Thuốc trị bệnh xì mủ trên cây có múi

Mùa mưa là mùa gây bệnh hại trên cây trồng, khiến nhà vườn lo lắng và tìm cách đối phó với chúng để bảo vệ cây của mình. Tuy những có những loại bệnh đã xuất hiện từ rất lâu nhưng nhiều bà con vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu, điển hình như bệnh xì mủ thân, thối gốc trên cây sầu riêng, cam, bưởi,… đối tượng này đã làm thiệt hại nặng đối với nhiều vườn cây, do chúng lây lan nhanh chóng và khó phòng trị. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc một số cách phòng và điều trị bệnh xì mủ thân thối gốc trên cây ăn quả vào mùa mưa.

Bệnh xì mủ trên cây ăn quả

1. Nguyên nhân gây bệnh xì mủ

- Bệnh xì mủ thân hay còn gọi là bệnh xì mủ thối gốc trên cây trồng tấn công cây trên nhiều độ tuổi cây khác nhau và có khả năng gây hại rất mạnh.

- Tác nhân gây nên bệnh xì mủ thân trên các loại cây ăn quả là do các dòng nấm Phytophthora gây ra, loài nấm này lưu tồn rất lâu trong đất, cây trồng và chúng có khả năng lây lan theo nước. Khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ thấp từ 25-35oC, ẩm độ cao, đặc biệt là vào mùa mưa chúng sẽ tấn công trên thân, gốc hay rảnh mang của cây.

- Trên mỗi cây trồng khác nhau thì loài nấm gây hại sẽ khác nhau như trên cây có múi, bưởi, cam có 2 loại nấm chính như Phytophthora palmivora và nấm Sico thora. Đối với cây sầu riêng thì là nấm Phytopphthora Palmivora.

2. Triệu chứng bệnh xì mủ trên cây

- Triệu chứng gây hại đều giống nhau, tuy cây trồng gây hại khác nhau.

- Trên cây bưởi, cây có múi ban đầu xuất hiện sủng ướt bề mặt vỏ thân và xung quanh là các vết thối nâu và sau thời gian cây sẻ xì mủ gom từ các vỏ thân ra. Quan sát kỹ cạo vết bệnh thấy có màu nâu thẫm và dần xâm nhiễm vào thân, gây ra hiện tượng lá bị vàng, cây còi cọc. Trong trường hợp bệnh nặng tấn công cả lên tán thì cây dễ bị chết. Ngoài ra, trong điều kiện thuận lợi mưa kéo dài hoặc ngập nước thì có khả năng bệnh sẽ tấn công lên quả và gây thối quả rụng quả.

Biểu hiện bệnh xì mủ trên cây bưởi

3. Biện pháp xử lý bệnh xì mủ trên cây có múi

- Trong thực tế, giải pháp được đa số bà con chọn lựa là cạo giữa vết bệnh sau đó bôi thuốc trị nấm lên trên thân cây. Khi cây bị khá nặng thì tiến hành phun thuốc vào cây giúp cây nhanh chóng hồi phục.

- Khi phát hiện bệnh xì mủ người dân thường dùng lưỡi dao sắc, mổ ngay vết bệnh cho sạch và dùng bàn chải và xà bông trà ngay vết thương mổ, sau đó rửa lại với nước mưa hoặc nước máy đợi khô, sau đó phun gốc đồng lên cây để sạch bệnh.

Cạo sạch phần bị tổn thương do nấm Phytophthora tấn công

- Sau khi xử lý xong dùng dao chặt bỏ phần xì mủ bị tổn thương phía trên cây để khi sử dụng thuốc có thể ngấm sâu vào bên trong ngăn chặn được mầm bệnh tấn công tiếp.

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh xì mủ trên thân

- Trên thực tế không phải lúc nào cũng sử dụng thuốc hóa học là mang lại hiệu quả như ý muốn. Xử lý bằng thuốc hóa học chỉ mang tính tạm thời và khả năng khống chế mầm bệnh khi mầm bệnh mới chớm với vết sủng ướt trên thân hoặc cành cây. Về lâu dài nên chú trọng đến phòng ngừa xâm nhiễm của nấm bệnh trong vườn nhà ngay từ đầu bằng nhiều biện pháp tổng hợp khác nhau:

- Chọn vùng đất có khả năng thoát nước tốt và trong điều kiện đất ngập úng hoặc đất thoát nước kém, thì nên có các biện pháp hỗ trợ như bón nhiều phân hữu cơ để giúp thoát nước tốt, hạn chế để cỏ trong mùa mưa, bố trí cây trồng trên vườn với mật độ phù hợp.

- Về chọn giống cây để trồng nên chọn các giống gốc ghép kháng và chống chịu với bệnh này như: nhóm cây có múi sử dụng các gốc ghép Citrange troyer, Trấp và cam ba lá [cam Voi]; trên cây sầu riêng có một số giống chống chịu được bệnh xì mủ như giống sầu riêng lá ghéo, giống Cheny. Trên những vùng đất bị nhiễm bệnh nặng thì sử dụng những gốc ghép này để kháng hoặc ghép trên sầu riêng thương phẩm.

Xem thêm - Brassinolide 0.15% SP [Giải độc cây trồng]

- Tạo vườn cây thông thoáng, giảm bớt ẩm độ vào mùa mưa là tiền đề tốt để phòng ngừa bệnh nấm tấn công. Luôn tạo điều kiện tốt cho cây nhận đủ ánh nắng mặt trời cũng như tạo rãnh thoát nước trong vườn.

- Ngoài ra, hằng năm trước mùa mưa nên quét gốc hay bề mặt vết cắt cành nhánh bằng dung dịch đồng đỏ để bảo vệ cây khỏi các bệnh do nấm trong đó bệnh xì mủ thối gốc.

- Tỉa bớt quả trên cành, cây để tránh làm cây suy kiệt dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Những trái ra quá nhiều nên tỉa chỉ để lại 1 chùm 1 quả, chỉ để trên cây có 2/3 số quả trở xuống, không nên để quả trên đọt, vì những quả trên đọt cây nuôi cao quá thì cây dễ bị suy kiệt về sau.

- Biện pháp canh tác góp phần rất lớn trong việc phòng ngừa sâu bệnh hại trong vườn cây ăn quả. Nên tỉa bỏ những cành hư hại, yếu ớt hay tàn dư từ vụ trước. Đặc biệt trên các vườn cho quả vụ nghịch thì sau thời gian mang quả cây mất dần sức đề kháng nên cây dễ bị sâu bệnh hại xâm nhiễm gây hại hơn, vì vậy cần chú trọng đến việc bón vôi cũng như quét vôi lên thân cây, kết hợp với bón bổ sung phân hữu cơ kết hợp hóa học để khống chế mầm bệnh tấn công, giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Tạo hệ thống thoát nước tốt cho vườn cây sầu riêng

- Về mặt khoa học bón vôi có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh nằm trên mặt đất cũng như ổn định độ pH, giúp bộ rễ phát triển mạnh, từ đó cây hấp thu tối yêu dinh dưỡng ở trong đất. Song song việc bón vôi kết hợp với bón phân hữu cơ và nấm Trichoderma, trong nấm Trichoderma là loài thiên địch cho nấm Phytophthora trong đất, giúp tiêu diệt mầm bệnh có trong đất. Sử dụng gốc đồng hoặc vôi đậm đặc để quét lên thân cây để bảo vệ thân cây trong điều kiện mùa mưa.

- Ngoài ra, cần chú ý hạn chế tạo vết chầy sước trên thân hay làm đứt rễ trong việc xới xáo bón phân sau thu hoạch. Bởi nấm gây bệnh xì mủ thân dễ dàng xâm nhiễm thông qua các vết thương này. Nên bón phân trước mùa mưa, trước khi bón phân để giảm thiểu đứt rễ non. Trên những vườn bị nhiễm bệnh không nên cày xới bởi làm như vậy sẽ làm cho nấm Phytophthora còn lưu lại trong vườn có cơ hội tấn công gây hại nặng.

- Biện pháp canh tác tốt luôn mang lại hiệu quả phòng ngừa cao, nếu nhà vườn chú ý bảo vệ bằng biện pháp tổng hợp thì bất kể sâu bệnh hại nào cũng không có điều kiện gây hại. Muốn được vậy bà con nên hiểu rõ được đặc tính của cây trồng, môi trường, đất, nước cũng như lây lan của mầm bệnh để có hướng phòng ngừa phù hợp. Không những giúp hạn chế thiệt hại năng suất cây trồng mà còn giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Nguồn: Kênh THVL

Bệnh xì gôm chảy mủ là loại bệnh rất phổ biến trên cây ăn trái. Bệnh này do nấm Phytophthora sp. gây ra, chúng tấn công vào phần rễ non dưới mặt đất, sau đó lan dần đến phần vỏ, làm chảy gôm. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, cây sẽ bị suy giảm sức sinh trưởng, còi cọc, chết lụi dần.

Bệnh xì gôm chảy mủ do nấm Phytophthora sp. gây ra. Nấm gây bệnh lưu tồn trong đất, trong nước. Do có nguồn gốc thủy sinh, nên chúng ưa thích và rất cần có ẩm ướt cao để sinh sản, phát triển và gây hại. Vì thế bệnh thường phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại mạnh trong mùa mưa. Đây là loại bệnh thường gặp phổ biên trên các lọa cây ăn trái như: Cam, bưởi, xoài, táo, nhãn, sầu riêng, đu đủ..

Điều kiện phát triển bệnh xì gôm chảy mủ

– Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, nhất là các chùm quả khuất trong tán lá. Các vết cắn phá của côn trùng trên quả tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhiễm và phát triển.

– Bệnh thường gây hại nặng vào mùa mưa cho những vườn canh tác lâu năm, thường xuyên bị ngập úng, mật độ trồng dày, ít được bón phân hữu cơ, không bón vôi…

– Nấm Phytophthora tấn công vào phần rễ non dưới mặt đất, sau đó lan dần đến phần vỏ, làm chảy gôm

– Nấm Phytophthora sp. phát triển mạnh trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 32oC, ẩm độ không khí từ 80 đến 95%, nhất là trong mùa mưa.

Triệu chứng bệnh xì gôm chảy mủ

– Triệu chứng bệnh trên cổ rễ, trên thân: Ban đầu, vết bệnh làm cho vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng. Sau đó khô, nứt dọc và chảy mủ, vỏ cây bong ra, phần gỗ nằm bên dưới chỗ bị bệnh bị thối nâu, vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, lan xuống đến cả bộ rễ, bộ rễ ít rễ tơ, rễ ngắn với phần vỏ bị thối rất dễ bị tuột ra khỏi rễ [nhất là rễ con]. Do không hút được nước và dinh dưỡng để nuôi cây nên bộ lá bị vàng và rụng dần, không mọc được lá non, các cành vượt và cả cành lớn bị chết dần, cây bị xơ xác, dần dần cả cây bị chết.

– Triệu chứng bệnh trên lá: Nếu nấm Phytophthora sp. gây hại xuống cả bộ rễ thì biểu hiện rất rõ ràng ở lá lá: lá vàng nhỏ không đều, mất màu xanh của diệp lục, gân lá cũng không còn màu xanh, cây còi cọc chậm phát triển, các đỉnh sinh trưởng khi mới phát sinh thường nhỏ, đôi khi xoăn và chết lụi dần vì “đuối sức” do bộ rễ không thực hiện được chức năng sinh lý [hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây].

– Triệu chứng bệnh trên trái: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen. Ban đầu bệnh xuất hiện từ cuống trái sau đó lây xuống xung quanh trái, bệnh phát triển thành hình tròn hay loang lỗ và có màu nâu. Khi trái già vết bệnh nứt ra và phần bên trong bị thối. Bệnh khiến trái sầu riêng rụng trước khi chín.

Biện pháp phòng trị bệnh xì gôm chảy mủ

+ Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy.+ Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.+ Bao trái là biện pháp hiệu quả để hạn chế bệnh thối trái hiệu quả.- Vào đầu mùa mưa, dùng nước vôi hoặc dung dịch thuốc Boóc đô 1% quét lên gốc thân cây [cao khoảng 1 mét, tính từ mặt đất lên] để phòng ngừa bệnh tấn công ở phần gốc thân cây.+ Vào đầu mùa mưa, dùng nước vôi hoặc dung dịch thuốc Boóc đô 1% quét lên gốc thân cây [cao khoảng 1 mét, tính từ mặt đất lên] để phòng ngừa bệnh tấn công ở phần gốc thân cây.

+ Bón phân chuồng hoai mục, các chế phẩm sinh học phun qua lá đồng thời kết hợp sử dụng Nấm đối kháng Trichoderma để tạo nguồn vi sinh đối kháng ngăn chặn và hạn chế bệnh phát triển.

Kiểm tra vườn thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời

– Khi phát hiện cây chớm bị bệnh có thể dùng thuốc có hoạt chất Metalaxyl để phun xịt lên cây và tưới gốc. – Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiệu trên trái, 7-10 ngày/ lần. 

– Trường hợp cây bị bệnh nặng [đã bị thối ở vỏ, thân, gốc] thì dùng dao cạo sạch vết bệnh, phơi nắng cho khô, rồi quét lên đó dung dịch thuốc có hoạt chất Metalaxyl hoặc các loại thuốc Ridomil, Mancozeb, Gekko, Ridozeb.. 

Sau một thời gian, cây sẽ lành bệnh và tái sinh vỏ mới. Tiến hành bón phân cân đối, sử dụng phân hữu cơ, nấm đối kháng trichoderma Nano và chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun qua lá để bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho cây trồng.

► XEM THÊM Giải pháp ngăn chặn Tuyến trùng, Nấm bệnh triệt để với Nấm đối kháng Trichoderma !

► XEM THÊM Giải pháp sinh học bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Cây Trồng

VƯỜN SINH THÁI

Hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật Nông nghiệp MIỄN PHÍ: 0962 686 348

Video liên quan

Chủ Đề