Núi gia lào nằm ở đâu

Home Hỏi Đáp hướng dẫn chi tiết leo núi gia lào Ở Đâu, du lịch tâm linh chùa gia lào

Mỗi dịp Tết đến, xuân về cũng chính là thời điểm để người dân đi lễ chùa cầu may cho một năm mới no đủ và may mắn. Ở Đồng Nai hiện nay có một ngôi chùa được nhiều người ví như “tiên cảnh nằm trong lòng núi”, không đâu khác đó là chùa Gia Lào. Còn chần chừ gì nữa mà các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu đôi nét về ngôi chùa này qua bài viết sau đây nhé.

Bạn đang xem: Hướng dẫn chi tiết leo núi gia lào Ở Đâu, du lịch tâm linh chùa gia lào


Quang canh thiên nhiên chùa Gia Lào – địa điểm du lịch gần Sài Gòn [Ảnh ST]


Chùa Gia Lào – Điểm hẹn du lịch hấp dẫn tại Đồng Nai

Giới thiệu về chùa

Ngôi chùa Gia Lào ngày nay được nhiều biết đến với tên chữ là Bửu Quang Tự, thường gọi với cái tên quen thuộc là chùa Gia Lào. Tọa lạc ở lưng chừng ngọn núi Chứa Chan trên địa bàn xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.


Chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp tại chùa Gia Lào [Ảnh ST]


Lúc đầu ngôi chùa này chỉ là một cốc nhỏ nằm gọn trong một hang đá có hình dáng uốn cong giống như miệng một con rồng. Chính vì điều này người dân quanh vùng thường gọi với các tên khác là Hàm Rồng. Chùa Gia Lào Đồng Nai được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của các ngôi chùa ở vùng Nam Bộ. Phần chánh điện mái vòm, gác kèo bằng gỗ và mái ngói âm dương.


Bàn thờ chính trong chùa Gia Lào


Toàn thể kiến trúc chùa Gia Lào đều được xây dựng dựa theo những hang động thiên nhiên. Tạo nên nét độc đáo giữa chốn linh thiêng hùng vĩ của núi rừng. Phía sau chùa có đường đi lên đỉnh núi Chứa Chan – một di tích lịch sử, danh thắng của huyện Xuân Lộc.


Hình ảnh người dân thờ cúng bên cây đa ba gốc [Ảnh ST]


Chùa Gia Lào từ xưa cho đến nay được nhiều người biết đến nổi tiếng linh thiêng. Những cặp vợ chồng hiếm muộn, những người cầu mong bình an thì sẽ không quản ngại khó khăn trèo núi, vượt đồi để lên chùa đãnh lễ cầu Phật gia hộ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Gọi Sang Trung Quốc Như Thế Nào, Cách Thức Gọi Đến Trung Quốc

Đường đi tới chùa Gia Lào

Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 100km về hướng Đông Bắc, du khách sẽ phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ đi xe mới tới đây. Sau đây là tuyến đường tới chùa Gia Lào nhanh mà các bạn có thể tham khảo qua:


Bản đồ đường đi tới chùa Gia Lao – Đồng Nai [Ảnh ST]


– Xuất phát từ thành phố, các bạn đi dọc theo Trường Chinh – Cộng Hòa – Nguyễn Văn Trỗi – Trường Sa – Điện Biên Phủ – Xa lộ Hà Nội/QL52 và Mai Chí Thọ. Sau đó đi tiếp Đi dọc theo ĐCT Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây/ĐCT01 đến Dốc Mẹ Bồng Con/QL1A tại Xuân Thạnh. Đi theo lối ra Dầu Giây từ ĐCT Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây/ĐCT01. Sau đó đi tiếp QL1A, theo đường Xuân Lộc – Long Khánh là sẽ đến Chùa Gia Lào tại Xuân Lộc.


– Từ chân núi để lên tới chùa chừng 2km, du khách sẽ phải leo khoảng 300 bậc đá tới đoạn đường bằng phẳng rợp bóng cây. Khi đi đến cây 1 ngọn 3 gốc, du khách có thể nghỉ ngơi và rửa mặt tại Suối Tiên. Sau khi đã lấy lại sức,, các bạn tiếp tục vượt dốc 3 là sẽ đến chùa.

Chùa Gia Lào – Điểm hẹn du lịch đầu năm


Chùa Gia Lào nổi tiếng linh thiêng và lạ nhất cả nước bởi vì không có hòm công đức. Tại đây có cây Da cao khoảng 30m, được hình thành từ 3 gốc chụm lại tạo nên hình dáng kỳ lạ. Có rất nhiều truyền thuyết kỳ bí xoay quanh cây Da. Nhiều người dân tới dâng hương tại cây Da “3 Gốc 1 Ngọn” để cầu An, cầu Tài và Giải hạn.


Du khách tới đây không chỉ được thắp hương cúng Phật mà còn được thưởng thức vẻ đẹp xanh mát của rừng núi, bạt ngàn nương rẫy. Ban đêm thì được ngủ trên võng trong những chòi lá dựng cheo leo trên sườn núi trải nghiệm một đêm đầy thú vị và mới lạ.


Vào các dịp lễ Tết thì có hàng ngàn khách hàng hương tới với ngôi chùa này để cầu may tạo nên một không khí vô cùng náo nhiệt. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà nhanh chân tới với chùa Gia Lào đi nào, hứa hẹn sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm thú vị nhất trong các ngày nghỉ lễ.

Bên cạnh leo núi Bà Đen [Tây Ninh] thì leo núi Chứa Chan, hay còn gọi là Gia Lào [Đồng Nai] là một điểm đến khá quen thuộc với những người yêu thích leo núi và trekking.

Núi Chứa Chan ở đâu?

Núi Chứa Chan [Gia Lào] là đỉnh núi cao thứ hai của Đông Nam Bộ với độ cao hơn 800m, là nóc nhà của tỉnh Đồng Nai. Nằm ở thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, – cách SG khoảng 100km.

Từ Sài Gòn đến núi Chứa Chan, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân. Trường hợp bạn muốn đi xe bus thì có thể đặt vé xe trên vé xe rẻ: //lexuancuong.com/ve-xe-saigon-dongnai hoặc alo các xe Kim Mạnh Hùng [0949 714 525] hay Cường Thủy [ 02513 876 068] [đến Long Khánh].

Nếu muốn thuê xe tự lái 4 – 7 chỗ thì bạn đặt qua Mioto: //lexuancuong.com/mioto, nhập mã OMGCUONGLY15 để được Giảm giá 15%, giảm tối đa 150K

Cung đường Leo núi Chứa Chan:

Để lên đỉnh núi Chứa Chan, có hai cung đường chính hay được mọi người lựa chọn: [Ở đây mình hướng dẫn các bạn từ Sài Gòn, còn nếu bạn ở Hà Nội hay những nơi khác thì canh vé máy bay giá rẻ vào đây rồi thuê xe máy đi tiếp nhé]

Leo núi Chứa Chan qua đường chùa: Gửi xe ở khu du lịch Núi Chứa Chan [có thể đi bằng cáp treo hoặc theo đường bộ, lên chùa Gia Lào, sau đó tiếp tục theo đường mòn leo lên đỉnh núi. Cung đường này dài hơn và dễ lạc hơn.

  • Để đi đường này bạn sẽ mất khoảng 3 tiếng leo lên từ chân núi lên đỉnh.
  • Mình đã từng lạc ở đường chùa leo núi Chứa Chan 2 lần vào năm 2015.
  • Xem thêm: Lạc trên Núi Chứa Chan

Leo núi Chứa Chan theo đường cột điện: đây là đường dân Phượt ưa thích vì được gần gũi với thiên nhiên và tránh đi cái ồn ào, đông đúc.

  • Sau khi đến thị trấn Gia Ray, đi theo đường Ngô Quyền đến đường Hoàng Đình Thương rẽ trái, đi đến hết đường gặp đường Ngã Ba Ông Đồn rẽ phải khoảng 200m nữa là đến đường leo. Toạ độ điểm gửi xe: 10.930510, 107.393302

Chỗ gửi xe để leo núi Chứa Chan

Bạn mình mới cập nhật thì anh chị chủ nhà hiện nay cũng cung cấp khá nhiều đồ dùng, bạn có thể alo để đặt trước, còn muốn tự chuẩn bị đồ thì đọc bài này của mình: Kinh nghiệm trekking cho người mới, đồ đạc cần thiết cho 1 chuyến trekking

Bạn mình mới cập nhật thì anh chị chủ nhà hiện nay cũng cung cấp khá nhiều đồ dùng, bạn có thể alo để hẹn trước nhé

 Đi leo núi Chứa Chan theo đường cột điện, bạn chỉ cần đi dọc đường mòn, nhìn theo cột điện và đường dây điện tương tự như leo núi Bà Đen. Ở đây có khoảng 125 cột, nhưng đánh số bắt đầu từ số 20, do đó bạn chỉ cần để ý đến cột 145 là đến đỉnh núi.

Đường cột điện lên núi Chứa Chan có khoảng 125 cột

Cột điện trên núi Chứa Chan được đánh dấu từ số 20 – 145

Đường leo núi Chứa Chan không quá dài, nhưng có một con dốc khá dài và cao. Đây là đoạn đường thử thách nhất, còn lại đa phần là đường thoai thoải khá dễ dàng để di chuyển.

Màu xanh trên núi Chứa Chan

Ở cột 99, nhớ lưu ý rẽ trái đi theo đường cột điện, cẩn thận đi nhầm qua đường mòn đi lấy tre của người dân. Ở cột 135 sẽ có bãi cắm trại đầu tiên ngay gần đường, phía bên phải. Bạn có thể hạ trại ở đây hoặc lên khu vực đỉnh núi.

Bãi cắm trại ở cột 135 trên núi Chứa Chan.

Bãi cắm trại trên đỉnh núi, khá nhiều rác.

Ngủ trên núi Chứa Chan

Theo đường cột điện, bạn sẽ mất khoảng 2 – 4 tiếng để leo lên đỉnh núi và 1,5 – 2 tiếng khi xuống. Chuẩn bị cho mình khoảng 1,5 lít nước [nếu đi trong ngày] hoặc 3 lít nước [nếu qua đêm] và một đồ ăn để lấy năng lượng leo núi.

BBQ trên đỉnh núi Chứa Chan

Mốc toạ độ trên đỉnh núi Chứa Chan

Leo Núi Chứa Chan Đồng Nai

Núi Chứa Chan khá đẹp mà rất dễ đi

Núi Chứa Chan khá đẹp mà rất dễ đi

  Bạn có thể gặp biển Mây bồng bềnh trên núi Chứa Chan vào mùa mưa nếu may mắn.

May mắn bắt gặp biển Mây trên núi Chứa Chan

Núi Chứa Chan thích hợp cho những chuyến đi trong ngày hoặc cuối tuần cùng bạn bè sẽ là trải nghiệm đáng nhớ. 

Thông tin thêm cho bạn:

  • Review Ứng dụng Mioto, thuê xe tự lái
  • Danh sách xe khách Limousine tuyến Sài Gòn, Đồng Nai

Câu hỏi thường gặp về Leo Núi Chứa Chan

Từ Sài Gòn, bạn theo đường Xa Lộ Hà Nội, ra Quốc Lộ 1A hướng về Đồng NaiSau khi qua cầu Đồng Nai, đến ngã ba Vũng Tàu thì bạn theo hướng Ql52 – đường tránh Võ Nguyên Giáp.

Sau khi gặp Ql1A, bạn di chuyển đến thị trấn Gia Ray, Xuân Lộc.. rồi tìm đến  Toạ độ điểm gửi xe: 10.930510, 107.393302 rồi leo núi.

Video liên quan

Chủ Đề