chính trị của giai cấp công nhân đòi hỏi phải dùng phương pháp dân chủ để quản lý nhà nước, cải tạo xã hội. Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới trong tiến trình lịch sử, dân chủ XHCN là thực hiện quyền nhân dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đây là bản chất tốt đẹp của nhà nước XHCN đã và đang tồn tại, phát triển ở một số nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần tự giác tuân thủ quy tắc dân chủ, xây dựng và kiện toàn thể chế dân làm chủ, hình thành trật tự dân chủ ổn định, bền vững.

Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH

[ĐCSVN] - Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, đăng trên Báo Nhân dân, ngày [16/5/2021], đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định và làm rõ, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội...

Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV thuộc Đơn vị
bầu cử số 1 của TP Hà Nội. [Ảnh: Đăng Khoa]

Phát triển lý luận và thực tiễn về dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những thành tựu to lớn của Đảng ta qua 35 năm đổi mới, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đường lối đổi mới của Đảng vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đáp ứng được khát vọng của nhân dân, phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn Việt Nam. Tổng kết về vấn đề này, khẳng định: “Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”[1]. Đây là một trong những luận điểm khái quát cốt lõi về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Thứ nhất: “Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước ta là một nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới là trách nhiệm của dân... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”[2], trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã khẳng định, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chế độ xã hội xã hội “do nhân dân làm chủ”[3], ở đó, quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ và làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động lãnh đạo, thực hiện nhất nguyên về chính trị. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp, thông qua các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, trên cơ sở nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước “đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội”[4].

Với bản chất và đặc điểm nêu trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là chế độ dân chủ thực sự, không phải là dân chủ hình thức, cực đoan, vô chính phủ. Nó đối lập với chuyên quyền độc đoán, đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, quan liêu. Nói một cách khác, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ thấm nhuần đầy đủ và sâu sắc nhất tính pháp lý và tính nhân văn. Khẳng định điều này, đồng chí Tổng Bí thư đã viết: “Chúng ta cần một xã hội, mà trong đó, sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người”[5].

Trong những năm thực hiện đổi mới, Đảng đã nhận thức sâu sắc rằng để đi lên chủ nghĩa xã hội, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.., nhất thiết phải xây dựng thành công nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bởi vì “dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển”[6], không có dân chủ thì không có chủ nghĩa xã hội. Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hoá của dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa kết tinh trong bản thân mình toàn bộ những giá trị dân chủ đạt được trong lịch sử và nảy sinh những giá trị dân chủ mới về chất. Ở đây, dân chủ trở thành giá trị phổ biến của xã hội, thâm nhập vào mọi quan hệ chính trị - xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bao quát mọi góc độ trong sự tồn tại của con người, tạo ra ngày càng đầy đủ những điều kiện cho sự giải phóng mọi năng lực sáng tạo của con người. Đây cũng là căn cứ để Đảng ta xác định, dân chủ là một trong những thành tố quan trọng trong hệ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trên cơ sở những chỉ báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ “dân là chủ” đến “dân làm chủ” là một bước phát triển về chất, Đảng ta không chỉ xác định vị thế, tư cách chủ thể xã hội là của nhân dân, “dân là gốc”, mà quan trọng hơn, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phải làm cho nhân dân được hưởng quyền làm chủ và có năng lực, phương pháp, bản lĩnh làm chủ trên thực tế... khi đó, dân chủ trở thành động lực để xây dựng, phát triển đất nước. Tại Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định: “…thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân hưởng thụ””[7].

Thứ hai: “Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”

Thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặc biệt qua 35 năm đổi mới, thể hiện rất rõ và hết sức sinh động những tiến bộ đạt được trong phát huy dân chủ, cũng như xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Quan niệm về dân chủ ngày càng được mở rộng. Dân chủ được xem xét trên nhiều khía cạnh: là chế độ chính trị; là giá trị; là phương thức và nguyên tắc tổ chức xã hội; dân chủ chung đối với xã hội và dân chủ riêng đối với mỗi cá nhân; dân chủ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dân chủ phải được thể hiện trong tất cả các cấp độ: Từ cơ quan lãnh đạo cao nhất đến từng cơ sở; đặc biệt quan trọng là dân chủ ở cơ sở.

Bên cạnh đó, Đảng ta chỉ rõ: “Quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức, tách rời dân chủ với kỷ cương, pháp luật”[8], nguyên nhân của hạn chế này là do hoạt động của hệ thống chính trị chưa thực sự đồng bộ, hiệu quả, các điều kiện để người dân làm chủ chưa đầy đủ, sự thiếu gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên, sự thiếu ý thức dân chủ, lợi dụng dân chủ của một bộ phận nhân dân… Do vậy, đồng chí Tổng Bí thư chỉ rõ: “Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”.

Để xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu đòi hỏi phải có “…một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”[9]. Phải phát huy vai trò chủ thể của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, nhằm huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng thông qua Nhà nước lãnh đạo toàn xã hội phát triển theo đúng con đường xã hội chủ nghĩa. Nhà nước là tổ chức quyền lực của nhân dân, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật, tổ chức quản lý, điều hành xã hội để hiện thực đường lối chính trị của Đảng, hành động vì quyền lợi của nhân dân, điều gì có lợi cho dân phải cố gắng làm, điều gì có hại cho dân phải hết sức tránh, chăm lo phát triển, bồi dưỡng và tiết kiệm sức dân như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do vậy: “Mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”[10]. Nhân dân là người chủ xã hội, cho nên nhân dân không chỉ có quyền, mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định, thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Như vậy, trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ là một trong những mối quan hệ lớn cần được tăng cường nắm vững và giải quyết hiện nay nhằm hiện thực hóa mục tiêu: “Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích” như ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư nêu trong bài viết.

Là ước vọng hàng ngàn năm của tuyệt đại đa số nhân dân lao động, tuy nhiên, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản nói chung, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng là thực tiễn chưa có tiền lệ, khác với nền dân chủ tư sản đã có lịch sử hàng nhiều trăm năm và bản thân nó cũng đã và đang tiếp tục phải cải tiến, điều chỉnh. Do vậy, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo ý kiến của đồng chí Tổng Bí Thư, cần phải nhận thức là quá trình lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chỉ có như thế mới khắc phục các biểu hiện chủ quan duy ý chí nóng vội, cũng như tâm lý chán nản, dễ chấp nhận khiến cho quá trình dân chủ hóa trì trệ, bất cập với yêu cầu đổi mới. Chúng ta vừa tăng cường thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, nhưng cũng cần tránh các biểu hiện dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, dân chủ kiểu phương Tây, lợi dụng dân chủ - nhân quyền để gây mất ổn định, thực hiện cách mạng “sắc màu” hòng thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, không được phiến diện trong nhận thức về mối quan hệ giữa “đa đảng”, “đa nguyên” với mức độ cao thấp của dân chủ; khắc phục sự mơ hồ về thực chất và hình thức biểu hiện của nền dân chủ tư sản như đồng chí Tổng Bí thư đã nêu: “Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do”… không hề bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân hay vì nhân dân”[11]. Cũng như vậy, nếu ai đang đồng nhất giữa dân chủ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa đầy đủ sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Song song với những bất cập trên, còn cần phải khắc phục tính biệt lập trong xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tuy khác biệt về bản chất chính trị với dân chủ tư sản, nhưng điều đó không ngăn trở việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các thành quả của nhân loại trong xây dựng nền dân chủ của Việt Nam.

Xây dựng chế độ dân chủ phải được coi là sự nghiệp cách mạng lâu dài như khẳng định của đồng chí Tổng Bí thư, nhưng được coi là nhiệm vụ trọng yếu, bởi dân chủ vừa thể hiện bản chất của chế độ ta vừa là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí và tin tưởng rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những “giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang định, kiên trì theo đuổi”, như ý kiến của đồng chí Tổng Bí Thư./.

----------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1], [4], [5], [9], [10], [11]. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, ngày 16 tháng 5 năm 2021

[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG – ST, tr.232

[3], [6] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, tr.70

[7], [8] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG Sự thật, tr.27, 89

PGS.TS Đỗ Thị Thạch

Học viện CTQG Hồ Chí Minh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Tiếp tục thực hiện chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”
  • Bà Rịa- Vũng Tàu kết nạp 1.608 đảng viên
  • Điều chỉnh mức phạt đối với vi phạm hành chính trong lĩnh văn hóa để tăng tính răn đe
  • Cử tri Hòa Bình kiến nghị giải quyết chính sách cho đối tượng đặc thù
  • Bầu 2 Phó Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng
  • Đánh giá đúng tình hình để đưa ra định hướng, giải pháp và những quyết sách đúng
  • Hà Nội: Nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII

Video liên quan

Chủ Đề