Nếu ưu điểm của phương pháp ghép cây yếu tố nào đảm bảo ghép đạt hiệu quả cao

Hiện nay, diện tích điều già cỗi trên địa bàn tỉnh Bình Phước chiếm diện tích lớn dẫn đến năng suất giảm dần. Để nâng cao năng suất đòi hỏi người nông dân phải thực hiện trẻ hóa vườn điều, trong đó hình thức ghép được xem là nhanh và cho hiệu quả cao. Để bà con nắm bắt cơ bản về ghép điều với tỷ lệ chồi sống cao.

Theo kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh - giảng viên ghép điều thuộc Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Phước, ghép cải tạo điều là một trong các nội dung của Đề án phát triển bền vững ngành điều Việt Nam đến năm 2020. Thời gian qua, Cục Trồng trọt đã ban hành quy trình tạm thời về ghép cải tạo điều. Hiện nay, hầu hết diện tích điều trên địa bàn tỉnh trồng bằng giống không chọn lọc như trái nhỏ, ít trái, năng suất thấp và tỷ lệ già cỗi do sâu bệnh gây hại lên tới 70% diện tích cần được cải tạo để trẻ hóa tăng năng suất, chất lượng hạt điều.

Trước đây phần lớn nông dân trồng điều bằng giống thực sinh, vì vậy nhiều cây ra hoa đậu trái ít, thậm chí một số vườn trồng bằng điều ghép hiện nay năng suất vẫn rất thấp. Các vườn điều tuổi còn nhỏ nếu chặt bỏ trồng mới sẽ rất lãng phí. Vì vậy cần tiến hành ghép cải tạo và mục tiêu hướng đến là ổn định diện tích theo hướng thâm canh, mặt khác cải tạo, tái canh diện tích già cỗi và năng suất thấp bằng các giống mới cùng với việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

Do đó, để ghép được điều với tỉ lệ chồi sống cao cần chuẩn bị và tiến hành các bước sau:

Trong vườn không phải cây nào cũng phải ghép, nên trước hết chọn các cây hàng năm ra hoa đậu quả kém ưu tiên ghép trước, kế đến chọn các cây tuy có trái nhiều nhưng trái nhỏ, tỷ lệ thu hồi nhân thấp.

- Phương pháp ghép trực tiếp lên cành cần ghép: Chọn các cành cần ghép sau đó cưa bỏ phần phía trên, xử lý vết cắt bằng mỡ hoặc thuốc trừ nấm bệnh để vết cắt liền da.

- Phương pháp tạo chồi ghép mới: Có thể chọn các cành mọc sẵn trên cây để tiến hành ghép hoặc cắt tỉa tạo chồi mới để ghép.               

Cưa tay, kéo cắt, dây băng nilon tự hủy, dây ghép cao su [cố định chồi], dao cắt, đá mài, túi đựng dụng cụ ghép.

- Chồi ghép được lấy từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng/vườn nhân chồi ghép được bình tuyển theo quy định.

- Tiêu chí cây đầu dòng: tuổi cây từ 8 năm trở lên, năng suất ít nhất 3 năm liên tục đạt trên 3 tấn/ha, ổn định qua nhiều năm thu hoạch; chất lượng cao, có tỷ lệ nhân ít hơn 170 hạt/kg.

- Đối với nông hộ tự ghép cải tạo vườn điều của gia đình, có thể tuyển chọn cây điều ưu tú nhất tại vườn để lấy chồi ghép. Tiêu chí cây điều ưu tú tương tự như tiêu chí cây đầu dòng nêu trên.

- Thời điểm lấy chồi ghép tốt nhất là ngay khi cây chuẩn bị ra đợt lá mới.

+ Chồi chuẩn bị ra đọt có màu xanh, nhưng không quá già;

+ Chồi nằm ở phía ngoài tán cây;

+ Ðường kính chồi lớn hơn 0,6 cm;

+ Chiều dài chồi từ 7 - 10 cm;

- Sau khi cắt chồi, tỉa bỏ lá, giữ chồi tươi bằng cách bọc trong vải ẩm đặt vào thùng xốp, nên sử dụng nước đá ở đáy thùng, có lớp ngăn cách với chồi ghép đảm bảo đủ mát, đậy kín thùng xốp và bảo quản nơi thoáng mát, sử dụng chồi không quá 4 ngày.

Kỹ thuật ghép gồm các bước

Bước 1: Xử lý gốc cành ghép

Dùng kéo hoặc cưa [nếu cành ghép lớn] cắt cách nách cành gốc ghép 7 - 10 cm. Sau đó dùng dao vạc xiên cành gốc ghép một mặt phẳng từ 3- 4 cm sao cho tới lớp tượng tầng, không bị tước vỏ, có điểm đầu vạt cách nách cành từ 1,5 - 2 cm.

Bước 2: Xử lý bo ghép

Dùng dao vạc bo ghép một đường thẳng [vạc má] như hình vẽ [1/2 đường kính bo]. Độ dài vạc bo tương xứng với độ dài vạc chồi ghép. Mặt cắt vạc bo không bị tước, loại bỏ phần bị hư, sâu.

Bước 3: Tiến hành ghép áp

Áp hai mặt phẳng xiên được vạt ở gốc cành ghép và bo ghép lại với nhau sao cho ít nhất một bên da tiếp xúc với nhau. Lưu ý: Lớp tượng tầng gốc cành ghép và bo ghép khớp với nhau. Dùng dây nilon dai cố định lại gốc cành ghép và bo ghép. Sau đó dùng dây băng nilon tự hủy quấn kín gốc cành ghép và bo ghép không bị thoát hơi nước.

Lưu ý: Khi thực hiện các thao tác ghép, cần tiến hành nhanh, tránh không bị dập, không để cát, đất và nước dính vào hai mặt phẳng vạt xiên.

Nên tiến hành ghép cải tạo vào cuối tháng 4 đến cuối tháng 8 Âm lịch hàng năm. Nên ghép vào buổi sáng, lúc trời mát, lúc cây đã hút đủ nước qua đêm, thời gian ghép tốt nhất, sáng từ 6 - 10 giờ; chiều từ 14 - 17 giờ. Không ghép lúc nắng nhiều cây dễ bị mất nước và mặt cắt mau khô, hay sau khi trời vừa dứt cơn mưa lá ướt cây ghép dễ bị nhiễm trùng.

Phòng trừ côn trùng, sinh vật gây hại vết ghép và chồi ghép: Kết thúc mỗi ngày ghép cần phun thuốc để phòng trừ ngay các côn trùng và sinh vật gây hại vệt ghép và chồi ghép [kiến, bọ xít muỗi, bọ đục chồi, sâu róm đỏ…]. Có thể sử dụng trong số loại thuốc sau: Vidithoate, Bian, selecron, callous… phun theo hướng dẫn định kỳ 1 tuần/lần và thực hiện liên tục trong vòng 2 tháng đầu tiên. Tỉa bỏ chồi dại: Những chồi dại xung quanh chồi ghép tỉa bỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi chồi ghép.

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

 I. Khái niệm chung và cơ sở khoa học của phương pháp ghép

1. Khái niệm chung

Ghép là một phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách lấy một bộ phận [mắt,cành] của cây nhân giống [cây mẹ] gắn lên một cây khác [cây gốc ghép] để cho ta một cây mới.

2. Cơ sở khoa học của phương pháp ghép

- Là quá trình làm cho tượng tầng của mắt ghép hay cành ghép tiếp xúc với tượng tầng của cây gốc ghép.

- Các mô mềm chỗ tiếp giáp do tượng tầng sinh ra sẽ phân hoá thành các hệ thống mạch dẫn giúp cho nhựa nguyên và nhựa luyện vận chuyển bình thường giữa cây gốc gép và cành ghép.

- Sau khi cây gép đã sống, cắt ngọn cây gốc ghép, từ mắt ghép hay cành ghép nảy lên những chồi, mầm mới cho ta cây mới.

II. Ưu điểm của phương pháp ghép

* Trồng bằng cây ghép có những ưu điểm sau:

- Sinh trưởng, phát triễn tốt nhờ tính thích nghi, tính chống chịu của cây gốc ghép.

- Sớm ra hoa, kết quả vì cành ghép tiếp tục giai đoạn phát dục cuả cây mẹ.

- Giữ được đầy đủ đặc tính của giống muốn nhân, có đặc tính di truyền ổn định.

- Tăng tính chống chụi của cây.

- Hệ số nhân giống cao.

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ghép sống

1. Giống cây làm gốc ghép và giống cây lấy cành, mắt để ghép phải có quan hệ họ hàng huyết thống gần nha.

Ví dụ: Các giống bưởi chua, đắng… làm gốc ghép cho các giống cam, quýt, bưởi ngọt.

2. Chất lượng cây gốc ghép

Cây gốc ghép sinh trưởng khoẻ, vào thời vụ ghép cây phải có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động mạnh, dễ bóc vỏ

3. Cành ghép, mắt ghép

Khi ghép chọn những cành bánh tẻ, ở phía ngoài, giữa tầng tán.

4. Thời vụ ghép

Thời kỳ có nhiệt độ [20-300 C], độ ẩm [80 – 90]% là điều kiện lý tưởng để ghép.

5. Thao tác kĩ thuật

Cần đảm bảo các yêu cầu sau :

- Dao ghép phải sắc, thao tác nhanh gọn.

- giữ vệ sinh cho vết cắt mắt ghép, cành ghép, gốc ghép.

- Đặt mắt ghép hay cành ghép vào gốc ghép.

- Buộc chặt vết ghép để tránh mưa nắng và cành ghép thoát hơi nước quá mạnh.

IV. Các kiểu ghép

1. Ghép rời

Phương pháp này được thưc hiện bằng cách lấy một bộ phận [đoạn, cành, mắt] rời khỏi cây mẹ đem gắn vào cây gốc ghép.

a. Ghép mắt chữ T

- Lấy mắt ghép

- Mở gốc ghép theo kiểu chữ T

b. Ghép mắt cửa sổ

- Lấy mắt ghép

- Mở gốc ghép theo hình cửa sổ

c. Ghép mắt nhỏ có gỗ

- Lấy mắt ghép giống kiểu mắt chữ T

- Mở gốc ghép : vạt vào gốc ghép một lớp gỗ mỏng

d. Ghép đoạn cành

- Trên cây mẹ, chọn những cành bánh tẻ, khoảng cách lá thưa có mầm ngủ đã tròn mắt ở nách lá sau đó cắt hết cuống lá.

- Trên cành ghép chỉ cắt lấy một đoạn.

2. Ghép áp cành

Đây là kiểu ghép cổ truyền cho tỉ lệ sống cao.

- Cách tiến hành :

+ Treo hoặc kê các bầu cây gốc ghép lên các vị trí thích hợp gần cành ghép của cây mẹ.

+ Chọn các cành có đường kính tương đương với đường kính gốc ghép. Vạt một mảnh vỏ trên gốc ghép và cành ghép có diện tích tương đương sau đó dùng dây ni lông buộc chặt, kín hai vết đã vạt cho tượng tầng của gốc ghép và cành ghép khít chặt vào nhau.



Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề