Nguyên nhân cái chết vũ nương

Nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương được hiểu như thế nào? Cảm nhận về cái chết của Vũ Nương đầy thương tâm trong truyện.

Văn học đã phần nào diễn tả được số phận đáng thương của phụ nữ thời xưa. Đây là chủ đề tiêu biểu được nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh, trong đó có thể kể đến Chuyện người con gái Nam Xương. Tác phẩm kể về cuộc đời hẩm hiu của Vũ Nương và nêu được cảm nhận, nguyên nhân cái chết của Vũ Nương và ý nghĩa cái chết của cái chết của Vũ Nương.

Nguyên nhân cái chết vũ nương

Nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương đầy thương tâm

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương

Trong số những tác phẩm văn học được trình bày trong chương trình văn học 9, Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm tiêu biểu phản ánh được cuộc sống gay gắt, cam chịu của người phụ nữ thời phong kiến. Những sự bất công, dồn ép của xã hội thời bấy giờ chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của Vũ Nương.

Vũ Nương đã chọn lấy con đường chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Nàng đã gieo mình xuống dòng nước sông Hoàng Giang lạnh lẽo. Đây là hành động vô cùng quyết liệt để bảo toàn danh dự, nhân phẩm, cũng là sự kết thúc cho nỗi đau tuyệt vọng, đau đớn của người con gái đáng thương.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương? Nguyên nhân trước hết là do cái bóng qua những lời nói ngây thơ của bé Đản. Nhưng nguyên nhân sâu xa đằng sau đó chính là do người chồng đa nghi, thô bạo. Một Trương Sinh có tính đa nghi, thiếu lòng tin và tình thương với vợ chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương.

Cái chết của nàng Vũ Nương không chỉ tố cáo mặt trái của xã hội phong kiến bất nhân, nó còn là lời than oán, là sự hận thù đối với những người đàn ông nhu nhược, nóng nảy. Đành rằng người đàn ông luôn nắm quyền trong gia đình theo đúng quan niệm của xã hội phong kiến, nhưng nếu hắn ta thực sự yêu thương vợ thì đã không có cảnh Vũ Nương phải gieo mình tự vẫn trong tủi nhục tại bến Hoàng Giang.

Như vậy, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương chính là người chồng đa nghi, không hiểu trước sau. Nhưng đằng sau cái chết đó, nguyên nhân sâu xa vẫn là một xã hội bất công ,tàn bạo. Một xã hội tàn ác đã bóp nghẹt quyền sống của con người, để họ phải tìm đến lối thoát duy nhất là cái chết để giữ tròn hai chữ “phẩm giá”.

Ý nghĩa cái chết của Vũ Nương đầy thương tâm

Trong truyện, có thể thấy Trương Sinh và Vũ Nương là hai nhân vật đại diện cho chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Trương Sinh – người chồng đa đoan, nhu nhược chính là sản phẩm của chế độ nam quyền trong xã hội phong kiến cũ. Vũ Nương- người vợ hiền lành, người con dâu hiếu thảo, đẹp người đẹp nết nhưng có số phận hẩm hiu chính là đại diện cho người phụ nữ luôn luôn bị đàn áp. Với những người phụ nữ này, dường như họ không có chút giá trị nào và càng không hề có quyền hành gì.

Vậy nên cái chết của Vũ Nương thật sự mang rất nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, cái chết của nàng đã phản ánh hiện thực khổ đau của những người phụ nữ xưa. Dưới xã hội phong kiến, họ bị bó buộc bởi “tam tòng tứ đức”. Họ phải sống phụ thuộc nhà chồng, phải hy sinh hạnh phúc của mình cho chồng cho con mà đổi lại chỉ là sự tàn nhẫn vì chế độ “trọng nam khinh nữ” thời xưa. Chọn đến cái chết để minh oan cho bản thân như một nốt chấm trong sự bế tắc của người phụ nữ, vừa mạnh mẽ, cũng vừa đau thương.

Ngoài ra, cái chết của Vũ Nương cũng như một sự giải thoát. Nghĩa là chỉ khi chết rồi thì người phụ nữ mới được hạnh phúc. Qua cái chết của Vũ Nương, ta càng thấu hiểu hơn sự bất công trong xã hội cũ, và cũng xót thương hơn hoàn cảnh những người phụ nữ chịu cảnh áp bức, bóc lột, những người không có quyền làm chủ cuộc sống của mình.

Cảm nhận về cái chết của Vũ Nương

Qua Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã hướng ngòi bút của mình đến những số phận khổ đau trong xã hội phong kiến. Bằng tất cả tấm lòng nhân đạo, Nguyễn Dữ đã thành công trong việc phản ánh lại chế độ tàn ác của xã hội xưa qua cái chết của nàng Vũ Nương.

Trong xã hội phát triển ngày nay, quyền lợi của người phụ nữ cũng dần được coi trọng. Không còn những quan điểm cổ hủ như “trọng nam khinh nữ” nữa. Dù vậy, đâu đó vẫn còn những người phụ nữ phải sống một cuộc đời không khác gì Vũ Nương nói riêng và phụ nữ thời phong kiến nói chung. Bởi vậy, đấu tranh vì sự phát triển của phụ nữ là cuộc cách mạng lớn của mọi thời đại. Hãy yêu thương và giúp đỡ những phụ nữ bất hạnh và lấy lại công bằng cho họ. Đừng để xuất hiện một Vũ Nương khác ngay tại xã hội phát triển của chúng ta.

Vũ Nương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương Văn 9 đã chọn cái chết để thanh minh cho sự trong sạch của mình, có nhiều nguyên nhân đẩy Vũ Nương đến cái chết đầy oan nghiệt.

Cái chết đó tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, mũi dao nhọn chĩa vào những người đàn ông, người chồng nhu nhược, nóng nảy như Trương Sinh. Đành rằng hắn là người đa nghi, đành rằng là người đàn ông nắm quyền trong gia đình theo đúng quan niệm của xã hội phong kiến, nhưng nếu hắn thực sự yêu thương vợ thì đã không có cảnh Vũ Nương phải khóc lóc bên bến Hoàng Giang rồi gieo mình tự vẫn trong tủi nhục.

Trương Sinh đáng lẽ lắng nghe nàng giải thích, phân biệt đúng sai. Ngược lại, Trương Sinh đã một mực đánh đuổi vợ, xúc phạm người vợ. Trong xã hội hiện nay cũng không ít những gia đình xảy ra cảnh bạo hành mang lại đau thương cho người phụ nữ.

=> Nguyên nhân dễ thấy nhất chính là người chồng Trường Sinh đa nghi, nóng nẩy không hiểu trước sau. Nguyên nhân sâu xa hơn chính là xã hội bất công ,tàn bạo bóp nghẹt quyền sống để họ phải tìm đến lối thoát duy nhất là cái chết để thanh minh.

Xem thêm >>> Soạn bài Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương

 

2. Ý nghĩa cái chết thương tâm của Vũ Nương

Vũ Nương tìm đến cái chết thanh minh cho tâm hồn thanh cao và tấm lòng chung thủy. Chết để không phải sống trong cảnh đa nghi, chồng sỉ nhục. Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau bị chính người mà mình thương yêu hết lòng dồn đến bước đường cùng, đẩy nàng vào bế tắc. Suy nghĩ kĩ hơn Trương Sinh chính là sản phẩm của chế độ nam quyền trong xã hội phong kiến cũ, xã hội người phụ nữ luôn luôn bị đàn áp, dường như họ chỉ như một thứ đồ dùng trong tay người đàn ông và không hề có quyền hành gì.

Qua cái chết Vũ Nương chúng ta sẽ thấu hiểu hơn sự bất công trong xã hội cũ, đồng cảm xót thương cho những con người phụ nữ chịu cảnh áp bức, đến ngay cả quyền sống và những khát khao hạnh phúc cũng có thể bị dập tắt. Cái chết như minh chứng con người có thể chết chứ không thể bị oan ức.

Vũ Nương và những người phụ nữ xưa đều là nạn nhân lễ giáo phong kiến, bị oan khuất và vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần nhưng ở họ sẽ mãi mang vẻ đẹp về phẩm chất được người đời khâm phục, trân trọng.

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương là gì?

Nguyên nhân đáng trách nhất để dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương đó là tính cách đa nghi, ít học của Trương Sinh, khi nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, chàng chẳng thèm suy xét đúng sai hay lắng nghe những lời phân trần mà vội vàng kết tội vợ mình.

Cái chết của Vũ Nương như thế nào?

Cái chết của nàng thể hiện sự cùng quẫn, bế tắc không lối thoát, đồng thời thể hiện rõ số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Cái chết oan uổng và đầy đau đớn của Vũ Nương đã gián tiếp lên án, phê phán chế độ nam quyền, xem trọng quyền uy, tiếng nói của người đàn ông trong gia đình.

Nhận xét gì về cái chết của Vũ Nương?

Cái chết của nhân vật Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác hội phong kiến xấu xa, tàn bạo. Đồng thời, qua hình tượng nhân vật, nhà văn bày tỏ niềm thông cảm sâu sắc đối với số phận người phụ nữ. Những con người nhỏ bé, yếu đuối trong xã hội phong kiến đương thời.

Vũ Nương có những phẩm chất gì?

Lúc bà qua đời cũng một tay Vũ Nương ma chay giỗ đám, hết lòng thương xót, nàng đối xử với mẹ chồng như đối xử với mẹ đẻ của mình. Chỉ qua vài câu văn miêu tả ngắn cũng thấy rõ phẩm chất của Vũ Nương: nàng dâu hiếu thảo, người vợ thủy chung, người mẹ hiền dịu, tần tảo.