Nếu thêm ví dụ về mệnh đề chứa biến

Mệnh đề là một khái niệm không còn xa lạ đối với các bạn học sinh. Tuy nhiên thuật ngữ xuất hiện cả trong toán học hoặc tiếng anh có thể đôi khi chúng ta bắt gặp khái niệm mệnh đề. Để làm rõ và tránh nhầm lẫn bài viết xin đưa ra ví dụ về mệnh đề để độc giả quan tâm theo dõi có câu trả lời.

Mệnh đề là gì?

Theo như cách giải thích của sách giáo khoa toán 10 thì: Mệnh đề là những khẳng định có thể xác định được tính đúng hay sai của. Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai. Như vậy thì:

Một câu khẳng định đúng là một mệnh đề đúng.

Một câu khẳng định sai là một mệnh đề sai.

Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.

Bên cạnh đó chỉ có câu khẳng định mới là mệnh đề. Còn các câu cảm thán, cầu khiến hay câu nghi vấn không phải mệnh đề.

Mệnh đề thường được ký hiệu bằng chữ cái in hoa.

Phân loại mệnh đề toán học và ví dụ về mệnh đề

Trong toán học mệnh đề được chia thành nhiều loại khác nhau như mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo. Để làm rõ từng loại bài viết xin đưa ra ví dụ về mệnh đề theo phân loại mệnh đề toán học.

+ Mệnh đề chứa biến

Những câu khẳng định mà tính đúng sai của chúng tùy thuộc vào biến được gọi là mệnh đề chứa biến.

Ví dụ: Cho mệnh đề P(n) với n là số nguyên tố

Vậy với P(2) là mệnh đề đúng còn P(6) là mệnh đề sai và mệnh đề P(n) được gọi là mệnh đề chứa biến.

+ Phủ định của một mệnh đề

Cho mệnh đề P, mệnh đề “không phải P” được gọi là mệnh đề phủ định của P và được ký hiệu là Q

Nếu mệnh đề P đúng thì Q sẽ là mệnh đề sai và ngược lại.

Với một mệnh đề P ta có nhiều cách để diễn đạt Q.

Ví dụ: P: “tổng hai cạnh của một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba”. Mệnh đề phủ định của P là Q “tổng hai cạnh của một tam giác không lớn hơn cạnh thứ ba”.

Mệnh đề P đúng thì Q sai.

+ Mệnh đề kéo theo

Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” là mệnh đề kéo theo. P là giả thiết, Q là kết luận của định lý hoặc P là điều kiện đủ để có Q hoặc Q là điều kiện cần để có P.

Mệnh đề kéo theo được kí hiệu: P⇒Q

Mệnh đề kéo theo chỉ sai khi P đúng, Q sai.

Ví dụ:

P: tam giác ABC có hai góc bằng 60 độ.

Q: ABC là một tam giác đều.

Mệnh đề kéo theo P⇒Q như sau: Cho tam giác ABC, nếu tam giác ABC có hai góc bằng 60 độ thì ABC là một tam giác đều.

+ Mệnh đề đảo:

Mệnh đề Q⇒P được gọi là mệnh đề đảo của P⇒Q.

Nếu cả hai mệnh đề Q⇒P và P⇒Q đều đúng ta nói P, Q là hai mệnh đề tương đương.

Khi đó ta kí hiệu P ó Q và đọc là P tương đương Q, hoặc P là điều kiện cần và đủ để có Q, hoặc P khi và chỉ khi Q.

Ví dụ:

Nếu tam giác ABC là tam giác cân và có một góc bằng 60 độ là điều kiện cần và đủ để tam giác ABC đều.

Mệnh đề này là sai nếu trong tam giác ABC có hai cạnh bằng nhau còn cạnh thứ ba không bằng hai cạnh đó.

Nếu thêm ví dụ về mệnh đề chứa biến

Mệnh đề tiếng anh

Khác với mệnh đề toán học thì mệnh đề trong tiếng Anh được hiểu là một nhóm từ có chứa động từ đã chia và chủ từ của nó. Các loại mệnh đề trong câu có thể là mệnh đề độc lập (còn được gọi là mệnh đề chính) hoặc mệnh đề phụ thuộc (được gọi là mệnh đề phụ). Mệnh đề chính có thể đứng một mình, mệnh đề phụ là mệnh đề không thể đứng một mình.

Ví dụ mệnh đề trong tiếng anh

Để làm rõ khái niệm mệnh đề tiếng anh thì bài viết xin đưa ra Ví dụ về mệnh đề trong tiếng anh để độc giả có thể hiểu rõ:

This is the woman Mai saw yesterday. (Đây là người phụ nữ Mai đã nhìn thấy ngày hôm qua)

Trong câu “This is the woman Mai saw yesterday “ có 2 mệnh đề đó là:

+ This is the woman (động từ chia là is)

+ Mai saw yesterday (động từ đã chia là saw).

Phân loại mệnh đề trong tiếng anh và ví dụ

Các loại mệnh đề trong câu có thể là mệnh đề độc lập (còn được gọi là mệnh đề chính) hoặc mệnh đề phụ thuộc (được gọi là mệnh đề phụ).

– Mệnh đề chính là mệnh đề mà ý nghĩa của nó không phụ thuộc vào một mệnh đề khác trong cùng một câu. Trong một câu, có thể có hai hoặc nhiều mệnh đề chính. Chúng được nối với nhau bằng liên từ kết hợp (coordinating conjunction).

Các liên từ như “and”, “but”, “for”, “nor”, “or”, “so” hoặc “yet” thường được sử dụng để nối các vế bằng nhau như hai mệnh đề độc lập. Đứng trước chúng thường có dấu phẩy.

+ Ví dụ:

I traveled to Ha Noi in August, and in September we went to Saigon. (Tôi đã đi du lịch Hà Nội vào tháng 8, và đến tháng 9 chúng tôi đi Sài Gòn.)

– Mệnh đề phụ trong tiếng anh gồm 3 loại mệnh đề: mệnh đề tính ngữ, mệnh đề trạng ngữ và mệnh đề danh từ.

+ Mệnh đề tính ngữ: có chức năng như một tính từ, để phẩm định cho danh từ được trước nó. Các mệnh đề này thường bắt đầu bằng các đại từ liên hệ như: who, whom, that, whose, hoặc các phó từ liên hệ như why, where, when.

Ví dụ: This is the pencil that I would like to buy.

(Đây là cái bút chì mà tôi muốn mua).

+ Mệnh đề trạng ngữ: làm chức năng của một trạng từ hay phó từ, mệnh đề trạng ngữ gồm: mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích, mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức, mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả, mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản, mệnh đề trạng ngữ chỉ sự so sánh, mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện.

Ví dụ: He sold the car because it was too small.

(Ông ta đã bán chiếc xe bởi vì nó quá nhỏ).

+ Mệnh đề danh từ: Mệnh đề danh từ làm chức năng của một danh từ: Làm tân ngữ của động từ, chủ từ của động từ; Tân ngữ cho giới từ; bổ ngữ cho câu; đồng cách cho danh từ.

Ví dụ: That a majority of shareholders didn’t attend the meeting is natural. (Đa số cổ đông không đến tham dự buổi họp là điều bình thường thôi).

Trên đây là nội dung bài viết về Ví dụ về mệnh đề? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!