Og lỗi và theo dõi tiến độ fix bug năm 2024

Theo dõi, quản lý các task và lỗi phát sinh trong 1 dự án nói chung, hay dự án phần mềm nói riêng là một công việc rất cần thiết, không chỉ với người quản lý mà còn rất quan trọng với từng thành viên trong team dự án. Nhằm tối ưu hóa công việc Report Bug, team phát triển đã cho ra đời thành công các công cụ hữu ích phục vụ anh chị em Tester. Điển hình phải kể đến tool Jira.

Đôi nét về Jira

Các tính năng cơ bản của Jira bao gồm:

– Theo dõi tiến độ của dự án

– Quản lý các tasks, bugs, cải tiến, tính năng mới hoặc bất kỳ vấn đề gì xảy ra

– Tạo và lưu lại những bộ lọc có cấu hình cao (dynamic queries) xuyên suốt mọi vấn đề trong hệ thống; chia sẻ bộ lọc với người sử dụng khác, hoặc đăng ký và nhận được các kết quả qua hệ thống thư điện tử định kỳ

– Xây dựng quy trình làm việc tương thích với yêu cầu của từng dự án

– Bảng dashboard cung cấp cho mỗi người dùng một không gian riêng để xem mọi thông tin liên quan đến cá nhân

– Cung cấp nhiều loại báo cáo thống kê với nhiều loại biểu đồ khác nhau phù hợp với nhiều loại hình dự án và đối tượng người dùng

Với rất nhiều tính năng ưu việt trên, Jira cũng là một công cụ được đại đa số các công ty phần mềm quy mô lớn sử dụng. Vậy cùng tìm hiểu thao tác sử dụng với Jira nhé.

Hướng dẫn thao tác hiệu quả với Jira

Og lỗi và theo dõi tiến độ fix bug năm 2024

Trên màn hình giao diện của Jira có các mục như sau, các bạn hãy chú ý các nội dung và cách thao tác với từng mục nhé.

1.Project: Chọn tên dự án

2. Type: Chọn kiểu issue (Bug, Task, Epic, SubTask ….). Để báo cáo lỗi, các bạn kick chọn issue type là Bug.

3. Status: Trạng thái của Issue (To do, In Progress, In review / Resolve, Done / Close, Cancel…)

4. Assignee: Tên user/ tức là thành viên được phân giải quyết issue

5. Textbox (Contains text): Nhập từ khóa có chứa trong issue cần tìm

6. More: Thêm nhiều tiện ích hay được dùng để tìm kiếm hơn như:

• Updated Date

• Created Date

• Reporter

• Label

• Description

• Priority…

Bug Report

Cùng xem bảng so sánh dưới đây để nắm được những đặc điểm của 1 Bug Report hiệu quả:

Bug report chất lượng tốtBug report chất lượng trung bìnhChứa đầy đủ thông tin về vấn đề cần sửaThiếu thông tin hoặc thông tin không rõ ràngCó thể tái hiện đượcKhông thể tái hiệnTạo nên được tiền đề phối hợp giữa Dev và TesterGây tranh cãi hoặc không hợp tác giữa Dev và TesterBug được sửa nhanhBug không được sửa

Làm thế nào để Report Bug một cách hiệu quả, chất lượng? Lắng nghe một số tips hay mình đã học và tích lũy được trong quá trình làm việc:

Thứ nhất, bạn hãy tập làm quen với việc chuẩn bị, tạo evidence trong mọi việc.

Bạn hãy chụp lại ảnh ngay khi gặp Bug hoặc các hiện tượng lạ. Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ chụp ảnh/ quay video miễn phí hoặc trả phí mà rất dễ sử dụng, chẳng hạn như các phần mềm mình hay sử dụng như: Lightshot, Bandicam, Snipping tool,…

Thứ hai, xác nhận lại Bug.

Tester cần tự tái hiện Bug ít nhất là 3 lần trước khi báo cáo. Điều này tránh cho các nhầm lẫn và giúp bạn phát hiện nó kịp thời.

Sau khi bạn đã tái hiện thành công Bug, cần phải báo cáo ngay lập tức.

Có nghĩa là sau khi gặp và đã xác định đó là Bug thì nên báo cáo luôn, không chờ viết Bug report xong hoặc test xong phần đó rồi mới báo cáo.

Một lưu ý quan trọng liên quan đến nội dung Bug Report, Tester cần viết tóm tắt lỗi rõ ràng.

Đây là phần quan trọng chỉ sau phần tiêu đề. Nên mô tả lỗi ngắn gọn. Các bước nên đánh thứ tự 1-2-3…, mỗi step chỉ mô tả một hành động, không viết dài quá, lủng củng, gây khó hiểu cho người đọc và nhận bug.

Cách sử dụng ngôn ngữ cũng vô cùng quan trọng, bạn không nên sử dụng ngôn ngữ gây tổn thương người đọc.

Cần gọi đúng, đủ tên, nếu không phải là Bug thì nên gọi là vấn đề của chức năng nào đó, không đánh đồng gọi là Bug gây ảnh hưởng tới tâm lý người làm task.

Cuối cùng, với các bug khó tái hiện.

Gặp trường hợp không thể tái hiện lỗi giống nhau trên máy Dev và Tester thì nên dùng máy thứ 3 để tái hiện. Như vậy sẽ đánh giá được chính xác, khách quan lỗi hơn.

Tham gia khóa học Tester cho người mới tại CodeStar Academy, bạn sẽ được cung cấp tài khoản truy cập vào Jira và được hướng dẫn, thao tác, thực hành thật Report Bug trong các dự án thực tế.

Khóa học Tester cho người mới tại CodeStar đào tạo theo phương pháp training on job với thời gian thực hành lên đến trên 60% thời lượng khóa học. Vì vậy bạn có thể nhanh nâng cao kỹ năng test và thành thạo các công việc thực tế của một người Tester trong dự án.

Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về khóa học Tester cho người mới của CodeStar Academy tại link: https://codestar.vn/product/testing-for-freshers/ và https://codestar.vn/khoa-hoc-tester-cho-nguoi-moi-hoan-toan/

Chúc mọi người sẽ lựa chọn được cơ sở đào tạo tốt nhất và có nhiều trải nghiệm học tập, thực hành bổ ích!