Bài học rút ra từ phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh là lề lối, cung cách, cách thức làm việc của người lãnh đạo mà đối tượng của sự lãnh đạo đó là cấp dưới, là quần chúng nhân dân. Để đạt mục tiêu lãnh đạo, Hồ Chí Minh đã tác động vào quần chúng nhân dân bằng một tác phong rất sâu sát, với cách thức phù hợp để phát huy cao nhất vai trò của họ.

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc [1947], Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần cho quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc”. Để có phong cách làm việc sát quần chúng, hợp quần chúng, Người yêu cầu cán bộ phải thường xuyên tiếp xúc làm việc với quần chúng, nắm tâm tư nguyện vọng và thật sự quan tâm tới đời sống mọi mặt của họ. Đồng thời, phải tin yêu tôn trọng quần chúng, lắng nghe ý kiến đóng góp phê bình xây dựng của quần chúng; không chỉ giáo dục mà còn phải học hỏi quần chúng và nêu gương cho quần chúng noi theo. Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở cán bộ phải phê phán và đấu tranh khắc phục cách làm việc quan liêu, mệnh lệnh, thường xuyên đi kiểm tra và giải quyết công việc tại chỗ, phải chống bệnh giấy tờ, hội họp nhiều, đi kiểm tra giúp đỡ ít.

Hồ Chí Minh không chỉ nói, viết để giáo dục cán bộ về phong cách làm việc sát quần chúng, hợp quần chúng mà Người đã thể hiện phong cách đó một cách mẫu mực để mọi người học tập và làm theo. Thực tế cho thấy, nhờ phong cách làm việc sát hợp quần chúng mà Hồ Chí Minh đã “đưa chính trị vào giữa dân gian”, hòa mình với quần chúng để nghe được những điều quần chúng nói, thấu hiểu quần chúng để lãnh đạo họ.

Hồ Chí Minh có phong cách làm việc thật sự dân chủ, tôn trọng tập thể. Đây là điều mà Hồ Chí Minh đã nói nhiều và đã thực hành trong quá trình làm việc với quần chúng, với cấp dưới, với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể cách mạng. Theo Người, trong công tác lãnh đạo, quản lý mà thực hành được dân chủ, tôn trọng các quyết định của tập thể, biết lắng nghe ý kiến của mọi người thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo và quy tụ được sức mạnh, sự đồng tình ủng hộ của nhiều người, tạo nên sức mạnh to lớn để giải quyết thắng lợi mọi nhiệm vụ. Trong suốt quá trình công tác, Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương sáng về việc tôn trọng tập thể, phục tùng các quyết định của tổ chức, luôn tôn trọng ý kiến của mọi người, không phân biệt chức vụ cao thấp. Trước khi quyết định vấn đề gì, Người đều hỏi lại cẩn thận, chu đáo những người và cơ quan đã giúp mình chuẩn bị công việc. Người đã sớm cảnh báo về hiện tượng mất dân chủ, không tôn trọng tập thể trong công tác của cán bộ, nhất là những người có chức, có quyền cao.

Một nét đặc sắc trong phong cách làm việc của Hồ Chí Minh là làm việc có tính khoa học. Người làm việc tận tâm, tận lực, hầu như không có thời gian nghỉ, làm việc với lòng nhiệt tình cách mạng vì nước, vì dân. Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh đối lập hoàn toàn và xa lạ với lề lối, cách thức làm việc mang nặng cảm tính chủ quan, phất phơ cốt cho hết ngày, không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả công việc; làm việc một cách tự do, tùy tiện, thiếu điều tra nghiên cứu, thiếu kế hoạch; thiếu ngăn nắp, luộm thuộm, lề mề, chậm chạp, không coi trọng thời gian, lãng phí sức người sức của; làm việc thiếu cụ thể thiết thực; thiếu tầm nhìn xa trông rộng,... Những biểu hiện như thế đã được Hồ Chí Minh chỉ ra và yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải kiên quyết khắc phục sửa chữa.

Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh còn được biểu hiện rõ ở chỗ khi làm xong một công việc, dù thành công hay thất bại đều có tổng kết rút kinh nghiệm để tiến hành những công việc khác tốt hơn. Người lãnh đạo phải biết sử dụng bộ máy, những người cộng sự, những cơ quan giúp việc một cách khoa học, hiệu quả và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới và quần chúng.

Nét đặc sắc nổi bật trong phong cách làm việc của Hồ Chí Minh là thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm, nêu gương trước cấp dưới và quần chúng. Nguyên tắc này đòi hỏi trong hoạt động của người cán bộ phải xuất phát từ thực tiễn để vận dụng lý luận một cách phù hợp, sáng tạo, qua thực tế mà bổ sung, phát triển lý luận. Phải phòng chống bệnh giáo điều, xét lại và chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường lý luận. Đồng chí Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Mọi lời nói, việc làm của Hồ Chí Minh đều thiết thực và cụ thể. Nói là làm, thường là làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng hiện ra trong hành động”.

Hồ Chí Minh đã phê phán một số cán bộ chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác, nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được và yêu cầu cán bộ, đảng viên nói là phải làm, “nói ít, bắt đầu bằng hành động”, “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Muốn vậy phải luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình, những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay, sửa đổi khuyết điểm của mình, đồng thời, phải hoan nghênh người khác, phê bình mình, phải chống những bệnh hữu danh, vô thực, bệnh hình thức.

Với cương vị, trọng trách của người đứng đầu Đảng và Nhà nước, phong cách làm việc của Hồ Chí Minh đã có ảnh hưởng to lớn đến nâng cao chất lượng lãnh đạo và uy tín của Đảng đến tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đến hoàn thiện nhân cách người cán bộ, đảng viên và phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể cách mạng. Trong tình hình hiện nay, việc đổi mới phong cách làm việc theo tư tưởng và tấm gương về phong cách làm việc của Hồ Chí Minh đang là một vấn đề quan trọng và cấp thiết.

Để việc học tập tác phong lãnh đạo và làm việc của Bác có hiệu quả, chúng ta cần quan tâm một số vấn đề sau:

Thứ nhất là, phải có phong cách làm việc nhiệt tình, nhưng phải khách quan, khoa học.

Bản thân nhận thấy được phải có lòng nhiệt tình cách mạng thì mới đủ sức gánh vác trách nhiệm được phân công. Tuy nhiên, nhiệt tình cách mạng phải được kết hợp với tính khách quan, khoa học thì mới hoàn thành nhiệm vụ, tránh được những sai lầm, hành động chủ quan, tùy tiện. Khi gặp một sự việc, gặp một vấn đề nào đó, bản thân luôn đặt ra câu hỏi: vì sao có vấn đề này? xử trí như thế này, kết quả sẽ ra sao? Phải suy tính kỹ lưỡng, không hấp tấp, làm bừa, làm liều, việc gì cũng phải tìm hiểu rõ ràng cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn, không đưa ra quyết định khi chưa có thông tin đầy đủ, tránh chủ quan, duy ý chí.

Bản thân xây dựng thói quen tôn trọng thực tế khách quan, kiên quyết không bóp méo sự thật để chạy theo thành tích. Tôn trọng và làm việc theo chức trách, chế độ công tác, chương trình, kế hoạch đã đề ra, tránh lối làm việc ngẫu hứng, tùy tiện.

Thứ hai là, xây dựng phong cách làm việc dân chủ, tập thể, nhưng quyết đoán, dám chịu trách nhiệm cá nhân. Bản thân luôn tự căn dặn mình cần phải nắm vững và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác, xây dựng thói quen lắng nghe ý kiến của tập thể, nhất là tập nghe cho được những ý kiến khác, trái với mình. Rèn luyện đức tính khiêm tốn, cầu thị, trung thực, thẳng thắn, có quyết tâm cao, dám chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Thứ ba là, rèn luyện được phong cách làm việc thiết thực, nói đi đôi với làm./.

Ban biên tập

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

4 19 KB 3 74

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Đề tài: Phân tích phong cách lãnh đạo của Steve Jobs và bài học rút ra trong việc ra quyết định của Steve Jobs. Bài làm Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một nhóm nhằm đạt được mục tiêu định sẵn trong những điều kiện nhất định. Lãnh đạo cũng bao gồm khả năng lôi cuốn người khác theo mình, tạo ra mối ràng buộc giữa người với người, giữa người với công việc bằng sự quan tâm. Để lãnh đạo, nhà lãnh đạo phải có khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng lên người khác để hướng họ đến những mục tiêu mong muốn. Lãnh đạo là một khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng khi thực hiện thì lại vô cùng phong phú, phức tạp. Tùy thuộc vào năng lực, cá tính mỗi cá nhân khác nhau mà cách thức lãnh đạo cũng khác nhau. Tựu chung lại hợp thành phong cách lãnh đạo của từng cá nhân, đây là dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý của từng nhà lãnh đạo khác nhau. Các phong cách lãnh đạo thông thường được đúc kết bao gồm: - Phong cách lãnh đạo độc đoán là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, theo chỉ thị của nhà lãnh đạo, nhân viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh. - Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách lãnh đạo khi người lãnh đạo chia quyền lực bằng cách tham khảo ý kiến của cấp dưới, lắng nghe ý kiến của cấp dưới trước khi ra quyết định. - Phong cách lãnh đạo tự do là khi nhà lãnh đạo cho phép cấp dưới của mình được tối đa quyền ra quyết định. Nhà lãnh đạo sẽ tạo điều kiện cho cấp dưới của mình để việc thực hiện của nhân viên được diễn ra suôn sẻ. Một đại diện tiêu biểu của phong cách lãnh đạo độc đoán có thể kể đến đó là Steve Jobs. Để hình thành nên phong cách lãnh đạo như vậy phải kể đến các tác động khách quan và chủ quan như sau: - Thứ nhất về chủ quan, tính cách của Steve Jobs được mọi người cảm nhận chung nhất đó là tính cầu toàn, tinh tế và yêu thích sự sáng tạo. Ông luôn có yêu cầu cao đối với sự tỉ mỉ và sự sáng tạo trong công việc. Ông thường ép các thiết kế phải tuân theo cách nhìn của ông, cái mà ông quan niệm là hoàn hảo. Điều này trả lời cho câu hỏi các sản phẩm nổi tiếng như iPod, iPhone, iPad từ kiểu dáng bên ngoài, đến sự đồng bộ phần cứng và phần mềm đều thể hiện nét tinh tế, sáng tạo và sự khao khát. Một số tính cách khác của ông dẫn đến việc phong cách lãnh đạo của ông là độc đoán có thể kể ra như là rất dễ nổi nóng. Hay ông là một con người rất tham vọng và muốn kiểm soát mọi thứ, một người quyết đoán, một người cay độc và lạnh lùng. - Thứ hai, nguyên nhân khách quan dẫn đến phong cách lãnh đạo của Steve Jobs là việc khi ông trở lại năm 1997, công ty đang trên bờ vực phá sản. Do quá trình điều hành kém của ban quản trị trước đó, công ty đã mất đi nhiều kỹ sư và nhân viên quản lý giỏi. Tình hình lúc này đòi hỏi một giám đốc điều hành quyết đoán hơn. Các quyết định quan trọng mà Steve Jobs đã phải ban hành ở Apple: - Ông sắp sếp các nhân viên thân cận vào các vị trí ở Apple, giúp ông có thể kiểm soát hoàn toàn công ty từ mảng phần mềm đến mảng kỹ thuật, nói chung là tất cả mọi thứ. Từ đây Apple chỉ được đi theo duy nhất một hướng phát triển của Steve Jobs. - Ông giải tán bộ phận quản trị cấp cao của Apple, những người chỉ lo tới lợi ích của bản thân chứ không phải công ty. - Ông định hướng lại sản phẩm mục tiêu để đáp ứng đúng thị trường mục tiêu, nơi mà ông nghĩ sẽ đem lại giá trị tối đa cho công ty. - Ông mở ra các cửa hàng bán lẻ khi tình hình bán hàng của công ty gặp khó khăn. Từ phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs, nhóm có một số nhận xét cũng như bài học về phong cách lãnh đạo này đối với việc ra quyết định như sau: - Thứ nhất, đối với một công ty có sự tập trung khá nhiều nhân tài như ở Apple, với sự đa dạng tính cách và cá tính mạnh mẽ, thì phong cách lãnh đạo độc đoán như của Steve Jobs cho thấy sự hiệu quả của nó. Giúp cho các nhân viên có sự tập trung tư tưởng tối đa để hoàn thành công việc của mình, hướng tới mục tiêu chung của công ty. - Khi mà không khí làm việc ở công ty đang có sự căng thẳng nhất định giữ nhân viên và đội ngũ lãnh đạo, thì cần một người cầm trịch và ra quyết định một cách quyết đoán, giải quyết hết tất cả các vấn đề trong công ty, không để cho quyền lực phân tán dẫn đến việc chia bè kết phái trong công ty có cơ hội phát triển. - Những quyết định dựa trên phong cách lãnh đạo độc đoán cũng phần nào đó là một áp lực vô hình đối với các nhân viên cấp dưới nhận chỉ thị. Và để họ tập trung trí lực, thể lực, tâm lực cho công việc hướng đến mục tiêu chung của công ty. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, vẫn còn đó những nhược điểm trong phong cách lãnh đạo độc đoán cần lưu ý khi áp dụng vào công ty như sau: - Việc áp đặt những suy nghĩ của mình lên người khác khi không bàn bạc kỹ lưỡng với người khác thì rủi ro sai lầm trong các quyết định là cao, đặc biệt nếu người ra quyết định không thực sự giỏi, không thực sự đủ tầm trong vấn đề cần ra quyết định đó. - Trong thời gian ngắn, thì việc áp dụng những áp đặt cho nhân viên có vẻ hiệu quả, nhưng theo thời gian, sẽ xuất hiện những bất mãn trong nội bộ nhân viên khi họ cảm thấy ý kiến của mình không được tôn trọng. - Những quyết định độc đoán đôi khi cũng kéo theo những áp lực khá lớn, tạo không khí căng thẳng đến nhân viên. - Người lãnh đạo theo phong cách này cần có một sức khỏe thực sự tốt, vì phải ôm vào mình rất nhiều việc, từ việc lớn đến việc bé trong công ty. Trên đây là những ý kiến của nhóm về phong cách lãnh đạo của Steve Jobs và bài học rút ra từ phong cách lãnh đạo của ông. Dù sao đi nữa, không có phong cách lãnh đạo nào là hoàn hảo tuyệt đối. Vì nhóm cho rằng, phong cách lãnh đạo tốt là phong cách lãnh đạo phù hợp với thực trạng của công ty, phù hợp với con người và hài hòa đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhận hòa. Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo cũng là một vấn đề không dễ dàng cho các nhà quản trị công ty và thực sự cần được lưu ý đến.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề