Cách sử dụng panme đo lỗ

Xin chào các bạn!

Hôm này Công ty Cổ Phần Cơ Khí Thanh Duy hướng dẫn các bạn sử dụng và đọc hiểu thước panme đo lỗ, một trong các thiết kế bị đo rất quan trọng trong gia công cơ khí chính xác, trong đo kiểm chi tiết đảm bảo chất lượng về kích thước và dung sai.

1. Khái niệm thước đo lỗ.

a. Thước đo lỗ là gì ?
Thước đo lỗ là một dụng cụ đặc biệt được sử dụng để đo chính xác đường kính bên trong hoặc kích thước của lỗ khoan, lỗ trong các chi tiết hoặc trong các loại ống. Hiện nay, trên thị trường hiện có các loại thước đo lỗ chính sau đây: thước đo lỗ Telescopic, thước đo lỗ nhỏ, thước đo lỗ có kèm với đồng hồ so.

b. Thước đo lỗ Telescopic
Đây là loại thiết bị được sử dụng để đo kích thước bên trong của lỗ bằng cách chuyển kích thước bên trong đến một công cụ đo khác. Công cụ đo đó thường là một panme hoặc một thước cặp.
Thước đo lỗ sẽ được khóa bằng cách xoay đầu có khía của tay cầm và khi tiến hành đo, thước sẽ được đưa vào một góc nhỏ với lỗ, nhẹ nhàng khóa lại với kích thước lớn hơn một chút so với lỗ ở góc đó. Sau đó, lắc tay cầm từ bên này sang bên kia, từ từ di chuyển tay cầm qua lỗ khoan đến phía bên kia. Sau đó sẽ được lấy ra và đo bằng sự trợ giúp của một panme hoặc một thước cặp.

c. Thước đo lỗ nhỏ là gì ?
Thước đo đo lỗ nhỏ ban đầu được đặt nhỏ hơn đường kính đo được. Sau đó nó được đưa vào lỗ khoan và được điều chỉnh bằng cách xoay núm xoay tại chân đế, cho đến khi cảm nhận được áp lực có mức độ nhẹ khi máy đo được di chuyển trong lỗ khoan. Thước đo lỗ sau đó được lấy ra và đo bằng thước cặp hoặc panme.

d.Thước đo lỗ có kèm theo đồng hồ so

Khác với hai loại thước đo lỗ bên trên với thước đo lỗ có kèm theo đồng hồ so được chia làm các phần chính như sau: đồng hồ so [ kiểu cơ hoặc điện tử], trục đo, đầu đo [ đe & điểm tiếp xúc]. Và khi đo các bạn có thể kiểm tra được trực tiếp kết quả đo ngay trên thiết bị. Giúp thao tác đo của các bạn được tiện lợi- nhanh chóng- chính xác hơn.

e. Những lợi ích của việc sử dụng thước đo lỗ

Khi tiến hành thao tác đo đạc và kiểm tra kích thước của bất cứ vật gì nói chung và kiểm tra đường kính lỗ nói riêng thì độ chính xác luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế để đảm bảo độ chính xác cho kết quả đo chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thước đo lỗ. Đây là thiết bị chuyên dụng được thiết kế cho nhu cầu đo lỗ, đặc biệt là loại thước đo lỗ có bao gồm đồng hồ so đây là loại thước đo lỗ tốt nhất. Chỉ cần một loại thiết bị mà bạn vừa có thể dễ dàng tiến hành thao tác đo vừa có thể kiểm tra kết quả đo một cách nhanh chóng và chuẩn xác. Giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí mà vẫn mang đến hiệu quả cao nhất.
f. Trở thành một thiết bị đo phổ biến cho những người làm kỹ thuật
Cùng với panme, đồng hồ so hay thước cặp thì thước đo lỗ dần trở thành một thiết bị đo phổ biến cho những người làm trong ngành kỹ thuật như kỹ sư, thợ cơ khí, thợ máy,…. Giúp họ thực hiện thao tác đo đạc một cách nhanh chóng chính xác nhất. Ngoài ra thước đo lỗ có thể được sử dụng ở bất kỳ nơi đâu từ trong nhà máy, công xưởng cho đến ra ngoài công trường. Một số loại thước đo lỗ còn được thiết kế để sử dụng cho công tác hiệu chuẩn trong phòng thí nghiệm.

g . Kinh nghiệm lựa chọn thước đo lỗ phù hợp
Dưới đây là một số kinh nghiệm và tiêu chí để giúp bạn từng bước trả lời cho câu hỏi nên lựa chọn loại thước đo lỗ làm sao cho tốt nhất ? Ở phần này chúng tôi sẽ tập trung vào loại thước đo lỗ được bao gồm đồng hồ so. Mời các bạn cùng theo dõi.
Nhu cầu sử dụng, giá thành sản phẩm
Nhu cầu sử dụng là tiêu chí quan trọng nhất nó đóng vai trò then chốt cho việc quyết định các tiêu chí còn lại. Vì thế trước khi lựa chọn mua bất kì thiết bị nào nói chung và thước đo lỗ nào nói riêng. Thì bạn nên xác định rõ nhu cầu mình cần mua với phạm vi đo như thế nào, đồng hồ so kiểu cơ hay điện tử, ngân sách dự tính mua thước đo lỗ khoảng bao nhiêu,…
1. Phạm vi đo
Tùy từng nhu cầu đo đạc mà sẽ có phạm vi đo khác nhau như đo lỗ nhỏ, đo lỗ tiêu chuẩn, đo lỗ mù. Và thường có các phạm vi đo như sau:
- Phạm vi từ 6-10mm, 7-10mm,10-18mm,10-18.5mm dành để đo lỗ nhỏ

- Phạm vi từ 18-35mm, 35- 60mm, 50-160mm, 160-250mm, 250-450mm thường dành để đo lỗ tiêu chuẩn và đo lỗ mù


2. Độ chia thang đo
Độ chia thang đo của thước đo lỗ bao gồm đồng hồ so thường phụ thuộc vào độ chia thang đo của đồng hồ so. Thước đo lỗ gồm đồng hồ so thường được sử dụng để đo đạc và kiểm tra kích thước của lỗ khoan, lỗ trong các chi tiết, trong các loại ống với thang đo có độ chia là 0.01mm hay thậm chí rất nhỏ chỉ 0.002mm. Độ chia thang đo có vai trò quyết định đến độ chính xác của kết quả đo. Giúp người thực hiện có thể thao tác được một cách chi tiết và thu lại được kết quả chính xác nhất.
3. Độ chính xác
Đối với bất kì thiết bị đo nào cũng vậy không riêng gì thước đo lỗ thì độ chính xác của thiết bị luôn là ưu tiên hàng đầu và được người sử dụng đặc biệt quan tâm. Với các hãng sản xuất thiết bị thước đo lỗ luôn cố gắng cải thiện độ chính xác của thiết bị để mang đến chất lượng tốt nhất cho sản phẩm. Tùy vào nhu cầu của mình quý khách hàng có thể lựa chọn độ chính xác cho phù hợp.

Như vậy, trong bài viết này Công ty đã giới thiệu đến các bạn về thước đo lỗ, đăc điểm và các loại thước đo lỗ. Cách đọc và hướng dẫn cách đọc trên thước. Rất mong bài viết hữu ích đến các bạn.

Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về cách đọc thước Kẹp và thước Panme, các bạn tìm hiểu thêm ở dưới đây:

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hãy Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ 24h

Email: 

Hotline: 0963.864.368

Website: www.Cokhithanhduy.com

Địa chỉ: Gia công cơ khí chính xác tại Hà Nội, khu công nghiệp Ngọc Hồi - Hà Nội

Chi nhánh:

//cokhithanhduy.com/huong-dan-su-dung-va-cach-doc-thuoc-pame-do-lo///cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2021/09/pm1.jpg//cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2021/09/pm1-150x150.jpg2021-09-14T16:54:29+00:00ThanhDuyDung sai đo lườngKiến thức cơ khíTài liệu MIỄN PHÍcách đọc thước panme đo lỗ,cơ khí thanh duy,cokhithanhduy,cokhithanhduy.com,gia công cnc,gia công cơ khí chính xác,gia cong co khi chinh xac cnc,hướng dẫn cách đọc thước panme,hướng dẫn sử dụng panme đo lỗ,hướng dẫn sử dụng thước panme

Xin chào các bạn! Hôm này Công ty Cổ Phần Cơ Khí Thanh Duy hướng dẫn các bạn sử dụng và đọc hiểu thước panme đo lỗ, một trong các thiết kế bị đo rất quan trọng trong gia công cơ khí chính xác, trong đo kiểm chi tiết đảm bảo chất lượng về kích...

AdministratorCokhithanhduy.com - Sống mãi cùng đam mêCokhithanhduy

Trong sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các máy móc, thiết bị, chi tiết máy thì rất cần đến sự hỗ trợ của các dụng cụ, máy móc, thiết bị nhằm mục đích tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất, độ chính xác cao mà lại giúp con người tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian. Và các loại dụng cụ, thiết bị chuyên đo đạc là bộ phận không thể thiếu trong bộ đồ nghề của các công nhân, kỹ sư.

Một số dụng cụ dùng trong khâu đo đạc được sử dụng phổ biến hiện nay là thước kẹp caliper, thước panme, thước đo quang, thước đo lỗ, thước đo độ sâu, thước đo độ dày, cân… Mỗi loại có chức năng điển hình khác nhau, nhưng đều đảm bảo đo chuẩn xác và nhanh chóng.

Trong bài viết hôm nay, Công ty cổ phần thiết bị trực tuyến sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng, cũng như cách đọc thước panme sao cho kết quả đúng. Là một trong những loại thước chuyên dùng trong cơ khí, thước panme có thể đo được kích thước ngoài, trong và độ sâu với độ chính xác lên tới 1/1.000mm. Bạn đọc cùng khám phá nội dung bài viết ở bên dưới nhé.

Kiểm tra thước panme trước khi đo

Trước khi sử dụng một dụng cụ hay thiết bị nào thì người sử dụng cần phải kiểm tra chúng có ở trạng thái tốt nhất chưa. Và panme chuyên đo kích thước thì cần phải kiểm tra kỹ càng, nếu không nó sẽ làm cho cách đọc panme bị sai lệch. Vậy, bạn cần phải làm những điều gì?

  • Trước hết, bạn cần kiểm tra thước panme có bị sứt, mòn hay không, đặc biệt là đầu đo tĩnh và đầu đo di động;
  • Thước có bị bẩn, dính bụi hay không;
  • Vạch đo số 0 không bị lệch;
  • Kiểm tra các thông số của thước đã đúng chưa;
  • Các bộ phận chuyển động trơn tru;
  • Vật cần đo phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi đo.

Cách sử dụng thước panme để đo

Sau khi các điều kiện cần đã đảm bảo, tạo điều kiện cho thước panme hoạt động tốt thì trong quá trình đo đạc bạn cũng phải tuân thủ cách sử dụng như sau để đảm bảo kết quả chính xác hoàn toàn.

  • Tay trái cầm thước, tay phải bạn giữ núm vặn, khi đầu đo tĩnh tiếp xúc với vật thể xong thì bạn xoay núm vặn để đầu đo di động tịnh tiến đến mặt còn lại của vật sao cho tiếp xúc đúng áp lực đo;
  • Bạn giữ vật thể sao cho đường tâm của 2 đầu đo trùng với trục chính của vật;
  • Dựa vào kết quả hiển thị trên mặt thước, đọc kết quả đo theo cách đọc thước panme hướng dẫn bên dưới;
  • Nếu phải tháo vật cần đo ra khỏi thước panme rồi mới đọc kết quả thì bạn vặn đai ốc hãm, cố định đầu đo trước đã nhé.

>> Đọc thêm bài: Phân biệt máy cưa xích thật, máy cưa giả và quy cách kiểm tra an toàn

Cách đọc kết quả thước panme

Trên thước panme có thước chính, thước phụ, hiển thị số và vạch theo hai chiều. Và cách đọc panme cũng khá đơn giản với cách tính và đọc như sau:

L = A + B + C

L là kích thước chi tiết đo tính bằng milimet;

A là phần nguyên đọc từ vạch 0 đến vạch sát mép ống quay trên thước chính;

B là phần thập phân 50 mm trên thước chính nếu ống quay nằm chính hoặc quá vạch nửa;

C là phần trăm milimet nằm trên thước phụ, sau đó nhân với hệ số 0.01.

Cộng các thông số lại bạn sẽ được kết quả đo. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là nên mua dụng cụ đo chính xác ở một cơ sở uy tín để đảm bảo. Một số ví dụ minh hoạ thể hiện cách đọc thước panme như hình bên dưới.


 

Từ cách sử dụng và cách đọc thước panme trên, bạn sẽ thấy được độ nhạy cũng như độ chuẩn xác của thước rất cao, nên bạn hãy chắc chắn rằng sau khi sử dụng thì hãy vệ sinh dụng cụ sạch sẽ, cất giữ vào hộp bảo quản cẩn thận và để ở nơi an toàn. Nếu bạn muốn được xem thêm các mẫu thước chuyên dùng để đo đạc thì có thể liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết sản phẩm và nhận báo giá với nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề