Hướng dẫn cách nấu giò heo giả cầy

Giả cầy là món ăn có hương vị giống cầy nhưng lại làm bằng giò heo, món này có xuất xứ từ miền Bắc vì thế để món ăn được ngon cần phải hội đủ có gia vị của miền Bắc như riềng, nghệ, lá mơ, mắm tôm… và đặc biệt là không được thiếu mẻ. Với nhiều người sống ở nước ngoài xa quê hương, không dễ gì tìm được mẻ thì có thể sử dụng sữa chua đặc thay thế.

Nguyên liệu cần có để làm giò heo giả cầy

– 0.5kg móng giò – 0.5kg thịt chân giò [lọc xương] – 1 củ giềng [30-40gram] – 1 củ sả – 30ml hoặc 2 thìa canh mẻ [hoặc thay bằng sữa chua không đường] – 2 thìa canh [20-25ml] nước mắm – 2.5 thìa café [đầy] mắm tôm – ½ thìa café đường – ½ thìa canh [7-8ml] dấm bỗng [hoặc thay bằng dấm rượu vang] – 1 thìa café bột nghệ [hoặc một củ nghệ tươi] – Tiêu, ớt [tùy khẩu vị]

– Bún & các lọai rau thơm ăn kèm + lá mơ

Cách làm giò heo giả cầy

1. Nướng chân giò – Đây có lẽ là khâu quan trọng nhất trong làm giả cầy. Bởi nếu muốn “giả cầy” giống “cầy” thì phần da [bì] phải được nướng sao cho đủ cứng giòn. Để sau khi nấu, phần da vẫn đủ giòn [như thịt cầy thật] chứ không mềm như bì heo ninh nhừ. – Lý thuyết là như vậy, còn thực hành và kết quả thế nào là phụ thuộc vào tay nghề của người nấu. Cách thơm ngon nhất là nướng chân giò bằng rơm, nhưng cách này khó thực hiện. Nên cách thay thế phổ biến hơn là cuốn nhiều lớp giấy trắng [không dùng giấy báo, vì mực in rất độc hại] quanh chân giò rồi đốt, sao cho lớp bì cứng và ngả vàng nâu là được. – Nếu không có chỗ nào để đốt, các bạn có thể nướng trực tiếp trên bếp điện hoặc bếp gas.

Hoặc có một cách gọn gàng và sạch sẽ hơn nữa là dùng đèn khò [kitchen torch – loại hay dùng để đốt đường trên Crème Brulee] để thui phần da ngoài của móng giò. Ngoài ra, nếu ai có bếp than hay bếp nướng BBQ thì dùng để nướng cũng được. Miễn làm sao cho thịt bên trong không bị chín, chỉ có phần bì được nướng xém thơm thôi. ** Lưu ý: Không nên nướng bằng lò nướng bánh nhé, vì thịt sẽ bị chín quá và mỡ từ chân giò sẽ chảy ra.– Sau  khi nướng xong thì cạo bỏ lớp cháy đen, xát muối đều bên ngoài rồi rửa lại vài nước cho thật sạch. Chặt móng giò, thái thịt móng giò thành miếng vừa ăn.

2. Giềng, sả băm nhỏ hoặc xay nhuyễn [nếu dùng nghệ tươi thì xay nghệ cùng]. Ướp móng giò với tất cả các loại gia vị trong phần Nguyên liệu trong tối thiểu 1 giờ để thịt có thời gian ngấm gia vị. Định lượng của các loại nguyên liệu có thể điều chỉnh lại theo khẩu vị gia đình. Lưu ý là các loại gia vị làm giả cầy đều là các loại có vị mạnh nên quan trọng nhất là làm sao cho các loại gia vị được cân bằng, không có loại nào quá nhiều, sẽ át đi các vị còn lại.

3. Đun nóng chút dầu ăn, để lửa to, đảo thịt qua cho hơi săn rồi đổ nước [sôi] xâm xấp mặt thịt, để lửa nhỏ, ninh đến khi thịt chín mềm vừa phải, không bị quá mềm nát, chân giò và phần da bì giòn.

Một số lưu ý

– Không nên cho quá nhiều nước, chỉ đổ nước ngập khoảng 2/3 thịt rồi nấu theo kiểu om, thịt chín sẽ đậm đà hơn. Sau khi nấu xong, nếu cần nhiều nước để chan bún thì thêm nước sau. – Nếu nhạt thì nêm nước mắm hoặc bột canh, không cho mắm tôm trong khi nấu sẽ dễ làm món ăn có mùi hôi. Nếu muốn thêm vị mắm tôm, đợi sau khi nấu xong mới thêm vào.

– Dùng nóng với bún và các loại rau thơm, thông thường món này đặc biệt ngon ăn kèm với lá mơ và ngò om.

NHÀ HÀNG QUÁ NGON ®

Địa chỉ: 306-308 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: [028] 3 9918 964 [5 lines]

Tư vấn & nhận tiệc: 0906.79.79.32

Email: 

Website: //www.nhahangquangon.com

Facebook: //www.facebook.com/QuaNgon

Chắc hẳn nhiều người vẫn nghĩ cách làm giò heo nấu giả cầy rất khó nhưng thực thực ra lại rất đơn giản. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu giả cầy miền Nam đơn giản vừa lạ vừa ngon từ giò heo thơm lừng cho bữa cơm gia đình bạn thêm phần phong phú và thú vị nhé!

  • Giò heo nấu giả cầy miền Nam
  • Cách làm heo giả cầy
  • Cách nấu giả cầy chân giò heo

Cách nấu giò heo giả cầy miền Nam đơn giản

Cách nấu giò heo giả cầy miền Nam đơn giản

Nguyên liệu

Miền Bắc vô cùng quen thuộc với món thịt lợn giả cầy, người miền Nam cũng rất ưa thích món ăn độc đáo này nhưng gọi nó với cái tên ” giò heo giả cầy ”. Món miền Trung sẽ hướng dẫn bạn cách nấu giò heo giả cầy miền nam vừa đơn giản, dễ làm mà vẫn chuẩn vị địa phương.

Nghệ thuật nấu giả cầy

Giả cầy nổi tiếng vì sử dụng thịt lợn và các gia vị như riềng, sả, mắm tôm, mẻ… tạo nên hương vị quyến rũ cho món ăn độc đáo này. Sở dĩ thịt chó nấu rượu mận là một món ăn được rất nhiều người dân Việt Nam yêu thích bởi mùi vị của thịt chó khác với các loại thịt khác, khi chế biến thì hương vị đặc trưng của loại thịt này càng có sức hút hơn.

Tuy nhiên xã hội ngày một đề cao tính nhân văn, nhân đạo trong việc đối xử với vật nuôi như chó, mèo và việc ăn thịt chó, mèo bị một bộ phận dư luận lên án dữ dội. Những người sành ăn mặc dù yêu thích hương vị của thịt chó nhưng đồng thời họ cũng yêu quý cả vật nuôi của mình nữa.

Dần dần, món ăn này được biến tấu nhiều cách làm độc đáo bằng cách sử dụng các loại thịt khác nhau như thịt lợn, thịt bò, gà, vịt,… nhưng áp dụng công thức tẩm ướp thịt chó để tạo nên một món ăn độc nhất vô nhị chỉ Việt Nam ta mới có đó là ” thịt nấu giả cầy” .

Nhưng dù cách nấu giò heo giả cầy miền nam hay miền Bắc cũng đem đến cho người yêu ẩm thực một món ngon độc đáo đến tài tình. Vậy nên mới nói “nghệ thuật nấu giả cầy” thì nấu cách nào cũng vẫn là ngon, bởi sản phẩm của vùng miền nào cũng có tâm huyết của người nấu và cái nghệ thuật thưởng thức của người dùng. Thứ nước sốt sánh đặc màu vàng sẫm hòa quyện cùng miếng giò heo nhừ tơi có mùi thơm cùng hương vị ngọt béo đậm đà và vị chua man mát luôn có sức hút không thể chối từ .

READ  【TOP 5+】Quán Bún Chả Cá Sứa Nha Trang 2021【Ăn Quên Lối Về】

Cách nấu giò heo giả cầy miền nam thơm ngon lạ miệng

Cũng giống như cách nấu thịt kho tàu, Cách nấu giò heo giả cầy miền nam có đôi chút biến tấu và khác biệt so với giả cầy miền Bắc. Ngoài Bắc người dân trong quá trình chế biến rất thích sử dụng riềng bởi hương thơm độc đáo, đặc biệt không thể thiếu vắng vị chua của mẻ. Ngược lại, người dân miền Nam rất hay sử dụng đường trong chế biến các món ăn, vì thế mà giả cầy miền Nam thường có vị ngọt, cộng hưởng chung với đó là vị béo của nước cốt dừa và mùi thơm của sả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món giò heo giả cầy miền nam bao gồm :

  • Chân giò heo : 1 cái từ 1-1,5kg. Lời khuyên dành cho bạn đó là nên chọn phần chân giò heo phía trước sẽ ngon hơn so với phần chân giò sau. Bởi phần chân giò trước rất chắc thịt, có nhiều bắp gân, khi nấu giả cầy thịt sẽ chắc, ngọt và thơm hơn. Nếu khó nhận biết, bạn có thể ra chợ và nhờ người bán hàng tư vấn nhé.
  • Măng củ : 200gr. Bí quyết để chọn măng củ tươi ngon bạn nên chọn củ có hình thô, to đều nhau, có thể bấm thử ngón tay nếu thấy giòn, cảm giác hơi non thì đó là măng mới. Đặc điểm nhận dạng khác là bề mặt măng củ không có đốm, lá nâu ko bị héo, vỏ mỏng, nhiều nước, có mùi đặc trưng thì cũng là măng tươi. Nếu nhận thấy măng có màu trắng, vàng hay có mùi hôi bất thường thì không nên sử dụng.
  • Bún : 1 kg. Tùy theo sở thích mỗi người bạn có thể mua bún lá hoặc bún rối.
  • Riềng: 1 củ. Đây là nguyên liệu quyết định độ dậy mùi của món giả cầy giò heo, hãy chọn củ riềng to, mọng, non. Đừng nên mua riềng quá già hay quá héo thì khi nấu riềng sẽ không thể tiết ra mùi thơm đặc trưng cho món ăn.
  • Sả: 3 cây. Món giả cầy miền Bắc không sử dụng xả bởi đã có mùi của các thứ gia vị khác át đi, nhưng riêng đối với cách nấu giò heo giả cầy miền Nam có sử dụng sả là một hương vị tạo nên sự khác biệt giữa món ăn của 2 miền.
  • Húng tươi: 4 cây. Bạn nên chọn loại húng tím thay vì húng bạc hà xanh bởi loại rau thơm này rất hợp để ăn kèm giả cầy.
  • Mẻ: 1 chén nhỏ. Có nhiều người miền Nam hay nhầm lẫn giữa mẻ và giấm bỗng. Hai nguyên liệu này hoàn toàn khác nhau về mặt bản chất và cùng thuộc miền Bắc. Mẻ được làm từ cơm nguội hoặc bún ủ trong nhiều ngày để lên men. Còn giấm bỗng được lên men từ rượu nếp.
  • Mắm tôm: 1 chén nhỏ
  • Bột nghệ: 1 muỗng
  • Nước cốt dừa tươi : 1 bát tô
  • Các loại gia vị cơ bản khác : Hạt nêm, đường, muối, nước mắm và dầu ăn.

READ  Cách Nấu Chè Bưởi Không Cần Phèn Chua | Món Miền Trung

Các nguyên liệu tuy rằng nhiều và khó nhớ nhưng tất cả đều quan trọng và góp phần tạo nên một món ăn ngon truyền thống vô cùng đặc sắc. Hãy ghi lại và cùng bắt tay vào các bước tiếp theo để hoàn thành món giò heo giả cầy miền nam thôi nào.

Cách nấu giò heo giả cầy miền nam

Đừng vội vàng mà bỏ qua bước sơ chế nguyên liệu các bạn nhé. Để có một món ăn hoàn hảo thì khâu sơ chế đôi khi lại chiếm vị trí quan trọng quết định hương vị món ăn có hấp dẫn, đúng vị và đảm bảo vệ sinh hay không.

Sơ chế nguyên liệu

  • Chân giò trong quá trình mua bạn có thể nhờ người bán hàng giúp cạo sạch hết lông, đem về xát muối xung quanh rồi đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Riềng, sả gọt vỏ sạch sẽ, rửa qua nước rồi đem đập dập và băm nhỏ.
  • Ớt, tỏi, tiêu xay nhỏ để riêng từng thứ
  • Rau húng nhặt sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút và để ráo. Rau húng dùng để ăn kèm với món giả cầy giúp làm dậy lên hương vị đặc trưng giống như đang ăn thịt chó.
  • Măng củ xát muối, rửa sạch với nước. Măng củ tươi có nhiều chất gây dị ứng nên cần luộc kỹ măng trước khi chế biến. Bạn nên luộc măng với muối 3 lần là tốt nhất. Khi luộc măng xong sôi, đổ măng ra ngâm với nước lạnh từ 3-4 phút rồi rửa sạch với nước. Sau đó cắt măng củ thành các miếng dọc dài bằng ngón tay, để riêng.

Thui chân giò

  • Lúc này ướp chân giò chặt khúc với :

+ 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước mắm

+ 3 muỗng cà phê mắm tôm

+ 1 muỗng canh mẻ

+ 1 muỗng sả băm nhỏ, 1 muỗng riềng băm nhỏ và 1 muỗng dầu ăn

  • Trộn đều chân giò với gia vị và để khoảng 1 tiếng cho chân giò ngấm vị.

Cách chế biến

  • Đổ 3 muỗng cà phê dầu ăn vào nồi, để lửa vừa, đến khi nóng mặt thì từ từ cho phần sả, hành, tỏi, gừng, ớt còn lại vào đảo đều cho dậy mùi thơm.
  • Khi nghe mùi thơm thì cho phần chân giò heo đã ướp vào xào chung, tiếp tục đảo đều tay đến khi phần thịt xăn lại.
  • Khi thịt đã xe mặt, từ từ đổ nước cốt dừa tươi đã chuẩn bị vào đun sôi, vặn to lửa cho đến khi nước sôi bùng lên thì nhẹ nhàng vặn bớt lửa về mức trung bình.
  • Đậy nắp nồi và đun nhẹ cho thịt mềm và ngấm vị. Ninh từ 20-25′ thì mở nồi và cho một chút bột nghệ vào và khuấy đều.
  • Lúc này thịt đã đủ nhừ có thể nêm nếm thêm cho hợp khẩu vị.

READ  cách nấu chè dưỡng nhan mủ trôm | Món Miền Trung

Cách trình bày và thưởng thức

  • Nấu xong có thể múc ra đĩa sâu hoặc tô to và rắc đậu phộng, trang trí một chút lá húng lên trên.
  • Bày bún, bánh mì ăn kèm ra đĩa
  • Làm kèm mắm ớt mặn cho những ai ăn mặn
  • Xếp rau húng, riềng cắt miếng nhỏ, xả cắt khúc đặt lên đĩa để ăn kèm
  • Múc ra từng bát con cho phần riêng của mỗi người. Khi ăn thì chấm bún, bánh mì như ăn các món kiểu Âu với phần nước sốt là món chân giò hầm.

Vậy là Món Miền Trung đã hướng dẫn các bạn xong cách nấu giò heo giả cầy miền Nam thật đơn giản và dễ làm phải không nào. Chúc các bạn thành công và nấu được thêm một món ăn ngon bổ dưỡng dành cho những người thân yêu!

Một số lưu ý trong chế biến

Một số lưu ý trong chế biến

Khi mua chân giò heo, bạn nên lựa phần móng trước. Chân giò heo phía trước chắc thịt, có nhiều bắp gân, khi nấu giả cầy món ăn sẽ ngọt thơm hơn. Khi lựa móng trước, bạn nên lựa kỹ những chân giò heo có phần da căng, sờ vào còn thấy ấm vì đó là những móng giò tươi ngon, chưa qua xử lý đông lạnh.Riềng là nguyên liệu quyết định mùi thơm của món giả cầy giò heo. Bạn nên chọn củ riềng to, mọng, non. Không nên lấy những củ riềng quá già, héo vì khi nấu riềng sẽ không tiết ra mùi thơm cho món ăn.Khi nấu giò heo chỉ nên đổ nước ngập khoảng 2/3 thịt và nấu theo kiểu om, món ăn sẽ đậm đà hơn. Sau khi nấu giò heo chín mềm, nếu cần nhiều nước để chan bún thì bạn mới thêm nước ở bước này.

     Một số từ khóa liên quan:

  • Giò heo nấu giả cầy miền Nam
  • Cách làm heo giả cầy
  • Cách nấu giả cầy chân giò heo

See more articles in category: Cẩm nang bếp

Video liên quan

Chủ Đề