Ngành dịch vụ của đông nam bộ chiếm bao nhiêu phần trăm trong gdp cả nước năm 2002

Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2021 — GDP Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% cho cả năm 2021, mặc dù nền kinh tế đã ghi nhận kết quả vững chắc trong nửa đầu năm. Dự báo này, thấp hơn hai điểm phần trăm so với dự báo do Nhóm Ngân hàng Thế giới đưa ra vào tháng 12 năm 2020, có xét đến tác động tiêu cực của đợt dịch COVID-19 hiện nay đến các hoạt động kinh tế.

Dự báo trên được đưa ra trong ấn bản mới nhất của Báo cáo Điểm lại – là báo cáo cập nhật kinh tế sáu tháng về tình hình kinh tế Việt Nam được ra mắt hôm nay – trong đó chỉ ra những nỗi đau kinh tế liên quan đến đợt dịch COVID-19 bùng phát gần đây. Các biện pháp hạn chế đi lại của Chính phủ nhằm kiềm chế đại dịch đã có ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước.

Trong tháng 07, doanh số bán lẻ giảm 19,8% so cùng kỳ năm trước, là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 04 năm 2020, trong khi Chỉ số sức mua hàng [PMI] cũng giảm đáng kể. Về kinh tế đối ngoại, cán cân thương mại hàng hóa đã chuyển sang thâm hụt trong vài tháng qua, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài phần nào thể hiện sự thận trọng. Các chuỗi cung ứng và các khu công nghiệp bị gián đoạn do dịch COVID-19 tái bùng phát diện rộng dường như đã buộc các đơn vị xuất khẩu phải tạm thời đóng cửa nhà máy hoặc đình hoãn sản xuất.

“Nền kinh tế Việt Nam liệu có phục hồi vào nửa sau năm 2021 hay không? Điều đó còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch COVID-19 bùng phát hiện nay, hiệu quả triển khai vắc-xin, và hiệu suất của các biện pháp tài khóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình bị ảnh hưởng, và để kích thích phục hồi,” theo lời ông Rahul Kitchlu, Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. “Tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi.”

Báo cáo khuyến nghị các cấp có thẩm quyền cần xử lý những hệ quả xã hội của khủng hoảng COVID-19 bằng cách cải thiện chiều sâu và hiệu quả của các chương trình an sinh xã hội. Các cấp chính quyền cũng cần cảnh giác với rủi ro gia tăng ở khu vực tài chính, cụ thể là cần quan tâm đến nợ xấu. Chính sách tài khóa cũng cần được quan tâm hơn nữa vì các nhà hoạch định chính sách cần tìm cách cân đối cho phù hợp giữa nhu cầu hỗ trợ phục hồi kinh tế và nhu cầu duy trì nợ công ở mức bền vững.

Bên cạnh phân tích về những xu hướng gần đây của nền kinh tế, ẩn phẩm kỳ này, dưới tiêu đề "Việt Nam số hóa - Con đường đến tương lai", đi sâu vào những gì Việt Nam cần thực hiện để đạt được tham vọng trở thành một trong những nền kinh tế số tiên tiến nhất trên thế giới. Khủng hoảng COVID-19 đã đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số của nền kinh tế trong nước khi ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cung cấp dịch vụ trực tuyến. Chính phủ cũng tăng cường số hóa các thủ tục và cơ sở dữ liệu của mình.

Báo cáo cho rằng cũng giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có trở thành công xưởng thế giới về công nghệ số hay không sẽ không phụ thuộc nhiều vào khả năng tạo ra những đột phá về công nghệ mà được quyết định bởi năng lực khai thác được nhiều nhất những công nghệ số được phát triển ở các quốc gia khác.

Ngoài hạ tầng hiện đại, có ba giải pháp được đề ra nhằm xây dựng năng lực số cho quốc gia với Chính phủ đóng vai trò trung tâm. Các nhà hoạch định chính sách cần khuyến khích các doanh nghiệp và người lao động có được những kỹ năng phù hợp để tận dụng quá trình chuyển đổi số, bồi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp thông qua cạnh tranh và hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp và nhân tài trong nước, đồng thời thúc đẩy khả năng truy cập, chất lượng và an ninh thông tin. Ba định hướng chính sách đó đòi hỏi Chính phủ phải can thiệp khéo léo và phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân theo hướng minh bạch đầy đủ để tránh bị lạm dụng bởi lợi ích nhóm cả ở khu vực công và tư nhân.

Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo [theo chuẩn 1,9 USD/ngày] giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19.Tăng trưởng GDP giảm xuống 2,58% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta nhưng dự kiến ​​sẽ phục hồi lên 5,5% vào năm 2022.

Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 [trên 1.000 trẻ sinh]. Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,4 năm 2019, cao nhất giữa các quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có bảo hiểm y tế.

Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2019, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 51% năm 2020.

Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để làm được điều này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn đồng thời đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.

Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi một vài xu thế lớn. Dân số đang già đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy giảm, trong khi đó suy thoái môi trường, các vấn đề biến đổi khí hậu và tự động hóa ngày gia tăng. Tiến trình của các xu hướng này càng bị đẩy nhanh bởi đại dịch COVID-19.

Theo cập nhật Báo cáo Chẩn đoán Quốc gia mới nhất của Ngân hàng Thế giới, để vượt qua những thách thức này và đáp ứng các mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số, giảm nghèo/anh sinh xã hội và cơ sở hạ tầng.

Lần cập nhật gần nhất:14 Tháng 4 Năm 2022

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ [tiếp theo] giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu GDP của vùng Đông Nam Bộ là 59,3% [năm 2002] trong khi của cả nước tỉ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu GDP của cả nước là 38,5 %.

[trang 117 sgk Địa lý lớp 9] Dựa vào hình 32.2, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ:

   – Sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam lãnh thổ.

   – Ba trung tâm công nghiệp lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

      + Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng nhất.

      + Biên Hòa và Vũng Tàu là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu ngành khá đa dạng, Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

      + Các trung tâm công nghiệp còn lại có quy mô vừa hoặc nhỏ, quan trọng nhất là Thủ Dầu Một.

* Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:

   – Cây công nghiệp lâu năm phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai.

   – Bao gồm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.

      + Cao su là cây trồng quan trọng và chiếm diện tích lớn nhất. Phân bố chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.

      + Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương.

      + Cà phê:Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

      + Hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai.

* Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì:

   – Điều kiện tự nhiên:

      + Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải.

      + Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh.

      + Nguồn nước: thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng [hồ thủy lợi lớn nhất nước ta].

   – Điều kiện kinh tế – xã hội:

      + Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.

      + Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh

      + Cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định [trong nước, nước ngoài]

      + Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước

   – Hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn thuộc tỉnh Tây Ninh, hồ thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai thuộc tỉnh Đồng Nai.

   – Vai trò của hồ Dầu Tiếng:

      + Vai trò: Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho hơn 170 nghìn ha đất nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi [Thành phố Hồ Chí Minh], góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

   – Vai trò hồ Trị An:

      + Hồ thủy điện xây dựng trên sông Đồng Nai [tỉnh Đồng Nai], vai trò chính là cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An.

      + Đốì với nông nghiệp, hồ Trị An góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai, điều tiết chế độ nước sông Đồng Nai, giảm bớt ngập úng vào mùa mưa, xâm nhập mặn vào mùa khô ở phía hạ lưu sông Đồng Nai, giúp cho sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn.

   – sản xuât công nghiệt tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP năm 2002 chiếm 59,3% GDP của vùng.

   – cơ cấu sản xuất cân đối bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm.

   – Một số ngành công nghiệp hiện đại ngày càng phát triển như: đầu khí, điện tử, công nghê cao.

   – 3 trung tâm công nghiệp lớn nhất : Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu…

Những điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước:

   – Điều kiện tự nhiên:

      + Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải. [đồng bằng cao và đồi lượn sóng], thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.

      + Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

      + Nguồn nước: hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng , nổi bật là hồ Dầu Tiếng [hồ thủy lợi lớn nhất nước ta], hồ Trị An, cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

   – Điều kiện kinh tế – xã hội:

      + Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây công nghiệp.

      + Đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.

      + Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định [trong nước, nước ngoài].

      + Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước

Bảng 32.3. Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 [%]

Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ
100 1,7 46,7 51,6

Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.

Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 [%].

Nhận xét:

Tỉ trọng các khu vực kinh tế của TP. Hồ Chí Minh có sự chênh lệch lớn:

   – Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm 1,7% trong cơ cấu GDP.

   – Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất với 51,6%.

   – Khu vực công nghiệp – xây dựng cũng chiếm tỉ trọng khá lớn 46,7%.

   ⇔ Cơ cấu kinh tế trên thể hiện sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế , công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, ứng với vai trò là một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

Video liên quan

Chủ Đề