Adr của thuốc là gì

Mới gần đây, một phụ nữ trẻ bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung mặc dù nơi tiêm chủng đã thực hiện đúng các quy định về tiêm chủng an toàn. Trước đó, một vắc-xin dùng ngừa 5 bệnh cho trẻ [5 trong 1] bị tạm ngưng sử dụng vì gây tử vong và tai biến cho một số trẻ. Tất cả đều trong quá trình điều tra tìm nguyên nhân nhưng không loại trừ các trường hợp đáng tiếc xảy ra là do phản ứng có hại của thuốc.

Ta cần biết, bất cứ thuốc nào, kể cả vitamin được cho là thuốc bổ đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nó nếu không được dùng đúng cách, đúng liều, và đặc biệt khi cả dùng đúng cách đúng liều. Những bất lợi do dùng thuốc gây ra được gọi chung là “PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC” [người nước ngoài gọi ADR do chữ viết tắt của Adverse Drug Reactions]. ADR còn được gọi bằng tên khác như tác dụng phụ, tác dụng ngoại ý, tác dụng không mong muốn… nhưng ngay cả người không thuộc giới chuyên môn cũng nên làm quen, dùng ADR vì là chữ thông dụng trên toàn thế giới hiện nay.


ADR lại được chia làm 2 loại: ADR loại A là loại thường xảy ra hơn, chiếm 80 - 90% [của toàn bộ ADR], có liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc, như warfarin có tác dụng chống đông máu có thể gây ADR làm xuất huyết ở người bệnh. ADR loại A có thể dự đoán và phòng ngừa, như thuốc kháng histamin thế hệ 1 là promethazin gây ADR buồn ngủ, người dùng thuốc nếu dùng promethazin do buồn ngủ không nên lái xe, vận hành máy móc. Còn ADR loại B là loại xảy ra hiếm hơn, chiếm 10 - 20%, không liên quan đến tác dụng dược lý, như kháng sinh nhóm fluoroquinolon kháng khuẩn nhưng lại gây ADR là làm co giật hoặc xói mòn sụn khớp ở súc vật còn non. ADR loại B gần như không thể dự đoán trước là xảy ra hay không xảy ra. Đặc biệt, dị ứng thuốc là ADR loại B có thể gây tử vong không tiên lượng được thường xảy ra cho nhiều loại thuốc, trong đó có các vắc-xin.

ADR được Tổ chức Y tế thế giới [WHO] định nghĩa: “ADR là tác dụng có hại xảy ra ngoài ý muốn khi dùng một thứ thuốc đúng liều, đúng đường dùng nhằm chữa bệnh, phòng bệnh hoặc chẩn đoán”. Ta nên lưu ý, nếu bị tai biến do dùng quá liều thuốc thì không gọi bị ADR mà là bị ngộ độc thuốc.

Nên lưu ý, nhiều thuốc được lưu hành trên thị trường dược phẩm vẫn được các viện bào chế dược phẩm theo dõi ADR [được gọi là theo dõi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 4] để nếu thuốc xuất hiện ADR quá nghiêm trọng sẽ tự ý ngưng lưu hành hoặc bị chính quyền cấm lưu hành thuốc đó. Trước đây, vào cuối thế kỷ trước, có thuốc giảm đau glafenin [biệt dược Glifanan] đã bị cấm lưu hành do gây dị ứng quá nặng nề. Cách đây không lâu, thuốc chống viêm trị đau xương khớp rofecoxib [Vioxx] đã được nhà sản xuất chủ động rút ra khỏi thị trường dược phẩm vì có nguy cơ gây biến cố tim mạch trầm trọng. Nhiều thuốc phải bán theo đơn bác sĩ, tức là chỉ khi bác sĩ khám bệnh ghi đơn thuốc nhà thuốc mới có quyền bán thuốc theo đơn đó, là vì chỉ có bác sĩ  biết cách chỉ định thuốc, ghi cách dùng thế nào để phát huy tác dụng điều trị của thuốc đồng thời hạn chế mức thấp nhất hoặc không để xảy ra ADR.

Ngoại trừ một số ADR thuộc loại nhẹ chỉ gây khó chịu [như ADR gây buồn ngủ của thuốc kháng histamin trị dị ứng] có thể xảy ra thường xuyên [hễ dùng thuốc là bị], đa số ADR, đặc biệt ADR gây rối loạn nghiêm trọng [như suy thận cấp, hoặc bị tai biến do vắc-xin] rất hiếm khi xảy ra và chỉ xảy ra khi dùng liều cao hoặc dùng lâu ngày. Có loại ADR thuộc loại thường gặp [trong sách chuyên môn dược thường ghi ADR >1/100, tức 100 người dùng thuốc sẽ có hơn 1 người có nguy cơ bị ADR], có loại ADR thuộc loại ít gặp [1/1.000< ADR

Chủ Đề