Máy atm ghi giao dịch quá hạn là gì năm 2024

Thẻ ngân hàng ngày càng có nhiều tiện ích, trở thành "vật bất ly thân" với nhiều người. Việc mở thẻ ngày nay cũng rất đơn giản, thậm chí có thể mở online mà không cần đến phòng giao dịch, có thể nhận thẻ trong thời gian ngắn. Do đó, một người có thể sở hữu rất nhiều thẻ ATM của nhiều ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, người dùng thông thường chỉ thường xuyên dùng 1-2 thẻ ngân hàng, dẫn đến những thẻ khác không được sử dụng trong thời gian dài.

Do đó, nhiều người dùng thắc mắc, thẻ ATM không dùng bao lâu thì sẽ bị đóng tài khoản. Số dư trong tài khoản sẽ được xử lý như thế nào?

Hầu hết các ngân hàng đều có quy định khóa thẻ đối với những thẻ không phát sinh giao dịch trong một thời gian dài, thông thường là sau 6 tháng - 18 tháng khi tài khoản hết số dư. Kể cả khi không dùng thẻ, khách hàng vẫn có thể bị trừ các loại phí như SMS Banking, phí duy trì tài khoản,...cho đến khi hết số dư.

Chẳng hạn tại BIDV, ngân hàng cho biết sẽ đóng tài khoản thanh toán của khách hàng khi tài khoản hết số dư và không có giao dịch nào trong thời hạn liên tục 6 tháng đối với tài khoản VND, 12 tháng đối với tài khoản ngoại tệ (trừ một số sản phẩm có quy định và thỏa thuận riêng với khách hàng.

Khi đóng tài khoản, BIDV sẽ thông báo cho Khách hàng bằng một trong các phương thức gửi văn bản, email, tin nhắn điện thoại, gọi điện thoại và niêm yết công khai tại quầy giao dịch của chi nhánh ngân hàng.

Khi đóng tài khoản, BIDV đồng thời sẽ chấm dứt các dịch vụ kết nối với tài khoản đó. Khách hàng thanh toán phí đóng tài khoản theo quy định trong biểu phí của BIDV được niêm yết công khai tại quầy giao dịch. Ngân hàng được tự động trích Nợ để thanh toán các khoản phí khác theo biểu phí của BIDV và các nghĩa vụ tài chính khác của Khách hàng tại BIDV (nếu có).

Sau khi đóng tài khoản thanh toán, khách hàng muốn sử dụng tài khoản thanh toán phải làm thủ tục mở tài khoản thanh toán theo quy trình, quy định của BIDV.

Trong khi đó tại Vietcombank, ngân hàng quy định thực hiện đóng tài khoản của khách hàng khi tài khoản có số dư bằng 0 trong thời gian trên 12 tháng liên tục. Sau khi đóng tài khoản, Vietcombank phải thông báo cho chủ tài khoản biết. Sau khi đóng tài khoản, khách hàng phải làm thủ tục để mở tài khoản mới trong trường hợp khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ về tài khoản của VCB.

VietinBank cũng có quy định tương tự, sẽ đóng tài khoản của khách hàng khi số dư về 0 và không phát sinh giao dịch trong thời gian 1 năm.

Techcombank thì quy định đóng tài khoản có số dư dưới mức số dư tối thiểu do Techcombank quy định và không có giao dịch chủ động nào từ khách hàng trong thời hạn một năm (365 ngày) liên tục (trừ TK góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài). Techcombank ngừng cung cấp Dịch vụ và thông báo trước cho KH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự kiến đóng tài khoản.

Khách hàng có nhiều cách để xác minh thẻ ngân hàng của mình còn hoạt động hay không như kiểm tra tại cây ATM, mang thẻ đến quầy giao dịch để nhờ nhân viên kiểm tra, gọi điện lên hotline ngân hàng, đăng nhập vào các dịch vụ ngân hàng online.

Nhiều người cũng thắc mắc thẻ ngân hàng không sử dụng có bị trừ tiền không. Điều này còn tùy vào thẻ mà bạn đang sử dụng và các dịch vụ được đăng ký. Nếu trong một thời gian dài bạn không sử dụng thẻ và thẻ vẫn còn tiền thì khả năng bạn vẫn bị trừ các loại phí như SMS Banking, phí duy trì tài khoản.

Cũng cần lưu ý với riêng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng không có quy định nào tạm khóa tài khoản ngân hàng khi khách hàng không sử dụng. Người dùng vẫn sẽ đóng phí thường niên cho ngân hàng. Nếu không đóng phí này sẽ dễ dẫn đến nợ xấu của khách hàng với ngân hàng.

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Giao dịch rút tiền ATM thường xuyên nhưng chưa chắc nhiều người đã hiểu cơ chế hoạt động của các cây ATM ngân hàng.

Thẻ tín dụng bị khóa sẽ hạn chế nhiều tính năng thanh toán/giao dịch trong quá trình sử dụng. Để giúp khách hàng nhanh chóng mở khóa thẻ, bài viết dưới đây đã tổng hợp những nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất tình trạng thẻ tín dụng bị khóa.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

Nhóm nguyên nhânNguyên nhânCách khắc phụcVấn đề chủ quan từ người dùngNhập sai mã PIN quá 3 lần.

Liên hệ với ngân hàng qua hotline.

Đến trực tiếp ngân hàng để được hỗ trợ cấp lại mã PIN.

Ngừng sử dụng thẻ trong thời gian dài.

Đến trực tiếp ngân hàng để được hướng dẫn thủ tục mở khóa thẻ tín dụng.

Chưa thanh toán nợ quá hạn.Nhanh chóng đóng phạt nợ, thanh toán đầy đủ dư nợ và lãi suất.Thẻ tín dụng phát sinh giao dịch bất thường.Liên hệ với ngân hàng để mở khóa thẻ kịp thời và xác minh làm rõ giao dịch.Thẻ hết hiệu lực chưa được gia hạn thêm.Đến trực tiếp ngân hàng gần nhất để gia hạn thẻ hoặc thực hiện cấp mới thẻ. Đăng ký gia hạn thẻ tự động.Vấn đề khách quan từ ngân hàngHệ thống ngân hàng gặp sự cố.Liên hệ với ngân hàng để xác minh và đợi khắc phục.Ngân hàng cấp thẻ ngừng triển khai một số sản phẩm.Đến phòng giao dịch/ chi nhánh gần nhất để yêu cầu hỗ trợ mở lại thẻ hoặc thay gói thẻ mới. Đăng ký thẻ tín dụng mới ở ngân hàng khác.

1. Thẻ tín dụng bị khóa do vấn đề chủ quan từ người dùng

Nguyên nhân thường gặp nhất khiến thẻ tín dụng bị khóa là do các vấn đề chủ quan từ phía người dùng như: Nhập sai mã PIN quá nhiều lần, không sử dụng thẻ trong thời gian dài, chưa thanh toán nợ quá hạn… Cụ thể về nguyên nhân và cách khắc phục như sau:

1.1. Nhập sai mã PIN nhiều lần

  • Nguyên nhân: Phần lớn các ngân hàng đều quy định khi khách hàng nhập sai mã PIN quá 3 lần thì ngay lập tức thẻ tín dụng sẽ bị khóa nhằm đảm bảo an toàn và quyền lợi cho chủ thẻ.
  • Cách khắc phục: Trong tình huống này, khách hàng cần gọi điện đến hotline của ngân hàng phát hành thẻ để được hỗ trợ mở khóa thẻ và cấp lại mã PIN. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đến trực tiếp các quầy giao dịch ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ khắc phục tình huống này.
    Máy atm ghi giao dịch quá hạn là gì năm 2024

Thẻ tín dụng bị khóa nếu nhập sai mã PIN quá 3 lần.

1.2. Ngừng sử dụng thẻ trong thời gian dài

  • Nguyên nhân: Nếu khách hàng không sử dụng thẻ, không có bất kỳ giao dịch nào phát sinh trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng (phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng), ngân hàng sẽ tiến hành khóa thẻ tín dụng đó. Điều này không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm được phí thường niên mà còn giúp ngân hàng quản lý thẻ tốt hơn.
  • Cách khắc phục: Khách hàng cần liên hệ qua hotline hoặc đến trực tiếp phòng giao dịch ngân hàng gần nhất để được hướng dẫn thủ tục mở khóa thẻ hoặc làm lại thẻ mới. Đối với trường hợp này, khách hàng có thể phải chi trả khoảng 50.000 - 500.000 VND (tùy vào chính sách của từng ngân hàng) để được phát hành lại thẻ/mở khóa thẻ.

Lưu ý: Để hạn chế tình trạng thẻ tín dụng bị khóa tự động thì khách hàng nên sử dụng thẻ để chi tiêu ít nhất 1 lần trong khoảng 2 tháng.

Máy atm ghi giao dịch quá hạn là gì năm 2024

Khách hàng nên sử dụng thẻ ít nhất 1 lần trong 2 tháng để không bị khóa thẻ.

1.3. Chưa thanh toán nợ quá hạn

  • Nguyên nhân: Khách hàng không thanh toán đầy đủ và đúng hạn số tiền đã chi tiêu trên thẻ tín dụng theo quy định của ngân hàng. Thông thường, thẻ tín dụng bị khóa tạm thời khi khách hàng thanh toán chậm dư nợ tối thiểu 75 ngày. Thẻ tín dụng sẽ bị khóa vĩnh viễn nếu khách hàng không hoàn trả số tiền thanh toán tối thiểu trong vòng 6 tháng tùy theo chính sách của từng ngân hàng.
  • Cách khắc phục: Khách hàng cần nhanh chóng đến trực tiếp quầy giao dịch ngân hàng để đóng phạt nợ, thanh toán khoản dư nợ và các khoản phí, lãi để được mở lại thẻ tín dụng.

Lưu ý: Khi chủ thẻ không thanh toán dư nợ đúng hạn thì khoản vay đó sẽ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu và ảnh hưởng nhiều tới điểm tín dụng cũng như khả năng tiếp cận với những khoản cấp tín dụng khác. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng, khách hàng phải hết sức lưu ý về việc thanh toán số tiền đã chi tiêu trên thẻ tín dụng đúng hạn.

Máy atm ghi giao dịch quá hạn là gì năm 2024

Chủ thẻ nên thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn.

1.4. Thẻ tín dụng bị ngân hàng phát hiện có giao dịch bất thường

  • Nguyên nhân: Theo quy định của đa số ngân hàng, những giao dịch phát sinh trong khoảng thời gian từ 23h đến 5h sáng hôm sau, giao dịch tại các trang web lạ hay giao dịch quá nhiều lần trên một nền tảng... được coi là bất thường. Khi đó, ngân hàng có thể tạm khóa thẻ tín dụng của khách hàng để đảm bảo an toàn, bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu.
  • Cách khắc phục: Khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với ngân hàng phát hành thẻ tín dụng để làm rõ những giao dịch bất thường. Sau khi những giao dịch đó được xác minh là hợp lệ, ngân hàng sẽ tiến hành mở khóa thẻ tín dụng.

1.5. Thẻ hết hiệu lực chưa được gia hạn thêm

  • Nguyên nhân: Phần lớn thẻ tín dụng hiện nay có thời hạn sử dụng khoảng từ 2 đến 5 năm. Thông tin này được in trên thẻ cứng nhưng nhiều người dùng không để ý đến thời hạn này. Qua mốc thời gian này, thẻ tín dụng sẽ hết hiệu lực, bị tạm khóa và không thể sử dụng được nữa.
  • Cách khắc phục: Đối với trường hợp này, khách hàng hãy gọi điện tới phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng gần nhất để yêu cầu mở thẻ tín dụng mới. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đăng ký tự động gia hạn trực tuyến để ngân hàng tự động gia hạn hiệu lực cho thẻ.
    Máy atm ghi giao dịch quá hạn là gì năm 2024

Khách hàng nên đăng ký tự động gia hạn thẻ tín dụng trực tuyến.

Để tránh việc thẻ tín dụng bị khoá gây ảnh hưởng đến quá trình giao dịch, khách hàng nên cẩn trọng trong việc bảo mật thông tin thẻ, đồng thời lưu ý đến các mốc thời gian thanh toán quan trọng trong quá trình sử dụng thẻ.

2. Thẻ tín dụng bị khóa do vấn đề khách quan từ ngân hàng

Nguyên nhân tiếp theo khiến thẻ tín dụng bị khóa là do các vấn đề khách quan từ phía ngân hàng phát hành. Cụ thể như sau:

2.1. Ngân hàng cấp thẻ ngừng triển khai một số sản phẩm

  • Nguyên nhân: Trong trường hợp ngân hàng ngừng phát hành hoặc thay thế bằng một loại thẻ khác tối ưu hơn, thẻ tín dụng của bạn sẽ có thể sẽ bị khóa. Tuy nhiên, thông thường, ngân hàng sẽ thông báo tới khách hàng trước khi tiến hành thu hồi và huỷ thẻ.
  • Cách khắc phục: Trong trường hợp này, khách hàng có thể đến ngân hàng để yêu cầu hỗ trợ phát hành lại thẻ mới.
    Máy atm ghi giao dịch quá hạn là gì năm 2024

Khách hàng nên thường xuyên theo dõi cập nhật tin tức từ ngân hàng.

2.2. Hệ thống ngân hàng gặp sự cố

  • Nguyên nhân: Khi gặp phải sự cố kỹ thuật tại ATM/POS, ngân hàng quá tải, đang bảo trì, nâng cấp hoặc lỗi không thể kết nối với hệ thống… ngân hàng có thể tạm khóa thẻ tín dụng nhằm phòng tránh những rủi ro, bất lợi xảy ra cho khách hàng.
  • Cách khắc phục: Khách hàng hãy liên hệ qua hotline của ngân hàng để thực hiện việc xác minh, thẻ tín dụng sẽ được mở lại sau khi ngân hàng khắc phục sự cố.
    Máy atm ghi giao dịch quá hạn là gì năm 2024

Thẻ tín dụng của khách hàng có thể bị khóa do lỗi hệ thống ngân hàng.

3. 6 lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng để không bị khóa thẻ

Dưới đây là những lưu ý giúp cho khách hàng hạn chế được việc thẻ tín dụng bị khóa, ảnh hưởng tới việc thực hiện giao dịch thanh toán của mình:

  • Bảo mật an toàn thông tin thẻ: Khách hàng tuyệt đối không chia sẻ mã CVV (số bảo mật của thẻ), mã PIN, số thẻ in trên thẻ tín dụng, thông tin về chủ thẻ hoặc đưa thẻ cho người khác sử dụng.
  • Thanh toán dư nợ đúng hạn: Để không bị ngân hàng xếp vào nhóm nợ xấu và bị khóa thẻ làm ảnh hưởng tới quá trình sử dụng, khách hàng cần thực hiện thanh toán dư nợ đầy đủ đúng hạn. Chi tiết từng cách thanh toán dư nợ thẻ, khách hàng xem TẠI ĐÂY.
  • Thường xuyên cập nhật thông báo từ ngân hàng: Khách hàng hãy chủ động thường xuyên cập nhật thông báo từ ngân hàng phát hành để kịp thời phát hiện những giao dịch bất thường, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.
  • Không cố nhập mã PIN khi đã sai quá 2 lần tại cây ATM: Nếu không nhớ rõ mã PIN, khách hàng hãy thực hiện lấy lại mật khẩu thông qua các bước xác thực thông tin liên quan bằng các giấy tờ tùy thân trước khi tiến hành nhập và thực hiện những giao dịch mới.
  • Sử dụng thẻ đúng quy định: Khách hàng cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, hướng dẫn của ngân hàng, không thực hiện các giao dịch gian lận, bất hợp pháp bằng thẻ tín dụng.
    Máy atm ghi giao dịch quá hạn là gì năm 2024

Khách hàng nên đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện các giao dịch lớn.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới vấn đề thẻ tín dụng bị khóa. Nhìn chung, trong quá trình sử dụng thẻ, chủ thẻ nên cẩn thận hơn để hạn chế tình trạng khóa thẻ không mong muốn. Nếu khách hàng cần hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan tới quá trình sử dụng thẻ tín dụng hay một số câu hỏi điển hình như “Thẻ tín dụng bị khoá có mở lại được không?”, vui lòng liên hệ với Techcombank qua các phương thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất:

Làm sao để biết ngày hết hạn của thẻ ATM?

Các ngân hàng thường in ngày phát hành và ngày hết hạn trên mặt thẻ. Ngày sử dụng được in trên các loại thẻ thường có ký hiệu dạng MM/YY. Trong đó YY là 2 số cuối của năm và mm 2 số thể hiện tháng. Vì vậy, chủ thẻ có thể dễ dàng kiểm tra.

Tại sao rút tiền không được nhưng vẫn bị trừ tiền?

Do người dùng không nhận tiền sau khi ATM nhả tiền Sau khi ATM nhả tiền khoảng 30 giây, người dùng không nhận tiền thì hệ thống ATM sẽ tự động nuốt tiền vào. Lúc này, giao dịch trong tài khoản đã được thực hiện nên tài khoản vẫn bị trừ tiền mặc dù quý khách không rút tiền được.

Ngày hết hạn thẻ Vietinbank xem ở đâu?

Kiểm tra trực tiếp thông tin trên thẻ ATM Các ngân hàng thường in ngày phát hành và ngày hết hạn trên mặt thẻ nên bạn có thể dễ dàng xem.

thẻ ATM Đông Á có thời hạn sử dụng bao lâu?

loại thẻ này không có thời hạn hiệu lực, Quý khách có thể tiếp tục sử dụng. Tôi đã đăng ký thanh toán tự động tiền nước qua tài khoản Thẻ, nhưng hiện tại Thẻ đã hết hạn, tôi có cần phải đăng ký lại dịch vụ này khi tôi đổi thẻ mới hay không? Khi làm lại thẻ mới, số tài khoản thẻ của Quý khách không thay đổi.