Nhân vật trữ tình trong bài ca dao Thương thay thân phận con tằm

Ca dao dân ca là những tiếng nói nghĩa tình, phản ánh về cuộc sống hàng ngày của người dân lao động. Một cuộc sống bình dị, đời thường nhưng trong xã hội ấy cũng có biết bao số phận éo le, bất hạnh. Thân phận thấp bé khiến họ chẳng thể kêu than với ai mà gửi gắm tâm tư qua những bài ca dao than thân:

Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ Thương thay lũ kiến li ti Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi Thương thay hạc lánh đường mây Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi Thương thay con cuốc giữa trời

Dầu kêu ra máu có người nào nghe

Trong bài ca dao trên tác giả đã sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, thông qua thân phận của những con vật nhỏ bé, lam lũ trong cuộc sống để nói đến nỗi vất vả, cực nhọc của người nông dân. Bốn cặp câu lục bát nói đến bốn thân phận của những loài vật nhỏ bé và đều bắt đầu bằng cụm từ “thương thay”. Thể hiện nỗi niềm thương cảm, xót xa và cũng là sự đồng cảm, sẻ chia với những vất vả của mỗi số phận được nhắc đến. Đó là thân phận con tằm, suốt đời tằm chỉ ăn lá dâu và rồi bao tinh túy chắt lọc, để ra được sợi tơ quý. Tằm rút ruột mình để cho ngươi những sợi tơ óng ánh, quý giá. Lúc rút hết ruột cũng là lúc nó kết thúc cuộc đời của mình.Và khi ấy, thân xác chúng bị gạt bỏ, rẻ rúm. Những người nông dân bé cổ thấp họng trong xã hội cũ cũng vậy, cả đời khom lưng quỳ gối, bị bóc lột sức lao động đến hơi thở cuối cùng để làm giàu cho lũ địa chủ, quan tham tàn nhẫn và độc ác. Hình ảnh con tằm như đại diện cho bao kiếp người đau khổ, sống trong nỗi nhọc nhằn bị bòn gan rút ruột của nhân dân ta thời trước.

Hình ảnh thứ hai được nhắc đến là lũ kiến. Chúng là những sinh vật bé nhỏ nhất, ăn chẳng bao nhiêu nhưng cả đời cần mẫn, chăm chỉ đi tìm mồi. Lặng lẽ đi tha mồi về nuôi “kiến chúa” – con vật đứng đầu trong tổ, chỉ nằm một chờ “kiến thợ “tha những miếng mồi ngon nhất về để ăn. Đàn kiến thầm lặng nối đuôi nhau thành hàng dài đi kiếm mồi ở khắp mọi nơi mà chẳng oán thán một lời. Hình ảnh ẩn dụ đó khiến ta liên tưởng đến những kiếp người, cả đời lam lũ, làm nhiều chẳng hưởng được bao nhiêu, phải cung phụng những kẻ “ngồi mát ăn bát vàng”, những kẻ chuyên quyền ngồi trên chỉ tay sai bảo.

Còn đó là hình ảnh của con hạc gầy gò, cả đời bay mãi tìm nơi neo đậu mà chẳng biết về đâu dù đôi cánh đã mệt mỏi rã rời. Cánh chim ấy cứ bay mãi, nhẫn nại, cam chịu và rồi là tiếng than trong vô vọng. Kiếp người cũng vậy, thân phận nghèo hèn, làm lụng suốt đời  mà chẳng biết tương lai rồi sẽ ra sao. Sự xót xa, ngậm ngùi cho thân phận đáng thương giữa dòng đồi nổi trôi, vô định.

HÌnh ảnh cuối cùng được nhắc đến là tiếng cuốc kêu giữa trời xanh vô tận, tiếng kêu ấy dẫu có nhỏ máu mà chết cũng chẳng ai thấu hiểu. Thân phận của những kẻ thấp cổ bé họng, những người lao động nghèo khổ tận cùng của xã hội, tiếng kêu ấy dẫu có oán thán đến đâu cũng chẳng một ai đoái hoài, cảm thông.

Bằng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc và điệp từ “Thương thay” được đặt ở đầu câu, đã nhấn mạnh nỗi vất vả, gian khó, thân phận thấp hèn của người dân lao động khi xưa. Qua đó, ta thêm cảm thông hơn với những ngày tháng đất nước còn chìm trong đêm trường áp bức, bóc lột của bè lũ quan tham, địa chủ còn tồn tại. Những câu ca dao sẽ mãi còn giá trị với thế hệ con cháu mai sau.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong bài ca dao: biểu cảm

câu 2. Thể thơ: lục bát

Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao: người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.

Câu 4. “thương thay” là vừa thương, vừa đồng cảm, thương cho người khác mà cũng là thương cho chính mình. Bài ca dao bày tỏ niềm thương cảm đến bốn đối tượng. Đó là thương con tằm suốt đời tằm chỉ ăn lá dâu, cuối đời phải rút ruột tận cùng để làm thành tơ quý. Thương con kiến là loài sinh vật nhỏ bé nhất, cần ít thức ăn nhất, ăn thức ăn tầm thường nhất, nhưng từng đàn phải kéo đi kiếm ăn hàng ngày; còn con hạc, con chim thì cuộc đời phiêu bạt vô định và những cố gắng vô vọng để kiếm mồi. Tác giả dân gian còn thương cho thân phận con cuốc,nhỏ nhoi, cô độc giữa không gian rộng lớn, vô tận, suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.

Câu 5. Trong ca dao, người xưa có thói quen khi nhìn nhận sự vật thường hay liên hệ đến cảnh ngộ của mình, vận vào thân phận mình. Họ đồng cảm với những con vật bé nhỏ, tội nghiệp (con sâu, cái kiến, con cò, con vạc, con hạc giữa trời, con hạc đầu đình, con cuốc kêu sương, con cuốc kêu ra máu,… ) bởi nghĩ rằng chúng cũng có số kiếp, thân phận khốn khổ như mình. Những hình ảnh có tính chất ẩn dụ trong các câu hát kết hợp với bút pháp miêu tả chân thực khiên cho những cảnh ngộ thương tâm gây xúc động thấm thía.

Câu 6. Tác giả muốn tố cáo, lên án bọn tham quan, địa chủ độc ác luôn chà đạp, bóc lột những người lao động tội nghiệp, đồng thời phê phán xã hội bất công với những người lao động nghèo, dồn họ vào tình thế kêu trời trời không thấu, kêu đất đất chẳng hay.

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

"Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe."
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của bài ca dao ? (0.5 điểm)
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai ? ( 0.5 điểm)
Câu 3. Xác định từ ngữ chỉ cảm xúc của tác giả dân gian đối với nhân vật trữ tình ? (0.5 điểm)
Câu 4. Nêu ngắn gọn nội dung bài ca dao (0.5 điểm).
Câu 5. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Những đặc điểm chung của những hình ảnh trên? (1.0 điểm)
Câu 6. Nêu ý tác dụng của việc sử dụng phép điệp trong bài ca dao ? (1.0 điểm)

Đề bài: Nhân vật trữ tình trong ba bài ca dao than thân

Bài làm

Ca dao là một phần rất quan trọng trong văn học dân gian Việt Nam. Qua những câu ca dao, chúng ta có thể nhìn thấy cuộc đời của những con người trong xã hội, thấy bao tâm trạng, bao khát vọng, lý tưởng, thấy được cái đẹp của biết bao hình ảnh, từ ngữ mà những người dân bình dị đã sáng tạo và gửi gắm. Ca dao Việt Nam rất phong phú, đa dạng, trong đó không thể không nhắc đến chùm ca dao than thân đã tồn tại và hiện diện từ lâu đời.

Đất nước ta đa phần làm nông, cũng vì thế mà hình ảnh người nông dân luôn gần gũi với con người và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều sáng tác nghệ thuật. Những người nông dân có đời sống cơ cực đã đi vào ca dao dựa trên hình ảnh con cò:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Câu ca dao thật hay, thật đẹp. Con cò là người bạn ruộng đồng của nông dân, màu trắng của lông cò gợi cho ta thấy sự trong trắng, chất phác của những con người của đồng ruộng. Qua câu ca dao, ta có thể thấy sự cần cù, chịu khó là bản tính của người nông dân, đồng thời là cuộc sống vất vả bấp bênh. Tác giả dân gian đã sử dụng rất nhiều từ ngữ gợi hình ảnh khổ cực của người nông dân như: “ lận đận một mình”, “ lên thác xông ghềnh” và đặc biệt là từ “thân cò”. Chỉ một từ thân cò cũng làm chúng ta hình dung ra dáng hình gầy guộc, lầm lũi của một kiếp người. Nghệ thuật đối lập lên-xuống như kéo dài thêm quãng đường đời vất vả khổ cực của những người nông dân bần cùng. Câu hỏi tu từ “ Ai làm cho bể kia đầy, cho ao kia cạn, cho gầy cò con?” không chỉ là một câu hỏi đơn thuần mà nó còn là một câu thốt lên nhẹ nhàng mà cay đắng, sâu sắc. Nó như một lời tiếc thương cho số phận hẩm hiu của người nông dân-khi mà cảnh nghèo khó bần cùng bám dai dẳng theo cả những đứa “ cò con” gầy guộc. Có thể nói, câu ca dao chính là lời than thân trách phận của những người nông dân nghèo khổ trong xã hội.

Xem thêm:  Nội dung bài thơ Phò giá về kinh

Không chỉ riêng người nông dân, trong xã hội còn rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh nghèo khó. Họ là những người có thân phận nhỏ bé, bần hàn. Họ được ví với những con vật đáng thương trong câu ca dao:

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi nhả mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dẫu kêu ra máu có người nào nghe.

Hình ảnh con tằm nhả tơ gợi hình ảnh những con người phải lao động để phục vụ cho kẻ khác. Họ kiếm ăn lo cho cuộc sống của bản thân mình vẫn còn chưa đầy đủ, còn thiếu thốn nhiều mà vẫn phải bị sự chèn ép của những người có địa vị cao hơn, phải dùng công sức lao động của mình dâng cho kẻ khác. Hình ảnh con kiến cũng mang ý nghĩa tương tự, chỉ những thân phận nhỏ bé, suốt đời làm lụng mà vẫn cực khổ. Ta có thể hình dung ra sự lao động cực khổ, vất vả của người xưa đằng sau hình ảnh chim hạc-những cuộc đời phiêu bạt, lận đận, luôn cố gắng mà không có kết quả. Đỉnh điểm của sự đáng thương tột cùng đó chính là hình ảnh con cuốc kêu ra máu. Đó là những người bị oan trái, những lời bất bình từ những sự bất công sai trái trong xã hội, nhưng, “ có người nào nghe”. Đâu có ai thực sự lắng nghe, hiểu và cảm thông cho họ. Đâu có ai chấp nhận cho họ níu tay, giúp đỡ và dìu dắt họ qua kiếp khổ. Họ sống cô độc, lầm lũi, khổ sở và đau thương. Họ chịu uất ức, giày vò, khinh thường từ những người có thân phận lớn hơn. Có thể nói, họ nghèo, nghèo về vật chất lẫn về tinh thần. Cuộc đời họ luôn trong bóng tối mà không hề có lối ra.

Xem thêm:  Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Hình ảnh người phụ nữ được khắc họa rõ nét trong câu ca dao trên. Xã hội phong kiến thời đó rất phủ nhận vai trò của người phụ nữ. Ta đã từng nghe câu quen thuộc “trọng nam khinh nữ”. Câu ca dao trên như thể nói lên tâm tình của người phụ nữ- trôi nổi, bấp bênh, xô đẩy giữa dòng đời. Những người phụ nữ thậm chí còn không được làm chủ cuộc đời mình, không được tự mình quyết định tương lai mà bị sự quản giáo, chèn ép từ người khác. Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ không được nâng niu trân trọng. Họ phải gánh chịu những nghiệt ngã mà dòng đời xô đẩy “ gió dập sóng dồi” mà không biết tương lai mình sẽ ra sao “ biết tấp vào đâu”. Có thể nói rằng, tư tưởng của bài ca dao là tiếng kêu than thân đầy bi ai bất lực, là nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

Ta có thể dễ dàng nhận ra những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các câu ca dao như ẩn dụ, so sánh, biện pháp đối lập,…làm tăng thêm giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật cho câu ca dao, giúp chúng trở nên dễ nhớ và sâu sắc hơn.

Những bài ca dao trên đã thể hiện tâm tư, nỗi lòng của nhân vật trữ tình- những con người nghèo khổ, cùng cực, thân phận thấp bé trong xã hội cũ. Từ đó ta có thể hiểu hơn về họ, cảm thông cho họ và trong lòng dấy lên một nỗi thương xót mỗi khi lời ca dao vang lên chầm chậm mà đi vào lòng người.

Xem thêm:  Giải thích và chứng minh câu nói: Đoàn kết là sức mạnh

TU KHOA TIM KIEM:

NHAN VAT TRU TINH

NHAN VAT TRU TINH QUA 3 BÀI CA DAO

BA BAI CA DAO THAN THAN

CA DAO THAN THAN