Mang thai 3 tháng đầu an rau muống được không

Khi mang thai, việc ăn gì, uống gì luôn được các mẹ bầu quan tâm. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong bài viết dưới đây.

Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không

Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn rau muống nhưng cần ăn đúng cách, chế biến chín kỹ và không ăn rau sống. Tuy nhiên, mẹ bầu bị đau nhức do viêm khớp, bệnh gút hay bệnh lý viêm đường tiết niệu không nên ăn rau muống tránh ảnh hưởng xấu đến bệnh tình. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cách tốt nhất là mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi ăn loại rau này.

Ngoài ra, không ít người cho rằng mẹ bầu ăn rau muống có nguy cơ suy giảm tĩnh mạch và gây mệt mỏi. Thực chất chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày.

Mang thai 3 tháng đầu an rau muống được không
Mang thai 3 tháng đầu an rau muống được không
Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt không?

Rau muống là một trong những loại rau phổ biến, dễ ăn và có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong rau muống có hàm lượng axit folic tự nhiên tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Ngoài ra, loại rau này còn được biết đến với hàm lượng sắt, canxi dồi dào, dễ hấp thu, rất cần thiết cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Lợi ích khi bà bầu ăn rau muống

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho việc bà bầu có được ăn rau muống được không. Tuy chỉ là thứ rau dân giã nhưng ít ai biết rau muống còn được ví như “sâm Nam” của người Việt bởi tác dụng chữa bệnh và có thể dùng làm thuốc bổ. Do đó, bà bầu ăn rau muống điều độ sẽ thu về những lợi ích tuyệt vời sau:

  • Rau muống rất giàu axit folic giúp hạn chế nguy cơ sinh non và các khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Thành phần rau có nhiều sắt nên rất có lợi cho những người bị thiếu máu đặc biệt là thai phụ.
  • Với hàm lượng chất xơ cao, rau muống hỗ trợ điều trị các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng táo bón khi mang thai gây khó chịu.
  • Theo thống kê, 100g rau muống cung cấp khoảng 100mg canxi. Đây là khoáng chất rất cần cho sự phát triển xương và răng của trẻ, cũng như bảo vệ mẹ khỏi chứng loãng xương sau sinh.
  • Bà bầu ăn rau muống còn được bổ sung nhiều vitamin A tốt cho sức khỏe thị lực, đồng thời ngăn các dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể.
Mang thai 3 tháng đầu an rau muống được không
Mang thai 3 tháng đầu an rau muống được không
Rau muống giàu axit folic giúp hạn chế nguy cơ sinh non và các khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không?

  • Chất glycolipid trong rau muống cũng làm giảm đau nhức toàn thân do sự tăng trọng và thay đổi nội tiết tố khi mang thai.
  • Dùng rau muống đều đặn cũng giúp nâng cao miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm trùng.
  • Rau muống chứa các thành phần như vitamin A, C và beta-carotene. Đây đều là những tác nhân chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh mãn tính.

Lưu ý khi ăn rau muống

  • Trong rau muống có chứa hợp chất axit folic giúp giảm thiểu và ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh của thai nhi. Vì thế mẹ bầu từ những tháng thai kỳ đầu tiên hoàn toàn có thể ăn được rau muống với liều lượng vừa đủ để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai kỳ.
  • Rau muống được trồng tại các môi trường chứa nhiều loài giun sán ký sinh có thể gây đau bụng, khó tiêu. Do vậy khi ăn rau muống cần rửa sạch và nấu chín kỹ để hạn chế giun sán và hóa chất có hại.
  • Da bị tổn thương cần quá trình phục hồi và chữa lành. Việc ăn rau muống sẽ kích thích tế bào gây ra hiện tượng sẹo lồi, trông không đẹp mắt.
  • Sữa và rau muống đều cung cấp canxi cho cơ thể nhưng khi kết hợp sữa và rau muống sẽ gây cản trở việc hấp thụ canxi vào cơ thể.

Mong rằng bài viết trên đã giải đáp rõ thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không. Hãy đảm bảo dinh dưỡng cân đối cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm để có được thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé!

Bà bầu ăn rau muống được không?

Rau muống là loại rau rất dễ ăn và tạo cảm giác ngon miệng nên trong thời kỳ mang thai, mẹ nào gặp khó khăn về ăn uống thì rau muống có thể coi như một ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn thực phẩm. 

Mang thai 3 tháng đầu an rau muống được không

Rau muống là loại rau rất dễ ăn và tạo cảm giác ngon miệng nên trong thời kỳ mang thai. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, bầu ăn rau muống là không tốt vì nó có thể khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi hơn, thậm chí là có thể bị suy giãn tĩnh mạch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau muống mang đến rất nhiều lợi ích cho các bà bầu. Bà bầu có thể ăn rau muống một cách điều độ. 

Hỗ trợ bổ sung sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu

Rau muống là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, sắt, amino axit, vitamin B và C, sắt... Cùng hàm lượng sắt dồi dào, bà bầu ăn rau muống có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng bị thiếu máu do thiếu sắt thường gặp trong giai đoạn mang thai. 

Hỗ trợ làm giảm chứng táo bón khi mang thai

Không những thế, ngoài hàm lượng chất xơ cao, rau muống còn mang đến tác dụng hỗ trợ kích thích tiêu hóa, là thực phẩm rất thích hợp với những mẹ bị chứng táo bón "hành hạ" khi mang thai. 

Hỗ trợ phòng chứng bệnh tiểu đường 

Trong thành phần của rau muống có chứa một loại dưỡng chất rất giống với insulin. Bà bầu nếu ăn rau muống sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ phòng ngừa chứng tiểu đường thai kỳ thường gặp. Bà bầu bị tiểu đường có thể thường xuyên ăn rau muống để giảm thiểu tình trạng bệnh hiện tại. 

Hỗ trợ thanh nhiệt cơ thể 

Từ xưa, trong Đông y, rau muống đã được coi như vị thuốc giải nhiệt do rau muống có tính hàn. Nếu ăn rau muống với lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải phóng nhiệt lượng, làm tâm lý bớt căng thẳng và giảm stress rất hiệu quả. 

Ổn định huyết áp

Ăn rau muống còn giúp bà bầu hạn chế chứng đau đầu do tăng huyết áp, ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, các món ăn từ rau muống còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ và thai nhi trong bụng. 

Mang thai 3 tháng đầu an rau muống được không

Rau muống là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm nên cần phải chăm sóc sức khỏe mẹ và bé cẩn thận. Những loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe mẹ, bé cũng cần được loại bỏ. Nếu như mẹ bầu đang có thể trạng không tốt thì không nên ăn rau muống do loại rau này cũng đang bị phun thuốc nhiều (dù là loại rau dễ trồng). Bên cạnh đó, nhựa rau muống cũng không tốt cho sức khỏe con người. 

Đối với trường hợp bà bầu bị "thèm" rau muống thì hãy tìm mua nguồn rau an toàn, đảm bảo vệ sinh nhưng cần phải ngâm muối thật kỹ, rửa sạch trước khi chế biến. 

Lưu ý khi bà bầu ăn rau muống 

Rau muống mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nên ăn rau muống. Theo khuyến cáo, mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức do viêm khớp, bị viêm đường tiết niệu do sỏi, bị bệnh gout, bị cao huyết áp không thì không nên ăn rau muống. 

Mang thai 3 tháng đầu an rau muống được không

Rau muống là món ăn ngon nhưng cũng cần phải lưu ý khi ăn. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, trong rau muống cũng có một số loại ký sinh trùng sán lá ruột tên gọi là  Fasciolopsis buski, sẽ “tấn công” vào cơ thể. Nếu mẹ bầu ăn rau muống sống hoặc chưa được nấu chín kỹ sẽ gây đau bụng, khó tiêu. 

Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu nên rửa thật sạch rau muống dưới vòi nước rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 3-0 phút để loại bỏ lưu lượng thuốc sâu. Không nên ăn rau muống sống hoặc chưa được nấu chín kỹ để phòng các loại ký sinh trùng. 

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ba-bau-an-rau-muong-duoc-khong-an-the-nao-khong-an...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ba-bau-an-rau-muong-duoc-khong-an-the-nao-khong-anh-huong-thai-nhi-d255014.html

Xem thêm chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ

Theo Linh San (Tổng hợp) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)