Ở người thanh niên Cộng sản ấy luôn luôn tin vào sự tất thắng của cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Vận mệnh của dân tộc, sự phát triển của đất nước tùy thuộc vào sự giác ngộ cách mạng và trách nhiệm của thanh niên. Thanh niên là một lực lượng to lớn, là đội quân xung kích trên mọi mặt trận của cách mạng.

Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống kiên cường bất khuất của tuổi trẻ Việt Nam trong lịch sử, lại được chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng, ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Muốn đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đi đến thắng lợi phải có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản, phải tổ chức lực lượng toàn dân tham gia cách mạng. Muốn vậy, trước tiên phải giác ngộ cách mạng cho thanh niên, từ thức tỉnh thanh niên để thức tỉnh dân tộc, hướng cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản.

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Trong tình thế như "ngàn cân treo sợi tóc", Hồ Chí Minh động viên và giao nhiệm vụ cho thanh niên cả nước hăng hái đi đầu trong việc tăng gia sản xuất, xóa nạn mù chữ, thực hành đời sống mới, khẳng định thanh niên là lực lượng chính trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tháng 9.1945, Hồ Chí Minh gửi gắm niềm tin tưởng của mình vào thế hệ trẻ: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".

Trong "Lời kêu gọi thanh niên Nam Bộ" ngày 30.10.1945, Người viết: "Trong cuộc chống xâm lăng này các bạn đã là bức Vạn Lý Trường Thành vững chắc, các bạn phải thống nhất mặt trận thanh niên, đoàn kết, nêu cao tinh thần tin tưởng ở sức mạnh của dân tộc. Những gương hy sinh anh dũng của các bạn đã sáng rọi khắp nước, những chiến công oanh liệt của các bạn đã làm cho toàn thể đồng bào thêm kiên quyết". Năm 1947, Hồ Chí Minh có lời khẳng định: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần lớn là do các thanh niên".

Trong quá trình lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mỹ và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, Hồ Chí Minh thường xuyên theo dõi từng bước trưởng thành và cống hiến của tuổi trẻ Việt Nam, dành cho thế hệ trẻ niềm tin yêu và tình cảm đặc biệt.

\n

Trong các thư gửi thanh niên và trong các dịp trực tiếp gặp gỡ với thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh đều nhấn mạnh vai trò to lớn của thanh niên và động viên kịp thời những thành tích thanh niên cả nước đạt được trong mọi lĩnh vực học tập, sản xuất, chiến đấu, tu dưỡng rèn luyện... Người luôn luôn nhấn mạnh vai trò xung kích của thanh niên trong phong trào cách mạng. Vai trò xung kích trước hết phải được thể hiện ở: "Việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên", nơi nào người khác làm ít kết quả thì thanh niên đến làm tốt hơn.

Theo Người, sự nghiệp cách mạng càng phát triển thì càng đòi hỏi thanh niên thực hiện tốt hơn vai trò xung kích của mình. Người nói: "Thời đại này là thời đại vẻ vang của thanh niên. Mà thanh niên phải là đội xung phong trên các mặt trận chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật". Thanh niên muốn xứng đáng vai trò là người quyết định tương lai trước hết phải tự giác rèn luyện, không ngừng học tập, có chí tiến thủ, xung phong gương mẫu trong mọi công việc. Sự rèn luyện tu dưỡng của thanh niên phải được thể hiện trên mọi phương diện: rèn luyện đạo đức cách mạng, trau dồi và nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện ý chí và lòng dũng cảm, rèn luyện thân thể v.v...

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đã nhận rõ vai trò to lớn và đặt niềm tin vào khả năng cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam. Niềm tin ấy chính là nguồn động viên khích lệ lớn lao đối với các thế hệ thanh niên, làm cho họ vững tin hơn ở chính bản thân mình, tạo nên sức mạnh dời non lấp biển, đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, khi Đảng và nhân dân cần đến.

Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng đất nước, thanh niên nước ta luôn luôn là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an, dân quân tự vệ, đi đầu trong các phong trào đấu tranh chính trị, xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa... Chứng kiến sự cống hiến và trưởng thành của tuổi trẻ Việt Nam, tại lễ kỷ niệm lần thứ 35 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, tháng 3.1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh nói lên niềm tin tưởng, phấn khởi của Người đối với thế hệ trẻ: "Là người theo dõi tổ chức thanh niên từ bước đầu hiếm hoi chỉ có 8 cháu, ngày nay thấy có hàng triệu đoàn viên thanh niên, hàng triệu cháu bé nhi đồng phát triển mơn mởn như hoa mùa xuân. Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Bác rất tự hào, sung sướng và thấy như mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang".

Ngày nay, niềm tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đã truyền thêm cho thế hệ trẻ nước ta nguồn sức mạnh mới, luồng sinh khí mới tham gia tích cực các phong trào hành động cách mạng "Thanh niên lập nghiệp", "Tuổi trẻ giữ nước", phong trào "Thanh niên tình nguyện", hăng hái thi đua học tập, lao động, sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, đóng góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước theo con đường của CNXH.

Tin liên quan

Câu nói ấy đã thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc và quyết chiến đấu với giặc tới cùng của người chiến sĩ cộng sản trẻ Lý Tự Trọng. Qua câu nói ấy đã cho thấy ý chí, hành động, đức tính và bản lĩnh kiên cường, gan dạ, dũng cảm, bất khuất của anh; một lòng trung thành với lý tưởng cách mạng, có tư chất thông minh, nhận định thời cuộc sắc bén. Câu nói còn là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh. Đã 86 năm trôi qua, câu nói đầy “chất thép” của anh hùng Lý Tự Trọng vẫn vang vọng đâu đây và mãi là “kim chỉ nam” cho ý chí, hành động của thế hệ thanh niên Việt Nam trong mọi thời đại. Bước sang thế kỷ 21, đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển với nhiều cơ hội và thách thức để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, vai trò và nhiệm vụ của thanh niên vô cùng quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu này. Muốn vậy, thanh niên phải xác định được lý tưởng sống và con đường cách mạng chân chính của mình. Đó là xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên trong thời kỳ mới, có lý tưởng sống cao đẹp: “Tâm trong – Trí sáng – Hoài bão lớn”; luôn biết suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình; thực hiện nhiều việc làm ý nghĩa giúp ích cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.

Bác Hồ đã từng lấy hình mẫu đồng chí Lý Tự Trọng để giáo dục thanh niên. Bác nói: "Đồng chí Lý Tự Trọng đã nêu gương chân chính cách mạng cho chúng ta noi theo. Ngày nay được Đảng giáo dục, có Đoàn dìu dắt, thanh niên chúng ta phải xung phong gương mẫu trong đạo đức, trong sinh hoạt, trong học tập, trong chiến đấu phải thực hiện "đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm". Từ đó, có thể suy rộng ra rằng: Con đường cách mạng của thanh niên ngày nay chính là con đường phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Và câu nói nổi tiếng của đồng chí Lý Tự Trọng lại tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết cho thanh niên ngày nay về tinh thần chiến đấu, xung kích, cống hiến, bảo vệ và dựng xây quê hương, đất nước ngày càng phát triển.


 


Đồng chí Tôn Ngọc Hạnh - TUV, Bí thư Tỉnh Đoàn trao giấy khen cho các đoàn viên tiêu biểu tại lễ
kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng.

 

Để thực hiện được nhiệm vụ ấy, thanh niên ngày nay cần phải học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng để trở thành một người thanh niên chân chính: “Trung thành - dũng cảm - khiêm tốn” như Bác Hồ đã dạy. Nghĩa là phải trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với tổ quốc, với Đảng, với giai cấp; không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện "gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người" và không nên tự cho mình là người tài giỏi, không khoe công, không tự phụ. Thanh niên là thế hệ làm chủ tương lai của đất nước, muốn xứng đáng vai trò làm chủ thì phải không ngừng học tập. Vì vậy, Bác rất quan tâm đến việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ của thanh niên. Bác chỉ rõ: “Nhiệm vụ chính của thanh niên, học sinh là học. Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh tức là để làm trọn nhiệm vụ người làm chủ nước nhà". Và Bác cũng căn dặn: "Đối với thanh niên trí thức cần phải đặt câu hỏi: "Học để làm gì? Học để phụng sự ai?". Điều này đồng nghĩa với việc, thanh niên phải xác định được mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của mình. Lý tưởng của anh hùng Lý Tự Trọng chính là con đường cách mạng nhằm đánh đuổi kẻ thù. Còn những đoàn viên thanh niên chúng ta ngày nay, lý tưởng chính là hướng tới một xã hội: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Lý tưởng của thanh niên không cần phải là một cái gì “đao to búa lớn”, mà hãy bắt đầu bằng những việc làm bình dị nhất, vừa sức nhất, cụ thể nhất. Bởi qua kết quả hành động và việc làm thiết thực mới chứng minh được lòng yêu nước, yêu dân tộc, tinh thần dấn thân, xung kích của thanh niên và khẳng định được vị trí của mình. Có yêu nước, yêu dân tộc và có ý chí vươn lên, thanh niên mới có ý thức gìn giữ, xây dựng, duy trì nền hòa bình, phát triển của đất nước. Đất nước phát triển bền vững thì lịch sử dân tộc mới tồn tại, phát triển dày thêm những trang mới. Do đó, thanh niên ngày nay phải sống có mục đích, lý tưởng cao đẹp như con đường cách mạng mà anh hùng Lý Tự Trọng đã chọn.


 

Video liên quan

Chủ Đề