Mô hình kinh doanh nhượng quyền cá nhân là gì năm 2024

Nhượng quyền kinh doanh là mô hình phổ biến trong thế giới kinh doanh hiện đại, đem lại hiệu quả cho cả hai bên: người nhượng quyền và người mua nhượng quyền. Bài viết này sẽ phân tích ưu và nhược điểm dưới vai trò là người mua nhượng quyền. Hãy đọc kỹ để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhé!

Trong mô hình này, người nhượng quyền sẽ nhượng toàn bộ quy trình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, quảng cáo, đào tạo cho bên nhận nhượng quyền.

Ưu điểm

  • Người mua nhượng quyền được nhận toàn bộ công thức sản xuất, bí quyết kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, chính sách quản lý của người nhượng quyền.
  • Được bên nhượng quyền hỗ trợ đào tạo công nhân viên và quản lý. Được hỗ trợ mảng marketing, tìm kiếm địa điểm kinh doanh.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ nhờ vào nguồn tài nguyên đã có sẵn.
  • Rủi ro thấp hơn nhiều so với việc tự xây dựng thương hiệu mới từ đầu.

Nhược điểm

  • Sự sáng tạo trong quản lý kinh doanh bị hạn chế. Nguyên do lớn nhất là do bên nhận đã thừa hưởng toàn bộ quy trình quản lý, chính sách của bên nhượng quyền.
  • Chi phí đầu tư ban đầu lớn. Chi phí này bao gồm cả khoản phí mua thương thiệu và các chi phí liên quan để vận hành.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền cá nhân là gì năm 2024

2. Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Với mô hình này, bên nhận quyền chỉ được cấp phép sử dụng một số yếu tố, thường là thương hiệu và sản phẩm. Bên nhận có thể tự quyết định về các khâu quản lý, vận hành, sản xuất và tiêu thụ, trong giới hạn cho phép của bên nhượng quyền.

Ưu điểm

  • Phí nhượng quyền và chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với nhượng quyền kinh doanh toàn diện.
  • Có nhiều cơ hội để sáng tạo và linh hoạt hơn trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu thị trường.

Nhược điểm

  • Sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền thường không mạnh mẽ như mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện.
  • Chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh thương hiệu không đồng nhất trên toàn hệ thống.

3. Mô hình nhượng quyền kinh doanh có tham gia quản lý

Mô hình nhượng quyền kinh doanh có tham gia quản lý là mô hình có sự tham gia trực tiếp hoặc cung cấp quản lý từ bên nhượng quyền. Mục đích của việc này là để đảm bảo quá trình vận hành, kinh doanh diễn ra theo đúng sự tính toán của bên nhượng quyền. Đồng thời hạn chế những tổn thất về hình ảnh, danh tiếng cho bên nhượng quyền.

Ưu điểm

  • Với mô hình này, bên nhận nhượng quyền có thể tận dụng các kinh nghiệm và kiến thức của bên nhượng quyền để phát triển kinh doanh của mình.
  • Không bị giới hạn trong việc sử dụng thương hiệu hoặc sản phẩm của bên nhượng quyền. Có thể phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu của thị trường và tạo ra giá trị cho khách hàng.
  • Có quyền tự quyết định về giá cả, sản phẩm và dịch vụ để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nhược điểm

  • Đòi hỏi có kiến thức và kỹ năng quản lý để vận hành hệ thống kinh doanh một cách hiệu quả. Điều này có nghĩa là bên nhận nhượng quyền phải đầu tư thời gian và chi phí để học hỏi và phát triển các kỹ năng liên quan.
  • Bên nhận nhượng quyền phải chịu sự quản quản lý từ bên nhượng quyền. Điều này có thể khiến bên nhận cảm thấy bị giới hạn và không có đủ sự sáng tạo trong việc kinh doanh.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền cá nhân là gì năm 2024

4. Mô hình nhượng quyền kinh doanh có tham gia đầu tư vốn

Với mô hình này, bên nhượng quyền tham gia đầu tư với tỉ lệ nhỏ cho bên nhận nhượng quyền. Mục đích là giúp bên nhận giải quyết được vấn đề vốn ban đầu và giảm rủi ro khi kinh doanh.

Nhượng quyền thương hiệu là một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và được áp dụng rộng rãi. Theo IFA, có khoảng 120 ngành đang áp dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu trên toàn cầu. Bài viết này, UMM sẽ giới thiệu tới bạn những mô hình phổ biến nhất hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá loại hình kinh doanh đầy tiềm năng này.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền cá nhân là gì năm 2024
Những mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến

Nội dung bài viết:

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh mà một cá nhân / tổ chức cá nhân (bên nhận quyền) được phép sử dụng thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ, thuộc quyền sở hữu của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền có thể sử dụng các sản phẩm/thương hiệu để kinh doanh trong một thời gian cố định và trả một khoản phí nhượng quyền tương ứng.

Mô hình nhượng quyền thương hiệu đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức này khi bên nhượng quyền sở hữu thương hiệu có quy mô đủ lớn và có đủ khả năng mở rộng thương hiệu. Việc nhượng quyền còn phụ thuộc vào việc bên nhận quyền đáp ứng các điều kiện và thỏa thuận từ bên nhượng quyền thương hiệu, với mục tiêu mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền cá nhân là gì năm 2024
Những mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến

2. Vai trò của mô hình nhượng quyền thương hiệu

Đối với bên nhượng quyền:

  • Bên nhượng quyền cung cấp tài liệu hướng dẫn đầy đủ, giải pháp vận hành kinh doanh và duy trì tài sản thương hiệu cho bên nhận quyền. Họ cung cấp nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau và khi cần thiết sẽ thực hiện quyền kiểm soát đối với một số hoạt động của bên nhận quyền để bảo vệ tài sản thương hiệu.
  • Bên nhượng quyền chịu trách nhiệm về các khoản chi phí liên quan đến đào tạo nhân viên và cán bộ quản lý ban đầu, cũng như chi phí tiếp thị cho bên nhận quyền.
  • Đối xử bình đẳng và tôn trọng bên nhận quyền.

Đối với bên nhận nhượng quyền:

  • Bên nhận quyền trả chi phí nhượng quyền và phí bản quyền để được sử dụng tài sản thương hiệu. Đồng thời, nhận hướng dẫn và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh.
  • Họ tự chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất, mặt bằng, nhân lực, tiền lương và các yếu tố khác từ đầu tư của họ.
  • Bên nhận quyền không được phép sử dụng thương hiệu để mở cơ sở kinh doanh khác hoặc sản xuất sản phẩm/dịch vụ tương tự hay thực hiện bất kỳ hành động nào ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.
  • Phải chấp nhận sự kiểm soát, hướng dẫn và quyết định của bên nhượng quyền.
  • Bên nhận quyền có thể đề xuất ý tưởng và phương pháp để cải tiến cho bên nhượng quyền áp dụng.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền cá nhân là gì năm 2024

Xem thêm: Top 5 xu hướng kinh doanh 2023 hot nhất

II. Những mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến

Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 6 mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến. Mỗi hình thức này có các đặc điểm riêng, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chúng:

1. Nhượng quyền toàn bộ mô hình kinh doanh

Nhượng quyền mô hình kinh doanh là một phương pháp mà các doanh nghiệp chuyển giao toàn bộ thành phần thương hiệu của họ cho người được nhượng quyền. Điều này bao gồm bộ nhận diện thương hiệu, công thức, công nghệ, quy trình sản phẩm/dịch vụ và tài liệu đào tạo khác. Đây là một trong những hình thức thương hiệu phổ biến nhất ngày nay, thường được áp dụng trong ngành cà phê, trà sữa, thực phẩm nhanh, bán lẻ,…

Theo phương pháp này, người nhận nhượng quyền sẽ trả hai khoản phí cho người nhượng quyền, bao gồm phí nhượng quyền và phí bản quyền. Thời hạn hợp đồng với mô hình này thường kéo dài từ 5-30 năm. Tuy nhiên, người nhượng quyền cũng có thể hỗ trợ người nhận nhượng quyền về các chi phí liên quan đến thiết kế, xây dựng cơ sở, lắp đặt thiết bị, và chi phí tiếp thị,…

2. Nhượng quyền sản phẩm

Nhượng quyền sản phẩm là một cách thức mà bên nhận quyền được phép phân phối và bán sản phẩm của bên nhượng quyền. Điều này bao gồm việc cấp phép sử dụng nhãn hiệu, mô tả hệ thống kinh doanh, hoạt động kinh doanh hoặc một phần trong quy trình sản xuất sản phẩm. Mô hình này dựa trên mối quan hệ giữa nhà sản xuất và đại lý phân phối.

Mô hình nhượng quyền thương hiệu này thường được áp dụng trong các lĩnh vực như sản xuất ô tô, xe máy, máy tính và phụ tùng sửa chữa. Với ngành bán lẻ, các bên nhận quyền đóng vai trò quan trọng nhất trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhượng quyền.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền cá nhân là gì năm 2024
Những mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến

3. Nhượng quyền đầu tư

Nhượng quyền đầu tư là một hình thức phổ biến trong kinh doanh, đặc biệt là trong các dự án lớn như phim điện ảnh và bất động sản. Theo hình thức này, các bên nhận quyền đầu tư tham gia góp vốn vào dự án để quản lý và giám sát nó, mục tiêu là để tạo ra lợi nhuận và thu hồi vốn sau đó cùng với lợi nhuận thêm.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền cá nhân là gì năm 2024
Những mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến

4. Nhượng quyền công việc kinh doanh

Nhượng quyền công việc kinh doanh là một hình thức cho phép một cá nhân tại một khu vực cụ thể khởi đầu doanh nghiệp và tự quản lý hoạt động kinh doanh. Dưới hình thức này, người nhận quyền sẽ phải mua sản phẩm, công cụ và một số thiết bị cần thiết để thực hiện công việc kinh doanh. Một số dịch vụ thuộc danh mục này bao gồm đại lý vé máy bay, đại lý du lịch, dịch vụ sửa chữa, …

5. Nhượng quyền có tham gia quản lý

Hình thức nhượng quyền có sự tham gia trong việc quản lý thường được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn và các chuỗi F&B. Nó giúp cho các doanh nghiệp nhượng quyền duy trì sự ổn định, đảm bảo chất lượng và đồng bộ hóa sản phẩm/dịch vụ. Dưới hình thức này, bên nhượng quyền cung cấp tài sản thương hiệu, mô hình kinh doanh, người quản lý tại địa điểm được nhượng quyền và tài liệu đào tạo cho nhân viên.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền cá nhân là gì năm 2024
Những mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến

6. Nhượng quyền chuyển đổi

Hình thức nhượng quyền chuyển đổi thích hợp cho các doanh nghiệp đã có ít nhất 6 chi nhánh hoạt động hiệu quả và có mục tiêu mở rộng thương hiệu và tạo sự hiện diện mạnh mẽ hơn. Tại các địa điểm mà bên nhượng quyền đã đạt được sự ổn định và có doanh thu tốt, có thể xem xét chuyển giao quyền cho bên nhận quyền để đầu tư hoặc tham gia trực tiếp vào quản lý.

Trên đây là những thông tin mà UMM chia sẻ về mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về hình thức nhượng quyền và cách áp dụng những chiến lược hiệu quả để vận hành mô hình nhượng quyền thương hiệu.

Hình thức kinh doanh nhượng quyền là gì?

Nhượng quyền là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền sẽ trao quyền và hỗ trợ bên nhận nhượng quyền để bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo nhãn hiệu, hệ thống hay là phương thức được xác định bởi bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian và địa điểm nhất định.

Mô hình nhượng quyền kinh doanh là gì?

Chiến lược nhượng quyền là kế hoạch trong đó một doanh nghiệp mở rộng hình ảnh của mình bằng cách trao cho bên khác quyền đối với tên và các yếu tố tương tự của thương hiệu.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện là gì?

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise) là hình thức nhượng quyền một mảng nào đó trong hệ thống kinh doanh. Ví dụ như nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị hoặc nhượng quyền hình ảnh thương hiệu.

Bên nhượng quyền là gì?

Bên nhượng quyền là một cá nhân/ tổ chức sở hữu nhãn hiệu hoặc mô hình kinh doanh. Tại đây, họ cấp phép sử dụng thương hiệu hoặc mô hình kinh doanh cho một bên khác trong khoản thời gian nhất định, để đổi lấy các khoản thanh toán trả trước.