Năm 1968, bộ môn “bảo vệ thực vật” được thành lập và thuộc khoa nào ở trường đại học cần thơ? *

1. Quá trình xây dựng và phát triển 

Lịch sử hình thành và phát triển của Khoa Nông nghiệp gắn liền với những thay đổi của Trường Đại học Cần Thơ qua các thời kỳ. Vào năm 1968, cơ sở tiền thân của Khoa Nông nghiệp ngày nay là Trường Cao đẳng Nông nghiệp thuộc Viện Đại học Cần Thơ được thành lập. Tính tới năm 1975, Trường đã chiêu sinh 7 khóa, đào tạo được hơn 200 kỹ sư nông nghiệp.

Sau năm 1975, Trường Cao đẳng Nông nghiệp được đổi tên thành Khoa Nông nghiệp, Khoa chịu trách nhiệm đào tạo hai ngành là Trồng trọt và Chăn nuôi. Những năm sau đó, để đáp ứng thực tiễn sản xuất ngày càng đa dạng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL] và Nam bộ, Khoa Nông nghiệp đảm nhận đào tạo thêm các ngành mới gồm Thủy nông và cải tạo đất [1978], Cơ khí nông nghiệp [1978], Chế biến và bảo quản nông sản [1978], Kinh tế nông nghiệp [1979] và Thủy sản [1979].

Năm 1996, cùng với việc sắp xếp lại mạng lưới đại học trong cả nước, Khoa Nông nghiệp được xác lập trở lại trên cơ sở sát nhập các Khoa Trồng trọt, Chăn nuôi – Thú y, Thủy sản và Chế biến. Sự hợp nhất này giúp củng cố và phát huy sức mạnh liên ngành thông qua các mối liên kết trong đào tạo cũng như trong nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất. Từ năm 2002, do sự phát triển mạnh của ngành Thủy sản, Khoa Thủy sản được thành lập trở lại và tách ra khỏi Khoa Nông nghiệp.

Suốt chặng đường xây dựng và phát triển, vai trò về đào tạo nguồn lực, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với đồng ruộng, nhà máy và bà con nông dân ngành nông nghiệp, Khoa đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý, nổi bật nhất là tập thể Khoa Nông nghiệp vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Huân chương Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới giai đoạn 1989-1999.

LỊCH SỬ THÀNH LẬP

Tiền thân của Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học là Phòng thí nghiệm Vi sinh vật do GS TS Trần Phước Đường thành lập từ thập niên 1960. Phòng thí nghiệm nầy thuộc Bộ môn Thực vật – Khoa Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. GS TS Trần Phước Đường cũng là Khoa trưởng Khoa Khoa học lúc bấy giờ. GS TS Trần Phước Đường và các học trò đã có những công trình nghiên cứu quan trọng đáp ứng nhu cầu xã hội như sản xuất men bánh mì, men nấm rơm, nấm mèo, phân vi sinh vật tạo nốt rễ cố định đạm trên cây họ đậu v.v.. Đến năm 1981, để khai thác nguồn đạm sinh học dồi dào ở Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL], Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ thành lập Trung tâm Nghiên Cứu Đạm sinh học. Nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm là nghiên cứu khai thác đạm sinh học có nguồn gốc vi sinh vật như đạm nấm sợi, đạm nấm men, đạm do các tiến trình chuyển hóa nitơ như các hệ thống cộng sinh ở đậu nành [đậu tương], đậu phọng [lạc] v.v... Ngoài ra, Trung tâm được giao giảng dạy các môn Vi sinh vật đại cương, Vi sinh vật đất, Vi sinh vật chăn nuôi, Vi sinh vật thủy  sản ... hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp cho sinh viên  của các khoa trong Trường và các trung tâm tại chức ĐBSCL.Năm 1991 Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định đổi tên Trung tâm thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học trực thuộc Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ và theo quyết định số 2960/GD&ĐT ngày 26 tháng 8 năm 1995 Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi tên Trung tâm thành Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Công nghệ Sinh học [gọi tắt là Viện] trực thuộc Ban Giám hiệu Trường Đại Học Cần Thơ. Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường ĐHCT đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Vi sinh vật năm 1985, Thạc sĩ Công nghệ Sinh học năm 1997 và Cử nhân Công nghệ Sinh học năm 2001; trong đó các giảng viên chuyên ngành vi sinh vật của Viện NC & PT CNSH đóng vai trò nòng cốt kết hợp với các giảng viên ở Khoa Khoa học, Khoa Nông nghiệp - Trường ĐHCT, Viện Sinh học Nhiệt đới, Đại học Khoa học Tự nhiên - TP Hồ Chí Minh, Viện Cây ăn quả Miền Nam, và Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL. Đến năm 2003 GS TS Trần Phước Đường về hưu, Ban Giám hiệu Trường phân công TS Hà Thanh Toàn là Giám Đốc Viện đến tháng 10 năm 2008.

Từ tháng 10 năm 2008 đến nay Ban Giám hiệu Trường phân công TS Trần Nhân Dũng là Giám Đốc Viện. Năm 2009, vấn đề an toàn thực phẩm và ô nhiểm môi trường ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung rất nổi cộm. Để đối phó với 2 vấn đề nầy, kiến thức về vi sinh thực phẩm, vi sinh môi trường rất cần thiết nên nhu cầu đào tạo cán bộ chuyên sâu về vi sinh vật tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu trên, Trường ĐHCT mở Chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành Vi sinh vật học và phân công cho Viện NC&PT CNSH phụ trách. Năm 2010 bắt đầu chiêu sinh cử nhân chuyên ngành Vi sinh vật học. 

Page 2

SEMINAR

AN TOÀN SINH HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Ngày 18/9/2019, Viện NC&PT Công nghệ Sinh học phối hợp cùng Công ty BCE Việt Nam tổ chức buổi seminar với chủ đề “An toàn sinh học và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm”. Hội thảo có sự tham dự của quý thầy cô, học viên cao học và sinh viên Viện NC&PT Công nghệ Sinh học, Khoa Thủy sản, Khoa Khoa học tự nhiên, Viện lúa ĐBSCL, Trường Đại học Y dược TP Cần Thơ.

đọc tiếp..

Video liên quan

Chủ Đề