Vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn của người chí cách mạng qua bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Lưu biệt khi xuất dương này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi: Vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn của người chí sĩ cách mạng qua bài “Lưu biệt khi xuất dương” được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua tư duy mới mẻ và những khát vọng lớn lao, mạnh mẽ.

Quan niệm mới mẻ và chí làm trai [hai câu đầu]: phải làm được những điều phi thường, mạnh mẽ. Mỗi người phải tự quyết định tương lai của mình, phải trở thành người chủ động trước thời thế chứ không thụ động hay phụ thuộc vào hoàn cảnh.

Ý chí hào hùng của nam nhân mọi thời đại.

Tầm vóc của con người trong vũ trụ và sự tự ý thức về trách nhiệm lớn lao của mình: làm những điều to lớn, giúp ích cho đất nước, để lại tên tuổi cho đời sau.

Sự tự tin đã làm nên vẻ đẹp lãng mạn và sự ý thức về tầm vóc lớn lao đã tạo nên vẻ đẹp hào hùng cho nhân vật trữ tình.

Những khát vọng mạnh mẽ, táo bạo về một cuộc ra đi hoành tráng: Con người như hòa quyện vào thiên nhiên, trở thành trung tâm của bức tranh. Khí thế của con người lan tỏa ra muôn trùng con sóng bạc và chính những con sóng cũng cùng hòa chung một nhịp đập với trái tim sôi sục, cháy bỏng của con người.

Qua quan niệm, tư tưởng và tầm vóc của con người, bài thơ đã xây dựng thành công vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn của nhân vật trữ tình. Những khát vọng mạnh mẽ đã trở thành nhựa sống dào dạt chảy trong suốt bài thơ.

Vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng được xây dựng bằng những nét nghệ thuật đặc sắc:

Giọng thơ nhiệt thành, sôi sục và có lúc thiết tha, rạo rực.

Hình ảnh thơ vừa lãng mạn, vừa hùng vĩ. Những hình ảnh lớn lao liên tục xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ như “càn khôn”, “trăm năm”, “non sông”, “bể Đông”, “muôn trùng sóng bạc”,…đã chắp thêm đôi cánh cho những ước vọng lãng mạn, mạnh mẽ, táo bạo.

Đề bài: Anh chị hãy phân tích vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả và tác phẩm: “Xuất dương lưu biệt” là một bài thơ đặc sắc của Phan Bội Châu.
  • Giới thiệu vấn đề: Một trong những yếu tố làm nên điều đó chính là vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình được khắc họa rõ nét qua bài thơ.

2. Thân bài

  • Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua tư duy mới mẻ và những khát vọng lớn lao, mạnh mẽ:
  • Quan niệm mới mẻ và chí làm trai [hai câu đầu]: phải làm được những điều phi thường, mạnh mẽ. Mỗi người phải tự quyết định tương lai của mình, phải trở thành người chủ động trước thời thế chứ không thụ động hay phụ thuộc vào hoàn cảnh. => Ý chí hào hùng của nam nhân mọi thời đại.
  • Tầm vóc của con người trong vũ trụ và sự tự ý thức về trách nhiệm lớn lao của mình: làm những điều to lớn, giúp ích cho đất nước, để lại tên tuổi cho đời sau. => Sự tự tin đã làm nên vẻ đẹp lãng mạn và sự ý thức về tầm vóc lớn lao đã tạo nên vẻ đẹp hào hùng cho nhân vật trữ tình.
  • Những khát vọng mạnh mẽ, táo bạo về một cuộc ra đi hoành tráng: Con người như hòa quyện vào thiên nhiên, trở thành trung tâm của bức tranh. Khí thế của con người lan tỏa ra muôn trùng con sóng bạc và chính những con sóng cũng cùng hòa chung một nhịp đập với trái tim sôi sục, cháy bỏng của con người.
  • Qua quan niệm, tư tưởng và tầm vóc của con người, bài thơ đã xây dựng thành công vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn của nhân vật trữ tình. Những khát vọng mạnh mẽ đã trở thành nhựa sống rào rạt chảy trong suốt bài thơ.
  • Vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng được xây dựng bằng những nét nghệ thuật đặc sắc:
  • Giọng thơ nhiệt thành, sôi sục và có lúc thiết tha, rạo rực.
  • Hình ảnh thơ vừa lãng mạn, vừa hùng vĩ. Những hình ảnh lớn lao liên tục xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ như “càn khôn”, “trăm năm”, “non sông”, “bể Đông”, “muôn trùng sóng bạc”,…đã chắp thêm đôi cánh cho những ước vọng lãng mạn, mạnh mẽ, táo bạo.

Xem thêm:  Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu

3. Kết bài

Phan Bội Châu đã xây dựng thành công hình tượng một người chí sĩ mang vẻ đẹp hài hòa giữa lãng mạn và hào hùng. Đặt trong hoàn cảnh thực tế, cuộc ra đi này vốn dĩ là một cuộc ra đi âm thầm và lặng lẽ. Nhưng tư thế và tầm vóc mà nhà thơ tái hiện lại qua bài thơ đã thể hiện phần nào sự tự tin, nhiệt huyết sôi sục trong lòng người cách mạng yêu nước. Điều đó càng góp phần khẳng định vẻ đẹp vừa lãng mạn lại không kém phần hào hùng của nhân vật trữ tình.

II. Bài tham khảo

“Xuất dương lưu biệt” là một bài thơ đặc sắc của Phan Bội Châu. Tác phẩm có sức lôi cuốn và lay động mạnh mẽ. Một trong những yếu tố làm nên điều đó chính là vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình được khắc họa rõ nét qua bài thơ.

Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trước hết được bộc lộ qua những quan niệm mới mẻ về chí làm trai:

“Làm trai phải lạ ở trên đời

Xem thêm:  Soạn bài luyện tập viết đoạn văn tự sự

Há để càn khôn tự chuyển dời”

Nhân vật trữ tình có quan niệm mới mẻ và táo bạo về chí hướng của mình. Sinh ra làm đàn ông thì phải “mong có điều lạ”, tức là phải làm được những điều phi thường, mạnh mẽ. Mỗi người phải tự quyết định tương lai của mình, phải trở thành người chủ động trước thời thế chứ không phụ thuộc vào hoàn cảnh. Đó chính là ý chí hào hùng của con người trong mọi thời đại.

Không chỉ vậy, vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn còn được thể hiện qua tầm vóc của con người trong vũ trụ và sự tự ý thức trách nhiệm về vị trí của mình:

“Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai?”

Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Nhà văn trăn trở về sứ mệnh của bản thân, phải để lại được tên tuổi, làm được những điều mà giữa trăm năm này nhất định “phải có ta chứ”. Sự tự tin đã làm nên vẻ đẹp lãng mạn và sự ý thức về tầm vóc lớn lao đã tạo nên vẻ đẹp hào hùng. Hai vẻ đẹp này không tách rời mà ngược lại hòa quyện với nhau tạo nên chất sử thi lãng mạn nổi bật. Chính vì đã sớm nhận thức được trách nhiệm lớn lao của mình, nhân vật trữ tình đã dấy lên những khát vọng mạnh mẽ, táo bạo về một cuộc ra đi hoành tráng:

“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”

“Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông” trở thành một ước vọng vừa bay bổng, vừa kỳ vĩ. Tuy nhiên, ở bản dịch thơ, “tiễn ra khơi” chỉ khắc họa một cuộc đưa tiễn bình thường, chưa làm nổi bật được tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ như ở nguyên tác. “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” – “Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên” như một sự thăng hoa vừa lãng mạn vừa hào hùng trong cảm xúc. Bài thơ kết thúc với một hình ảnh tuyệt đẹp tương xứng với những khát vọng lớn lao và tư thế hào hùng của người chí sĩ trong buổi lên đường. Con người như hòa quyện vào thiên nhiên, trở thành trung tâm của bức tranh. Khí thế của con người lan tỏa ra muôn trùng con sóng bạc và chính những con sóng cũng cùng hòa chung một nhịp đập với trái tim sôi sục, cháy bỏng của con người.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Chí Phèo của Nam cao

Qua quan niệm, tư tưởng và tầm vóc của con người, bài thơ đã xây dựng thành công vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn của nhân vật trữ tình. Những khát vọng mạnh mẽ đã trở thành nhựa sống rào rạt chảy trong suốt bài thơ. Chính điều đó đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ. Và có lẽ, những điều lãng mạn và hào hùng đó được nảy mầm và nở hoa từ hạt giống của tình yêu nước thiết tha, sâu nặng của tác giả.

Để làm nên vẻ đẹp đó, Phan Bội Châu đã sử dụng những nét nghệ thuật độc đáo. Giọng thơ đầy nhiệt thành, tâm huyết và có lúc thiết tha, rạo rực. Hình ảnh thơ vừa lãng mạn, vừa hùng vĩ. Những hình ảnh lớn lao liên tục xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ như “càn khôn”, “trăm năm”, “non sông”, “bể Đông”, “muôn trùng sóng bạc”,…đã chắp thêm đôi cánh cho những ước vọng lãng mạn, mạnh mẽ, táo bạo.

Có thể nói, Phan Bội Châu đã xây dựng thành công hình tượng một người chí sĩ mang vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng. Đặt trong hoàn cảnh thực tế, cuộc ra đi này vốn dĩ là một cuộc ra đi âm thầm và lặng lẽ. Nhưng tư thế và tầm vóc mà nhà thơ tái hiện lại qua bài thơ đã thể hiện phần nào sự tự tin, nhiệt huyết sôi sục trong lòng người cách mạng yêu nước. Điều đó càng góp phần khẳng định vẻ đẹp vừa lãng mạn lại không kém phần hào hùng của nhân vật trữ tình. Bài thơ trở nên hấp dẫn, lôi cuốn có lẽ là bởi vậy.

                                                          Uu bách niên trung tri hữu ngã

                                                          Khởi  thiên tải hậu cánh vô thùy

[Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai?].

   Hào kiệt xưa kém thua càn khôn nhưng với đồng loại thì tự cho mình là xuảt chúng, không bao giờ chịu ở trong đám đông tầm thường. Với Phan Bội Châu thì khác nhiều, ông vừa đánh giá cao cá nhân anh hùng, nhưng cũng không cho cá nhân ấy là duy nhất. Câu thơ thứ ba của bài rất gần với ý thơ của Nguyền Công Trứ.

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải cỏ danh gì với núi sông.

   Nhưng ở câu thơ thứ tư thì lại rất khác. Tác giả đặt vai trò của cá nhân mình bình đẳng với các cá nhân khác, tuy rằng đó mới chỉ là một câu nghi vấn: Sau này muôn thuở, há không ai? Nhưng đã chứng tỏ Phan Bội Cháu không coi mình Là duy nhất.

   Bản thân là một nhà nho, nhưng không vì thế mà Phan Bội Châu giữ lấy sự cố hữu của nhà nho, trái lại ông là con người của thực tiễn, hăm hớ với trào lưu đổi mới. Đầu tiên đó là sự dổi mới của tư tưởng nhận thức.

   Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.

   Nhà thơ đã đặt số phận của đất nước bên cạnh số phận cùa mỗi người, điều này không phải đến Phan Bội Châu mới có. Nhưng có lẽ ít ai nói được điều đó da diết thống thiết như cụ Phan. Nước đã mất đồng nghĩa với anh hùng chịu nhục. Nhục thì phải đứng lên rửa nhục, làm được điều đó thì xứng đáng là anh hùng. Việc học cũng phải quan niệm lại. Nếu như ở Nguyên Khuyến hay Tú Xương:

Sách vở ích gì cho buổi ấy

   Hay:

Ông nghè ông cống cũng nằm co.

   Chỉ là niềm cảm khái cho đạo thánh hiền đến buổi lụi tàn, thì ở Phan Bội Châu là sự phê phán đến gay gắt. Sách vở thánh hiền vô dụng mà còn ngồi tong thì chỉ là hoài, là nghi mà thôi.

   Sau đổi mới về tư tưởng, nhận thức là sự đổi mới về hành động:

   Muốn vượt biển đông theo cách gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

[Nguyện trục trường phong đông hải khứ Thiên trùng bạch lãng nhất tề phỉ].

   Sóng gió ở đây không phải là sóng gió bình thường, mà là gió dài [trường phong], sóng bạc [bạch lãng] tức sóng to gió lớn [phong ba bão táp]. Người hào kiệt không những không sợ sóng gió mà còn coi sóng gió là bạn đường [những khó khăn nguy hiểm trên dường hoạt động] là đối tượng để mình dua sức, đua tài

   Hai câu thơ cuối thế hiện ý chí mạnh mẽ của Phan Bội Châu, mong muốn được ra đi bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Câu thơ gợi một cảm giác bừng bừng tráng khí chứ không mang một chút lo âu, cũng chẳng hề nghĩ đến quan san muôn dặm hay lữ thứ tha hương. Nhiệt huyết cứu nước cứu nòi đã lấn át đi tất cả. Câu thơ vượt Biển Đông cũng ngầm ý là sang Nhật Bản, đất nước nhờ biết duy tân mà trở nên hùng cường, đánh thắng cả nước Nga hùng mạnh, là tấm gương sáng cho các dân tộc noi theo.

   Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm đã được thế hiện rõ nét trong chí làm trai của tác giả. Nó thể hiện khát vọng độc lập tự do cùa các bậc chí sĩ yêu nước thuở xưa.

   Trong bối cảnh đất nước Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu [á - tế - á - ca], sự xuất hiện của Phan Bội Châu với sứ mệnh hai vai gánh vác cả sơn hà đã thổi vào lịch sử văn học một luồn sinh khí hào hùng chưa từng có. Qua vẻ đẹp lãng mạn mà hào hùng của nhân vật trữ tình, Phan Bội Châu muôn hát vang chí nam nhi, trở thành gạch nối giữa lí tưởng cao đẹp của nhà nho chân chính với lí tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa của người cộng sản, mà tiêu biểu là Nguvền Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Video liên quan

Chủ Đề