Mẹo chữa lông quặm

Lông xiêu thường bị nhầm với quặm mi, hiện tượng mi mọc ngược vào trong. Tuy nhiên, có thể phân biệt bằng hiện tượng: bờ mi mắt bị cuộn vào trong, đẩy hàng lông mi vào nhãn cầu được gọi là quặm mi, còn lông xiêu là sợi lông mi mọc ngược hướng vào phía nhãn cầu.

Lông xiêu là gì?

Tại chân của mỗi sợi lông mi có một nang lông với nhiệm vụ tiết ra chất nhờn. Khi vi khuẩn xâm nhập gây viêm, nang lông sưng to, ứ đọng chất bã nhờn tạo thành kén – được gọi là lẹo mắt. Nếu lông mi mọc ngược vào bên trong sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu. Phần lớn mọi người thường nhầm lẫn giữa quặm mi và lông xiêu.

Lông xiêu là tình trạng những sợi lông mi mọc ngược hướng vào phía nhãn cầu, trong khi bờ mi mắt ở vị trí bình thường.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng lông xiêu

Nguyên nhân gây lông xiêu là do sẹo vùng bờ mi sau khi bị bệnh mắt hột, chấn thương, phẫu thuật…

Hoặc tình trạng viêm bờ mi mạn tính làm biến đổi vùng bờ mi cũng gây lông xiêu. Ngoài ra, cũng có những trường hợp bị lông xiêu mà không tìm được nguyên nhân nào cả.

Cũng giống như quặm mi, lông xiêu trong một thời gian dài mà không được điều trị thì có thể dẫn đến sẹo giác mạc, viêm giác mạc, thậm chí mù lòa. Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa mắt để các bác sĩ chẩn đoán chính xác bạn bị quặm mi hay lông xiêu và có hướng điều trị cho bạn.

Mặc dù lông xiêu có nguy cơ tổn thương giác mạc nhưng tổn hại thị lực trong bệnh nhân là không cao, chỉ có 1,27% bệnh nhân bị mù trong số bệnh nhân bị lông xiêu. Vị trí lông xiêu chủ yếu gặp ở 1/3 trong của mi [68,1%] giải thích cho tỷ lệ tổn thương giác mạc thấp do các lông xiêu không trực tiếp cọ vào giác mạc

Triệu chứng của lông xiêu

Khi bị lông xiêu, bệnh nhân thường sẽ cảm thấy bị cộm xốn, đỏ mắt, kích thích mắt, chảy nước mắt, đặc biệt khi chớp mắt…

Khi bị lông xiêu, đôi mắt sẽ nhạy cảm với ánh sáng, dần dà có thể khiến thị lực giảm sút, mắt bị mờ dần.

Điều trị bệnh lông xiêu

Để điều trị bệnh lông xiêu, có hai phương pháp chính thường được áp dụng là nhổ lông xiêu và đốt lông xiêu.

Nếu tình trạng lông xiêu ít, nhổ lông xiêu giúp lấy đi những sợi lông mọc sai hướng, thường sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng tình trạng khó chịu, cộm xốn. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau đó, những lông xiêu sẽ mọc lại.

Nhổ lông xiêu được thực hiện các bước khá đơn giản và nhanh chóng như lật bờ mi, sử dụng pince [nhíp] nhỏ nhổ lông xiêu, tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.

Nếu nhiều lông xiêu gây tổn thương trực tiếp đến giác mạc cũng có thể cố gắng nhổ hết được. Giải pháp này có nhược điểm là chỉ một thời gian ngắn sau đó lông sẽ mọc lại. Do đó, đốt điện, lạnh đông, laser hoặc phẫu thuật [giúp lấy đi hoặc làm hư những nang lông] là những phương pháp điều trị loại triệt để tình trạng này.

Phương pháp thường dùng nhất ở trường hợp này là đốt lông xiêu. Đốt lông xiêu gồm có các thao tác cụ thể: Lidocain 2% tê tại chỗ, lật bờ mi, dùng đầu đốt sâu vào nang lông xiêu, tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.

Các loại chất bôi trơn cũng như kháng sinh sẽ giúp bề mặt giác mạc mau lành tổn thương, cũng như điều trị viêm bờ mi nếu có.

Với những trường hợp bệnh nhân cao tuổi thường sẽ không có chỉ định phẫu thuật vì trương lực cơ mi yếu nên hiệu quả phẫu thuật sẽ rất thấp. Do đó, khi cảm thấy cộm hoặc khó chịu ở mắt, người bệnh nên đi khám ở các bệnh viên hoặc cơ sở y tế uy tín về mắt để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị sớm để cải thiện các triệu chứng lông xiêu.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

           Thuật ngữ quặm mi mô tả sự cuộn bờ mi vào trong nhãn cầu. Hậu quả của việc này là lông mi sẽ cọ xát liên tục vào giác mạc [tròng đen] và kết mạc [tròng trắng] của mắt và gây tổn thương những cấu trúc này.

           Nguyên nhân phổ biến nhất của quặm mi là do sự lỏng lẻo của các mô nâng đỡ mi do lão hóa. Điều này dẫn đến sự cuộn bờ mi vào trong nhãn cầu. Các nguyên nhân khác là do sẹo mặt trong mi gây ra do viêm, mắt hột chấn thương hay bẩm sinh.

           1.Quặm do tuổi già:

Quặm do tuổi già thường ở mi dưới. Phần lớn quặm tuổi già là ở trên những mắt bị lõm do tiêu mỡ hốc mắt, làm mất chỗ dựa phía sau của mi khiến cho bờ mi bị đổ ra sau và vào trong.

           2.Quặm bẩm sinh:

Bờ mi lộn vào trong do khuyết tật cấu trúc của sụn mi, tăng sản cơ vòng mi và lớp da.

           3. Quặm do sẹo:

Là một biến chứng muộn của những bệnh kết mạc và sụn mi [mắt hột, hội chứng Stevens – Johnson, bỏng hoá chất, bệnh Pemphigut mắt…]. Sụn mi mắt bị uốn cong vào trong, kết mạc mi có sẹo, đôi khi có dính mi một phần.

           4. Quặm do co thắt:

Chủ yếu ở mi dưới, xảy ra ở người lớn khi có co thắt mi mạn tính [do sang chấn sau phẫu thuật, viêm ở mắt]. Bệnh nhân nheo mắt kéo dài làm cho bờ mi bị cuộn vào trong. Sự kích thích giác mạc làm cho quặm ngày càng nặng thêm. 

           Việc lông mi cọ liên tục vào giác mạc và kết mạc có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Chảy nước mắt quá mức
  • Mắt có nhiều ghèn
  • Cộm xốn như có cát trong mắt
  • Đau khi tiếp xúc với ánh sáng
  • Nhìn mờ

           Quặm mi kéo dài không được chữa trị có thể dẫn đến sẹo giác mạc cũng như gia tăng nguy cơ viêm loét giác mạc. Điều này rất nghiêm trọng có thể dẫn đến giảm sút thị lực thậm chí mù lòa hoàn toàn. Vì thế nên chữa quặm trước khi xuất hiện biến chứng vĩnh viễn này. Nếu bệnh nhân quặm cần phẫu thuật đục thủy tinh thể thì nên phẫu thuật quặm trước khi phẫu thuật thủy tinh thể.

- Tra mỡ kháng sinh [Tobramicin, Erythromycin… 3 lần/ngày để điều trị viêm giác mạc chấm nông].

- Tạm thời có thể dùng băng dính lật bờ mi ra xa nhãn cầu.

- Muốn điều trị dứt điểm thường phải phẫu thuật: Mục đích của phẫu thuật là làm cho khít lại mi và những chỗ bám vào của mi nhằm trả lại tính đàn hồi và tái lập vị trí bình thường của mi; ngay sau khi phẫu thuật quặm mi thành công bạn sẽ dễ dàng thấy được sự thay đổi của đôi mắt. Tuy nhiên, để mắt lành lặn thì phải cần từ 5-7 ngày để cắt chỉ.

           Nếu cần trì hoãn phẫu thuật: Có thể treo hoặc khâu tạm thời da mi phía thái dương để bảo vệ mắt. Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo đi kèm. Đây chỉ là phương pháp tạm thời.

           Quặm mi gây sự kích thích kết giác mạc trong những trường hợp nặng có thể dẫn đến mờ vĩnh viễn thậm chí mù lòa. Bệnh nhân nên đến khám bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và điều trị sớm.

           PHẪU THUẬT QUẶM MI MẮT TẠI BỆNH VIỆN NAM THĂNG LONG

           Hiện nay Bệnh viện Nam Thăng Long với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Mắt giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng các trang thiết bị hiện đại sẽ giúp việc khám chữa bệnh nhanh chóng, chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất. Bệnh viện Nam Thăng Long thực hiện chi trả bảo hiểm y tế cho các dịch vụ kỹ thuật chuyên khoa mắt; thủ tục nhanh chóng thuận tiện.

           Vui lòng liên hệ để được nhân viên y tế hỗ trợ tại đây!

                     BS. Hoàng Thị Hương, BS. Lại Văn Phúc – Khoa Liên chuyên khoa

 Bài viết này sẽ cung cấp lời giải đáp hoàn hảo cho câu hỏi làm thế nào để xử lý lông quặm ở người già

Lông quặm ở mắt là một trong những hiện tượng thường gặp ở người già. Hiện tượng này gây ra sự khó chịu cho vùng mắt, ảnh hưởng đến hoạt động của mắt và sinh hoạt hàng ngày của người già. Vậy làm thế nào để xử lý lông quặm ở người già? Bài viết dưới đây sẽ mang đến lời giải đáp cho vấn đề của bạn.

Làm thế nào để xử lý lông quặm ở người già hiệu quả?

Những điều cần biết về lông quặm ở người già

Lông quặm ở người già là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý sao cho đúng. Vì vậy, trước khi tìm hiểu cách xử lý lông quặm mắt, bạn nên biết một vài thông tin dưới đây.

Lông quặm là hiện tượng xuất hiện ở mắt, cụ thể là ở bờ mi dưới. Lông mi bị quặm thường cuộn vào trong nhãn cầu, gây ra cọ xát vào giác mạc [ tròng đen] và kết mạc [tròng đen]. Khi đó, mắt thường có cảm giác khó chịu, ngứa rát và dễ bị chảy nước mắt. Từ đó, khiến mắt trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương.

Lông quặm là hiện tượng xuất hiện ở bờ mi dưới

Lông mi quặm thường xuất hiện ở mi dưới. Nguyên nhân là khi ở độ tuổi nhất định, hốc mắt tiêu mỡ và khiến mắt bị lõm,. Khi đó lông mi dưới bị mất chỗ dựa và đổ ra sau và dẫn lùi vào trong mắt. Khi lông quặm đi vào trong sẽ gây ra cọ xát ở nhãn cầu và khiến bệnh nhân chảy nước mắt. Nếu hiện tượng này kéo dài không được xử lý nhanh có thể dẫn đến viêm giác mạc ở người già.

Quặm mi được chia thành 3 loại chính là thể co quắp, thể nhão và thể sẹo. Trong đó thể nhão là loại lông quặm phổ biến nhất. Cụ thể 3 loại lông quặm này như sau:

+ Thể co quắp: Thể này xuất hiện do viêm giác mạc, viêm kết mạc và thường xuất hiện sau phẫu thuật mắt

+ Thể nhão: Là loại lông quặm thường gặp ở người già. Cụ thể có 2 loại lông quặm nhão là nhão phần dọc và nhão phần ngang.

+ Thể sẹo: Xuất hiện do bỏng hóa chất, do bị chấn thương hoặc do bị mắt hột.

Lông quặm thể nhão thường gặp có 2 loại

Mẹo chữa lông quặm ở mắt

Có thể thấy lông quặm là hiện tượng rất dễ xuất hiện ở tuổi già. Vậy trong tình huống đó, nên xử lý như thế nào? Có nên phẫu thuật lông mi quặm hay nhổ lông lông quặm không?

Để xử lý lông quặm, có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật. Các phương pháp này sẽ làm giảm bớt hoặc loại trừ đi các phần lông mi quặm, rút ngắn mi mắt để chữa nhão mi. Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ thực hiện các cách vuốt bờ mi dưới, rút ngắn hàng lông mi dưới.  Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật sẽ tái tạo lại chỗ bám của cơ kéo mi dưới, loại trừ những tác nhân gây quặp mi khi về già.

Có thể phẫu thuật xử lý lông quặm

Phương pháp phẫu thuật sẽ được thực hiện nếu lông quặm ở người già quá dày. Nếu lông quặm mắt ít, bạn có thể xử lý bằng phương pháp nhổ bằng nhíp. Phương pháp này có thể xử lý nhanh gọn vùng lông quặm ở mắt nhưng dễ gây kích ứng da vùng mi mắt. Vì vậy, trước khi xử lý bạn nên kiểm tra thật kỹ hiện tượng lông mọc như thế nào, vùng da có nhạy cảm không và giữ vệ sinh tuyệt đối trong quá trình thực hiện.

Để chăm sóc mắt khi gặp phải hiện tượng lông quặm, người gia có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt nhân tạo hoặc mỡ dưỡng mắt trong thời gian lâu dài. Các loại thuốc này có tác dụng như một loại kháng sinh, kháng viêm, có khả nâng chữa trị các bệnh như viêm kết mạc, mắt hột,…

Sử dụng thuốc nhỏ mắt để chăm sóc giác mạc khi bị lông quặm

Để làm giảm cảm giác khó chịu khi gặp hiện tượng lông quặm, mắt bị lộn mi vào trong, lông xiêu ở mắt ở người già, bạn có thể sử dụng phương pháp xoa bóp, massage nhẹ nhàng quanh vùng mặt. Chú ý là xoa bóp nhẹ nhàng, không nên dụi mắt quá mạnh gây ra cọ xát, ảnh hưởng đến giác mạc của mắt. Nhưng đây chỉ là phương pháp xử lý khi mắt thấy khó chịu. Để xử lý triệt để hiện tượng lông quặm vẫn nên là tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và thực hiện phẫu thuật.

Trên đây trietlongtangoc.vn đã chia sẻ những thông tin liên quan đến hiện tượng lông quặm ở người già, giúp bạn tìm ra một số giải pháp để xử lý hiện tượng lông này. Nếu bạn đang gặp những vấn đề về lông thừa trên cơ thể và chưa tìm được giải pháp triệt lông hiệu quả nhất, có thể liên hệ số hotline 18002045 để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề