Nếu các biện pháp bảo vệ sức khỏe

Dành cho nhân viên công tác xã hội, người chăm sóc và nhân viên làm việc trong các cơ sở chăm sóc tập trung, trung tâm bảo trợ xã hội và trường giáo dưỡng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trẻ em sống tại các cơ sở  thường có khả năng gặp nhiều rủi ro lây nhiễm hơn. Là nhân viên công tác xã hội, người chăm sóc trẻ, người chăm sóc và nhân viên quản lý tại cơ sở trợ giúp xã hội, bạn là người chịu trách nhiệm về sự an toàn và sức khỏe của trẻ.

Để hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em tại cơ sở, bạn phải biết cách bảo vệ bản thân, giữ sức khỏe tốt và chăm sóc sức khỏe thể chất,  tinh thần và sức khỏe tâm lý xã hội của chính mình.

1. Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm 

3. Bảo vệ sức khỏe tinh thần 

4. Biết nên làm gì khi ốm.

  • Hạn chế tối đa việc ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết.
  •  Nếu buộc phải ra ngoài, luôn luôn đeo khẩu trang , hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
  •  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  •  Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, làm sạch các đồ vật và thiết bị thường xuyên sử dụng. 
  •  Thực hiện khai báo y tế, cấp nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế. 
  • Thông báo cho quản lý trực tiếp của bạn
  • Đánh giá các tình huống có thể khiến những thành viên trong gia đình bạn cũng như đồng nghiệp và trẻ em trong cơ sở gặp nguy cơ nhiễm COVID-19 và có kế hoạch giảm thiểu những nguy cơ đó
  • Sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp và thực hiện giãn cách xã hội càng nhiều càng tốt, tại trung tâm, tại nhà và khi tham gia giao thông công cộng.
  • Khi về nhà, hãy thay quần áo và rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ngay lập tức trước khi chạm vào người khác  và đồ vật quanh bạn.

Có rất nhiều thông tin không chính xác đang được lan truyền trong cộng đồng, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Hãy chắc chắn cập nhật những thông tin mới nhất về COVID 19 từ các nguồn đáng tin cậy.

Nếu bạn cảm thấy

Mệt mỏi, lười biếng, kích động, tức giận, mất phương hướng, cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn với con cái, bối rối, buồn bã, lo lắng, bất lực, quá khích.

Hoặc nếu bạn thấy

Khó ngủ, chán ăn, khó làm việc nhà hàng ngày, khó chăm sóc bản thân và con cái, thiếu động lực, cô đơn, đau đầu kéo dài, căng cơ, thiếu năng lượng.

Bạn cần biết

Tất cả những phản ứng này rất phổ biến, trong tình hình căng thẳng và khó khăn này, giống như tình huống bạn đang gặp phải. Hầu hết các mối quan tâm của bạn có lẽ là dành cho con cái và các thành viên trong gia đình cũng như những người bị nhiễm bệnh gián tiếp hoặc trực tiếp. Bạn chăm sóc bản thân tốt, bạn mới có thể chăm sóc những người thân yêu của mình tốt hơn.

  • Tự cách ly và tránh tất cả các hình thức tiếp xúc 
  • Không đi làm vì điều đó làm cho người khác có nguy cơ bị lây nhiễm 
  • Thông báo cho tất cả những người bạn đã tiếp xúc trong 20 ngày qua 

Các triệu chứng chính của COVID19 gồm có sốt, mệt mỏi và ho khan. Một số bệnh nhân có thể bị đau, nghẹt mũi, chảy nước mũi và đau họng. Những triệu chứng này thường nhẹ và xuất hiện ở nhiều giai đoạn. Học cách nhận biết các triệu chứng này ở giai đoạn đầu và theo dõi tình hình sức khỏe của bạn 

Nếu bạn nghi ngờ bạn bị lây nhiễm; hoặc nếu bạn khỏe mạnh, nhưng đã đi đến các thành phố/quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch hoặc đã tiếp xúc với bệnh nhân, hãy liên hệ ngay với Đường dây nóng của Bộ Y tế [1900 3228/1900 9095] để được hướng dẫn thêm.

Nhờ hàng triệu lượt tiêm vắc-xin, nền kinh tế của California đã mở cửa. Nhưng đại dịch COVID-19 vẫn chưa chấm dứt. Để bắt đầu cuộc sống an toàn hàng ngày, chúng ta cần duy trì các bước phòng ngừa lây lan bệnh.

Trên trang này:

Thực hiện những việc cần thiết để đảm bảo an toàn cho đến khi kiểm soát được đại dịch COVID-19. Sử dụng các công cụ dưới đây để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Quý vị hãy tiêm vắc-xin cho bản thân và cho con từ 5 tuổi trở lên. Đây là công cụ tốt nhất để chấm dứt đại dịch này. Tiêm vắc-xin an toàn và hiệu quả.

Đeo khẩu trang để tránh lây lan vi-rút sang những người không được bảo vệ, ví dụ như những người có hệ miễn dịch suy yếu và trẻ em dưới 5 tuổi.

Xét nghiệm COVID-19 nếu quý vị có thể đã bị phơi nhiễm. Xét nghiệm được cung cấp bảo mật cho mọi người dân ở California.

Tìm hiểu khoảng thời gian cần ở nhà và tránh xa những người khác nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc phơi nhiễm COVID-19.

Bật thông báo phơi nhiễm trên điện thoại Apple và Iphone của quý vị. Khi đó, CA Notify [CA Thông Báo] có thể cảnh báo nếu quý vị từng có tiếp xúc gần với người có kết quả xét nghiệm dương tính.

Khi các em quay trở lại học tập trên lớp, hãy tìm hiểu các yêu cầu về đeo khẩu trang, tiêm vắc-xin và xét nghiệm.

Các chủ sử dụng lao động có trách nhiệm duy trì môi trường làm việc an toàn. Xem các quy tắc và tiêu chuẩn của tiểu bang hỗ trợ vấn đề này.

Các sự kiện lớn là các sự kiện trong nhà có từ 1,000 người trở lên và sự kiện ngoài trời có 10,000 người trở lên. Đọc các khuyến nghị an toàn cho mỗi loại sự kiện.

Hãy giữ cho California khỏe mạnh và duy trì mở cửa các cộng đồng bằng cách tuân thủ các hướng dẫn đi lại của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh [Centers for Disease Control and Prevention, CDC].


Xem hướng dẫn về đại dịch COVID-19 bằng nhiều ngôn ngữ.


Những việc nên làm và không nên làm trong cuộc sống hàng ngày

Hãy bảo vệ bản thân và người khác bằng cách ghi nhớ các bước đảm bảo an toàn thông thường này.

Những điều nên làm

  • Tiêm vắc-xin và tiêm mũi nhắc lại khi đủ điều kiện
  • Đeo khẩu trang nếu được yêu cầu
  • Bật thông báo phơi nhiễm trên điện thoại
  • Đi xét nghiệm nếu quý vị bị ốm
  • Tôn trọng quy tắc đeo khẩu trang tại một doanh nghiệp tư nhân
  • Đi xét nghiệm nếu nơi làm việc của quý vị yêu cầu
  • Đeo khẩu trang để bảo vệ những người dễ bị tổn thương

Những điều không nên làm

  • Làm mất giấy tờ chứng minh quý vị đã chủng ngừa
  • Cho rằng quý vị không thể bị nhiễm vi-rút hoặc lây lan vi-rút vì quý vị cảm thấy khỏe mạnh
  • Cho rằng mọi người đều đã chủng ngừa
  • Cho rằng tất cả các quy tắc về COVID-19 được dỡ bỏ ở mọi nơi
  • Nhập cảnh vào Hoa Kỳ mà không có giấy tờ chứng minh đã tiêm vắc-xin hoặc xét nghiệm âm tính với COVID-19
  • Tham gia các sự kiện lớn nếu quý vị bị ốm
  • Đi lại khi quý vị bị ốm

Đọc Cách Bảo Vệ Bản Thân và Những Người Khác của CDC và Những Điều cần Làm Khi Đã Tiếp Xúc và Những Điều cần Làm Khi Xét Nghiệm Dương Tính của CDPH.

Kế Hoạch SMARTER

Kế Hoạch SMARTER sẽ hướng dẫn California ứng phó với các giai đoạn của đại dịch COVID-19 trong tương lai. Kế hoạch bao gồm:

  • Những gì chúng ta đã làm
  • Kinh nghiệm cho chúng ta biết cách tiếp cận trong tương lai như thế nào
  • Cách chúng ta chuẩn bị cho tương lai
  • Cách chúng ta kiểm soát nguy cơ để đảm bảo an toàn cho người dân

Hãy đọc toàn bộ Kế Hoạch SMARTER.

Những quy định hạn chế đã từng thực hiện

Mở cửa trở lại California 

California đã tiến đến giai đoạn Sau Kế Hoạch Chi Tiết để mở cửa lại nền kinh tế một cách an toàn và không giới hạn. 

Kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2021, Thống Đốc đã chấm dứt các sắc lệnh ban hành Lệnh Ở Nhà và Kế Hoạch Chi Tiết vì Một Nền Kinh Tế An Toàn Hơn. Ông cũng đã cho ngưng dần các hành động hành pháp được áp dụng kể từ tháng 3 năm 2020 trong khuôn khổ ứng phó với đại dịch, chỉ áp dụng một số các điều khoản tạo điều kiện cho lộ trình hồi phục đang diễn ra.

Lệnh y tế công cộng có hiệu lực từ ngày 15 tháng 6 sẽ thay thế tất cả các lệnh y tế trước đó. Lệnh có các hạn chế nhất định, chỉ liên quan đến việc đeo khẩu trang và các sự kiện lớn cũng như các cơ sở dành cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Những quy định hạn chế đã chấm dứt vào ngày 15 tháng 6 bao gồm:

  • Thực hiện giãn cách xã hội
  • Giới hạn sức chứa với các hoạt động kinh doanh
  • Hệ thống cấp quận

Hãy đọc các lệnh của Thống Đốc N-07-21 và N-08-21. Tìm thông tin chi tiết trong Sau Kế Hoạch Chi Tiết cho Công Nghiệp và Các Ngành Kinh Doanh và Hỏi và Đáp về Sau Kế Hoạch Chi Tiết của CDPH.

Gỡ bỏ bản đồ Kế Hoạch Chi Tiết

Theo khuôn khổ của Kế Hoạch Chi Tiết Vì Một Nền Kinh Tế An Toàn Hơn cũ, mỗi quận của California được chỉ định cho một cấp độ rủi ro. Dựa trên tỷ lệ xét nghiệm dương tính, tỷ lệ ca mắc được điều chỉnh và/hoặc chỉ số công bằng sức khỏe [đối với các quận có dân số hơn 106,000 người], các quận cần áp dụng các mức độ hạn chế hoạt động và sức chứa khác nhau. Trạng thái hàng tuần được hiển thị trên bản đồ với bốn màu cấp: tím, đỏ, cam và vàng.

Khuôn khổ Kế Hoạch Chi Tiết là thực tế của California từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021 nhưng khuôn khổ này không còn hiệu lực nữa. Quý vị có thể tìm thấy dữ liệu mới nhất về quận của mình trên Bảng Dữ Liệu của Tiểu Bang.

Xem để biết các hạn chế về cấp được chỉ định và thay đổi như thế nào, cũng như dữ liệu từ trước tới giờ về quận tại Kho Lưu Trữ Dữ Liệu Kế Hoạch Chi Tiết của CDPH.

Video liên quan

Chủ Đề