Nguyên nhân gây ra núi lửa

Núi lửa được biết đến là một hiện tượng thiên nhiên mà con người xem là thảm họa bởi tính chất nguy hiểm cũng như sức tàn phá khủng khiếp của nó. Vậy bản chất của núi lửa là gì? Đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng núi lửa? Núi lửa phun trào có tác hại gì đối với con người và thiên nhiên? Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Contents

  • 1 Núi lửa là gì?
  • 2 Nguyên nhân sinh ra núi lửa là gì?
  • 3 Sản phẩm phun trào của núi lửa là gì?
  • 4 Tác hại của núi lửa 

Núi lửa là loại núi có miệng ở đỉnh, qua từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài thông qua miệng núi. Núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên trên trái đất hoặc trên một số hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa hoạt động, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng ra bên ngoài.

Núi lửa là gì? Nếu xét về hình dạng núi lửa cũng như các ngọn núi khác, tuy nhiên tất cả các núi lửa đều có phần đối xứng hơn. Núi lửa có sườn thoải, đỉnh núi có một hố lớn gọi là miệng núi lửa – nơi dung nham tràn ra bên ngoài khi núi lửa hoạt động. 

Nguyên nhân gây ra núi lửa
Hình ảnh núi lửa Juji (Nhật Bản)

Hiện nay có khá nhiều núi lửa ở nhiều khu vực trên thế giới. Núi lửa được chia thành 3 loại chính dựa theo hình thức hoạt động của chúng bao gồm:

  • Núi lửa đang hoạt động.
  • Núi lửa đang hồi dung nham.
  • Núi lửa không hoạt động nữa.

Cho tới hiện tại, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng  Indonesia là quốc gia có số lượng núi lửa đang hoạt động nhiều nhất thế giới. Xếp sau Indonesia là Nhật Bản và Mỹ cũng là hai nước có nhiều núi lửa loại đang hoạt động, rất nguy hiểm đối với con người và thiên nhiên tại đó.

Nguyên nhân sinh ra núi lửa là gì?

Nguyên nhân hình thành nên núi lửa là do nhiệt độ bên dưới bề mặt trái đất rất nóng, hơn nữa càng đi sâu vào tâm của trái đất, nhiệt độ càng tăng lên. Ở vị trí có độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ ở đây cao tới mức đủ khả năng nung nóng và làm tan chảy gần như tất cả loại đá.

Ở nhiệt độ cao, khi đá nóng chảy thì chúng sẽ giãn nở và chiếm nhiều không gian hơn. Điều này cũng giải thích lý do vì sao ở một số khu vực trên trái đất, không ít các núi lửa liên tục được nâng lên. Tuy nhiên không phải lúc nào núi lửa cũng hoạt động. Bởi áp suất ở bên trong những ngọn núi này không đủ lớn để đẩy dung nham bên trong ra ngoài. Vì thế nên bên trong lòng núi lửa sẽ có một hồ chứa đá nóng chảy hay còn được gọi là mắc ma hình thành bên dưới.

Nguyên nhân gây ra núi lửa
Nguyên nhân sinh ra núi lửa

Dù núi lửa không phun trào liên tục nhưng thực chất bên trong lòng núi lửa đá liên tục nóng chảy và được đẩy lên trên khiến những ngọn núi lửa cũng từ đó mà cao hơn. Các hoạt động trong lòng núi lửa vẫn tiếp diễn như vậy cho tới khi áp lực trong hồ mắc ma đạt được cao hơn so với áp lực được tạo ra từ lớp đá bên trên, khi đó mắc ma sẽ bị đẩy lên và trào ra ngoài thông qua phần đỉnh núi (miệng núi lửa).

Trong quá trình phun trào, khí gas nóng và rất nhiều các chất rắn khác cũng được đẩy lên và bị hất tung lên không trung. Còn những chất được phun trào ra từ miệng núi lửa sẽ chảy xuống sườn núi và chân núi tạo nên hình dạng núi đối xứng hình nón.

Sản phẩm phun trào của núi lửa là gì?

Mỗi khi núi lửa phun trào bạn sẽ thấy có những chất lỏng màu đỏ chảy ra từ miệng núi lửa, đó chính là sản phẩm của quá trình phun trào núi lửa. Vậy sản phẩm phun trào của núi lửa là gì? 

Sản phẩm của sự phun trào núi lửa là các khoáng chất được nung chảy trong lòng núi lửa, chúng được gọi là dung nham. Dung nham khi tràn ra bên ngoài do núi lửa phun trào là chất ở dạng lỏng, nhiệt độ cao trong khoảng 700 độ C và có thể lên tới 1200 độ C nên rất nguy hiểm.

Tác hại của núi lửa 

Núi lửa được đánh giá là một trong những thiên tai khủng khiếp nhất mà trái đất phải gánh chịu. Khi núi lửa phun trào, nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng con người mà còn phá hủy đi thiên nhiên, môi trường xung quanh.

Tác hại đối với con người:

  • Dung nham nóng từ trong núi lửa chảy tràn ra ngoài với số lượng lớn, tốc độ nhanh, phủ trên diện rộng có thể hủy diệt các vật thể sống quanh khu vực núi lửa.
  • Các khí sinh ra từ núi lửa phun trào có những khí độc hại làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 
  • Dung nham núi lửa có thể làm hư hại các công trình giao thông thủy lợi cũng như các tài sản khác đang phục vụ cho đời sống của con người.
Nguyên nhân gây ra núi lửa
Tác hại của núi lửa đối với con người và thiên nhiên

Tác hại đối với thiên nhiên và môi trường:

  • Núi lửa phun trào có thể gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của khu vực xung quanh đó.
  • Núi lửa phun trào góp phần làm tăng tính nhạy cảm của những thiên tai nguy hiểm như: lũ lụt, lở đất, xói mòn, động đất, sóng thần,… 
  • Các núi lửa hoạt động dưới biển hoặc gần biển là nguyên nhân gây nên những đợt sóng thần khủng khiếp.
  • Lượng tro bụi và các khí sinh ra từ núi lửa sau mỗi lần phun trào sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước.
  • Ngoài ra sự phun trào của núi lửa tạo ra rất nhiều khí chứa chất lưu huỳnh. Chất này khi tích tụ lại trong bầu khí quyển sẽ phá hủy và làm thủng tầng ozon và tầng bình lưu. 

Vừa rồi chúng tôi đã cung cấp tới bạn một số thông tin giúp bạn hiểu được hiện tượng núi lửa là gì. Hy vọng những kiến thức trong bài viết đã mang tới cho bạn thêm nhiều điều bổ ích và thú vị về một trong những hiện tượng thiên nhiên quen thuộc của con người. Tiếp tục theo dõi thosuaxe.info để cập nhật tin tức nhanh nhất bạn nhé.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng núi lửa là gì?

Khi mặt đất hay mặt nước lạnh tiếp xúc với đá nóng hay magma nó trở nên nóng nhanh và nổ, phá vỡ lớp đá xung quanh và đẩy ra một hỗn hợp hơi nước, nước, tro, bom và khối núi lửa.

Núi lửa thường có hình gì?

Núi lửa tầng hoặc núi lửa hỗn hợp là một núi lửa cao hình nón, gồm nhiều lớp dung nham, tro núi lửa và bụi núi lửa. Loại núi lửa này đặc tính là dốc đứng, phun trào giai đoạn, và tiếng nổ khi phun trào.

Ai tạo ra núi lửa?

Núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái đất rất nóng, càng đi sâu về phía tâm Trái đất, nhiệt độ càng tăng lên. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ ở đây nóng tới mức có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá. Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn.

Nên làm gì khi núi lửa phun trào?

Khi một ngọn núi lửa phun trào.
Nếu bạn nhận được một hướng dẫn hoặc đề nghị sơ tán, hãy tránh xa càng sớm càng tốt..
Khi sơ tán, đội mũ, trùm khăn lên miệng và nhanh chóng rời khỏi miệng núi lửa..