Nguyên nhân trẻ đi tiểu ra máu

Nhập viện cấp cứu tại BVĐK Tâm Anh TP HCM trong tình trạng liên tục tiểu ra máu, bé gái 6 tháng tuổi được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

bé gái 6 tuổi tiểu ra máu

Ba ngày gần đây khi thay tã cho con, chị Phương Hoa (quận Tân Bình, TP HCM) phát hiện nước tiểu của con gái bất thường: từ màu hồng nhạt dần dần đậm tựa máu. Bé tiểu ít, quấy khóc khiến gia đình chị lo lắng đưa bé đến cấp cứu tại BVĐK Tâm Anh ngay trong đêm.

Khi kiểm tra cho bệnh nhi, BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy, Phó trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP HCM phát hiện bé có hiện tượng hăm tã, nước tiểu màu hồng, nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh nhi được thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra, kết quả không nằm ngoài dự đoán ban đầu, mẫu nước tiểu xét nghiệm có vi khuẩn, siêu âm bụng có hình ảnh viêm bàng quang. Bé gái bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới đang tiến triển, được nhập viện tại khoa Nhi điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa biến chứng.

bác sĩ đang kiểm tra sức khoẻ cho bé

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy – Phó Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP HCM đang kiểm tra sức khỏe cho bé gái. Ảnh: Tuệ Diễm.

Theo bác sĩ Tường Vy, bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu tùy vào từng độ tuổi của trẻ mà có biểu hiện bệnh khác nhau. Tuổi càng nhỏ thì biểu hiện càng mơ hồ và khó nhận biết. Khi bắt đầu mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện như: sốt, sốt nhẹ kéo dài, sốt cao, trẻ quấy khóc, ít hoạt động,… Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện như: rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, nôn trớ… Nếu trẻ có một trong những biểu hiện trên, phụ huynh nên đưa con đi khám để được điều trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm thận, hay nặng hơn là nhiễm trùng huyết dẫn đến suy đa cơ quan.

Theo bác sĩ Tường Vy, ghi nhận tại khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP HCM, trẻ đến khám phát hiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra ở mọi lứa tuổi, không loại trừ trẻ sơ sinh cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu chủ yếu là các vi khuẩn gram âm như E.coli, virus, nấm… từ da hoặc phân của trẻ xâm nhập vào đường tiết niệu và phát triển thành bệnh. Ngoài ra, trẻ nhũ nhi bị dị dạng ở bộ phận sinh dục cũng gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai là do cấu trúc đường niệu bé gái ngắn và nằm gần hậu môn, nên dễ nhiễm khuẩn từ bên ngoài, lúc đi tiểu không vệ sinh kỹ sẽ có nguy cơ bội nhiễm, những vi trùng bên ngoài quanh âm đạo, hậu môn có thể đi vào bên trong gây nhiễm trùng đường tiểu. Vi khuẩn từ ngoài dễ dàng xâm nhập đi ngược dòng theo niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận.

Ở bé trai, nhiễm khuẩn đường tiểu thường gặp ở những bé bị hẹp bao quy đầu, làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm.

“Ngoài ra, việc cho các con mang tã thường xuyên cách cũng có thể gây nhiễm trùng đường tiểu, nhất là tình trạng cả phân và nước tiểu lẫn lộn với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển”, bác sĩ Tường Vy giải thích.

lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ

Phụ huynh có trẻ nhỏ thường xuyên mặc tã cần lưu ý chăm sóc, để tránh nhiễm khuẩn tái phát. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

Trẻ nhũ nhi và trẻ em <2 tuổi mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu có các dấu hiệu không đặc trưng của hệ tiết niệu, chẳng hạn như sốt, các triệu chứng đường tiêu hoá (ví dụ, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng), hoặc nước tiểu có mùi hôi.

Ở trẻ > 2 năm, hình ảnh cổ điển của viêm bàng quang hoặc viêm thận có thể xảy ra. Các triệu chứng của viêm bàng quang gồm có bí tiểu, tiểu nhiều, tiểu máu, bí tiểu, cấp tính, ngứa, tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi hôi, và đái dầm. Các triệu chứng của viêm cầu thận bao gồm sốt cao, ớn lạnh, đau cột sống và đau nhức.

Người chăm sóc trẻ nhỏ cần quan sát kỹ các dấu hiệu như nước tiểu đục, nước tiểu có máu, con quấy khóc, khó chịu, bứt rứt sau khi đi tiểu. Ngoài ra trẻ sốt kéo dài trên 3 ngày không rõ nguyên nhân cần đưa đi khám ngay. Nhiễm trùng đường tiểu dưới không phát hiện sớm sẽ gây nhiễm trùng đường tiểu trên với biểu hiện đợt sốt cao liên tục, trẻ lạnh run, tím tái, nôn ói. Lúc này, nếu không được điều trị trẻ có thể sốc vì nhiễm trùng huyết.

Bác sĩ Vy khuyến cáo, tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ có thể chữa lành nhưng vẫn có nguy cơ tái phát nhiều lần nếu vấn đề vệ sinh kém. Do đó, bố mẹ, người trông trẻ phải thay đổi cách chăm sóc, vệ sinh đúng cách cho con.

Sau mỗi lần trẻ đi tiểu cần vệ sinh sạch sẽ, nếu mặc tã phải thay thường xuyên, nếu được cần có thời gian ngưng tã. Để đường tiểu thông thoáng, cần lựa chọn tã phù hợp, chất lượng không gây hầm, bí, hăm tã. Để phòng ngừa bệnh, cha mẹ nên hạn chế cho con vui chơi bùn, đất cát, hay tắm nước ao hồ tù đọng. Sau mỗi lần tắm tại ao, hồ, biển cần vệ sinh lại  cho con bằng nước sạch.

Phụ huynh cũng cần cho trẻ uống nhiều nước, đối trẻ dưới 6 tháng chưa cần uống nước ba mẹ nên tăng cường lượng sữa. Việc cung cấp đủ nước khiến trẻ đi tiểu nhiều, giúp giải phóng tình trạng nước tiểu cũ bị ứ đọng trong bàng quang, nước tiểu ứ đọng khiến vi khuẩn có môi trường tốt để phát triển.

Làm gì khi đi tiểu ra máu?

Nếu đi tiểu ra máu là kết quả của một bệnh lý nghiêm trọng, như xuất hiện tình trạng cục máu gây tắc nghẽn đường tiết niệu thì cần phải can thiệp bằng cách loại bỏ máu đông, máu cục tại bàng quang để lưu thông rồi tiếp tục tiến hành điều trị, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

Niệu quản ở trẻ sơ sinh có đặc điểm gì?

1.2 Niệu quản Niệu quản ở trẻ em tương đối to và dài cho nên dễ bị gấp khúc hơn, niệu quản nối với thận và đi ra tạo thành một góc vuông, còn ở trẻ lớn và người lớn là góc tù, nên nước tiểu dễ bị ứ đọng tại thận gây ứ nước trong đài bể thận.

Đi tiểu ra máu thì uống thuốc gì?

Với tiểu máu do sỏi bàng quang và sỏi thận, thuốc dùng là: thuốc giảm đau: no - spa uống hoặc tiêm; thuốc kháng sinh nhóm quinolon (ciprofloxacin, ofloxacin...) hoặc nhóm cephalosporin (cefotaxim, cefixim, cefoperazon, ceftazidim, ceftizoxim, ceftriaxon…); thuốc cầm máu: tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Tại sao trẻ đi tiểu ít?

Tiểu ít có thể do một số bệnh lý. Trẻ em sau khi bị sốt hoặc bị tiêu chảy cơ thể sẽ bị mất nhiều nước dẫn tới tình trạng đi tiểu ít hơn bình thường. Viêm nhiễm đường tiết niệu (viêm niệu đạo, viêm niệu quản, viêm bàng quang,viêm thận cấp...) cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ gặp phải tình trạng đi tiểu ít.