Nguyên nhân tàn phá rừng

* Bài 1: Ngang nhiên phá rừng

Xử lý nghiêm các vụ phá rừng

Trước tình trạng rừng bị phá tàn khốc tại các tỉnh Tây Nguyên, Phó Vụ trưởng Kinh tế (Ban Chỉ đạo Tây Nguyên) Trần Đức Thanh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND các tỉnh Tây Nguyên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và chủ rừng triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, do người dân di cư tự do sinh sống đông dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất, làm nương rẫy gia tăng. Đến thời điểm hiện nay, trong tổng số diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, có đến gần 300.000 ha đang trong tình trạng tranh chấp. Chỉ tính từ năm 2015 đến nay, diện tích rừng ở khu vực Tây Nguyên đã giảm 3.300 ha, bình quân mỗi năm giảm hơn 1.000 ha.

Tại Đác Nông, hàng nghìn héc-ta rừng giao cho các công ty lâm nghiệp, các dự án đầu tư sản xuất nông - lâm nghiệp của doanh nghiệp tư nhân và chính quyền địa phương quản lý bị phá trắng. Tỉnh ủy Đác Nông đã thành lập Ban Chỉ đạo do Bí thư Tỉnh ủy đứng đầu để tập trung xử lý, ngăn chặn. Từ đầu năm đến nay, cơ quan điều tra các cấp tỉnh khởi tố 11 vụ với 42 bị can về hành vi hủy hoại rừng, bốn vụ với sáu bị can về tội vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng, trong đó có nhiều cán bộ nguyên là lãnh đạo các công ty lâm nghiệp. Đã khởi tố, bắt giam ông Phạm Xuân Sáng (nguyên thiếu tá, Đội trưởng đội phòng, chống khủng bố Công an tỉnh Đác Nông) về hành vi bảo kê hủy hoại rừng.

Vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra tại tỉnh Bình Định mới đây, được Cục Kiểm lâm xác định là có quy mô lớn, mức độ nghiêm trọng. Đối tượng ngang nhiên sử dụng phương tiện cơ giới (gồm cưa xăng, máy ủi để mở đường), hành vi có tính chất manh động, coi thường pháp luật. Vụ việc cho thấy, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm nên để xảy ra phá rừng trong thời gian dài, quy mô lớn, mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý. Chính quyền cơ sở và cơ quan kiểm lâm tại các nơi có rừng bị phá chưa làm tốt việc phổ biến pháp luật; việc tuần tra, bám, nắm cơ sở chưa thường xuyên dẫn đến quản lý thiếu chặt chẽ làm cho hành vi phá rừng tăng.

Đây là bài học đau xót về công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay. Các cấp, các ngành và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng cần đề cao hơn nữa trách nhiệm của mình đi đôi với thực hiện biện pháp xử lý nghiêm minh của pháp luật.

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước

Để góp phần khắc phục hạn chế, yếu kém trong quản lý, bảo vệ rừng, tỉnh Bắc Cạn chỉ đạo rà soát hiện trạng, củng cố hồ sơ các vụ phá rừng tự nhiên để trồng rừng sản xuất, xử lý theo quy định nhằm răn đe, giáo dục, ngăn chặn tình trạng đáng lo ngại này. Kiểm lâm tăng cường bám, nắm địa bàn, thực hiện thường xuyên việc tuần tra, kiểm soát. Thời gian tới, tỉnh sẽ phê duyệt rà soát ba loại rừng, xác định rõ diện tích rừng tự nhiên nào nghèo kiệt, không có chức năng phòng hộ thì chuyển sang rừng sản xuất, công bố rộng rãi cho nhân dân biết để tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế rừng.

Còn tại các tỉnh Tây Nguyên, đi đôi với việc xử lý nghiêm đối tượng vi phạm, các địa phương khẩn trương sắp xếp lại những công ty lâm nghiệp trong vùng, hoàn thiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phê duyệt phương án sử dụng đất. Các công ty được giao quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên không thuộc diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với những diện tích rừng do các công ty bị giải thể, hiện địa phương chưa xác định được phương án giao quản lý, phải có phương án bảo vệ. Mặt khác cần có chính sách cụ thể về tài chính đối với cấp xã được giao quản lý diện tích rừng lớn nhưng chưa được giao kinh phí cần có cơ chế, trách nhiệm rõ ràng, giám sát chặt chẽ các chủ rừng trong quản lý, bảo vệ. Cần có sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong điều tra, xử lý hành vi phá rừng, chống người thi hành công vụ.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên kiến nghị các bộ, ngành Trung ương chỉ đạo chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông - lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên, kịp thời tháo gỡ những khó khăn phát sinh và có giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Hỗ trợ kinh phí để rà soát, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với rà soát đất đai của các công ty lâm nghiệp với giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả khả quan. Diện tích rừng và độ che phủ rừng liên tục tăng; việc sắp xếp lại ba loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) cơ bản phù hợp yêu cầu thực tiễn; công tác giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng được chú trọng, bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng từng bước được hoàn thiện, giúp người dân làm nghề rừng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập.

Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, nhất là đối với rừng tự nhiên vẫn diễn ra phức tạp. Nhiều diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, khoán sử dụng không đúng mục đích. Do đó, cần sớm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, kiện toàn chính sách, quy định của Nhà nước trong quản lý để rừng được bảo vệ hiệu quả, phát triển bền vững.

(*) Xem Báo Nhân Dân từ số ra ngày 24-9-2017.

Đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng chưa được quan tâm đúng mức; chưa thật sự khuyến khích được người dân, cộng đồng, các thành phần kinh tế tham gia. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách còn có sự chồng chéo, chưa rõ ràng, hiệu quả chưa cao, còn có những kẽ hở cho các đối tượng xấu lợi dụng để trục lợi; việc xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng chưa nghiêm, thiếu triệt để, không đủ sức răn đe...

(Nguồn: Chỉ thị 13 của Ban Bí thư T.Ư Đảng)

Việc phá rừng của con người gây ra những hậu quả gì?

Hậu quả của việc rừng bị tàn phá là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng cao, lũ quét, sạt lở… diễn ra ngày càng thường xuyên và nặng nề hơn.

Chặt phá rừng bị xử lý như thế nào?

Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại rừng còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Như vậy, mức hình phạt cao nhất đối với cá nhân phạm tội hủy hoại rừng có lên đến 15 năm tù.

Người chặt phá rừng được gọi là gì?

Lâm tặc một trong những vấn nạn mà bao nhiêu năm nay không thể giải quyết hết, chuyên chặt phá rừng để bán gỗ lấy tiền. Có thể nói đây một trong những vấn nạn lớn chiếm phần lớn tỷ lệ cây rừng bị chặt phá ở nước ta hiện nay.