Lưỡi đen là bị bệnh gì năm 2024

Lưỡi lông đen là một tình trạng tạm thời, không gây hại. Mặc dù lưỡi lông đen có thể là một tình trạng cảnh báo. Tuy nhiên, nó hoàn toàn không ảnh hưởng sức khỏe và thường ít đau. Bệnh nhân thường tìm đến bác sĩ với lý do ảnh hưởng thẩm mỹ là chủ yếu. Ở một số bệnh nhân, có thể xảy ra tình trạng: buồn nôn, khô miệng, nóng bỏng, hôi miệng. Tình trạng này thường được giải quyết bằng cách loại trừ nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, cũng như tăng cường vệ sinh răng miệng tốt.

Lưỡi lông thực chất là gì?

Bề mặt lưỡi có sự xuất hiện những “thảm lông” màu đen. Tên gọi cùng với biểu hiện có thể khiến chúng ta liên tưởng tới việc lông phát triển trên bề mặt lưỡi. Tuy nhiên sự thật là không có lông ở đây. Sự khác biệt này là do các gai lưỡi kéo dài bất thường. Do đó, chúng dễ bị lắng đọng và nhuộm màu.

Lưỡi lông có thể xuất hiện màu khác: nâu, vàng, xanh lá cây, xanh dương hoặc không có màu sắc. Màu sắc thay đổi do vi khuẩn, thức ăn, nấm, thực phẩm. Mặc dù lưỡi lông đen có thể là một tình trạng cảnh báo. Tuy nhiên, nó hoàn toàn không ảnh hưởng sức khỏe và thường ít đau.

Lưỡi lông là sự kéo dài bất thường của gai chỉ. Nguyên nhân là do các tế bào gai lưỡi không chết và bong ra như bình thường. Thông thường gai chỉ sắp thành hình nón trên lưng lưỡi. Chúng dài khoảng 1 mm. Giống như những tế bào da, các tế bào trên bề mặt lưỡi cũng thực hiện vòng đời: phát triển, thực hiện chức năng và chết đi.

Đối với người có lưỡi lông, các nhú chỉ tồn tại lâu hơn thay vì chết đi. Chúng có thể kéo dài đến 18 mm. Thức ăn và các chất bạn sử dụng có thể nhuộm màu các nhú chỉ này. Vì lý do đó, các gai lưỡi nhìn giống như lông. Tuy nhiên chúng hoàn toàn vô hại và chỉ tạm thời.

Lưỡi lông cũng khá phổ biến. Khoảng 13 % dân số xảy ra tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân và sinh lý bệnh của nó chưa được làm rõ hoàn toàn và có khả năng là đa yếu tố. Người già, giới tính nam , hút thuốc, sử dụng rượu, vệ sinh răng miệng kém và một số loại thuốc khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc lưỡi lông đen cao hơn.

Nguyên nhân nào gây ra lưỡi lông đen?

Mặc dù nguyên nhân của lưỡi lông đen không xác định rõ, có thể do đa yếu tố: tại chỗ và toàn thân. Sự thay đổi nhiều màu sắc của lưỡi lông có thể do sự kết hợp của: yếu tố bên ngoài [môi trường] và yếu tố bên trong [hệ vi sinh vật trong miệng]. Một số nguyên nhân có thể góp phần gây ra lưỡi lông đen như sau:

1. Sử dụng các thuốc toàn thân và tại chỗ

Đặc biệt là thuốc kháng sinh, bao gồm penicillin, aureomycin, erythromycin, doxycycline và neomycin thường liên quan nhất đến rối loạn này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng yếu tố nguyên nhân và kết quả giữa kháng sinh và sự phát triển của lưỡi lông đen cần được làm sáng tỏ thêm. Cụ thể, sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân có thể làm thay đổi đáng kể hệ vi sinh miệng. Do đó nó có khả năng khiến bệnh nhân mắc lưỡi lông đen.

Mặt khác, sự thay đổi về mặt giải phẫu: tạo u nhú dạng sợi . Nó có thể lưu giữ vật lạ và kích thích sự phát triển quá mức của vi khuẩn cục bộ. Kết quả dẫn đến thay đổi màu sắc điển hình ở bệnh nhân mắc lưỡi lông.

2. Vệ sinh răng miệng kém.

3. Khô miệng: Thường xuyên sử dụng nước súc miệng có chứa các chất oxy hóa gây kích ứng [ ví dụ: natri perborate, natri peroxide và hydro peroxide].

4. Sử dụng thuốc lá.

5. Uống quá nhiều cà phê hoặc trà đen làm giảm độ pH trên lưỡi , thúc đẩy sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây nhiễm màu.

6. Sử dụng rượu quá mức.

7. Chế độ ăn mềm: Thức ăn mềm không giúp chà xát tế bào da chết từ lưỡi. Do đó không loại bỏ được các tế bào nhú chỉ.

8. Xạ trị vùng đầu cổ

9. HIV, ung thư, các bệnh toàn thân nói chung. Ở bệnh nhân đau dây thần kinh sinh ba [dây V], đau đớn làm giảm khả năng ăn uống, giảm chuyển động của lưỡi. Do đó làm giảm ma sát của lưỡi với vòm miệng, răng. Cuối cùng gây trở ngại cho việc loại bỏ u nhú sừng hóa, dẫn đến sự phát triển của lưỡi lông.

Những dấu hiệu và triệu chứng nào thường gặp khi có “lưỡi lông đen”?

Một số dấu hiệu và triệu chứng của lưỡi lông đen bao gồm:

  • Lưỡi đổi màu đen, có thể có màu khác như: nâu, xanh, vàng hoặc trắng…
  • Xuất hiện lông trên bề mặt lưỡi.
  • Thay đổi vị giác hoặc có vị kim loại trong miệng: Vi khuẩn và nấm phát triển trên bề mặt lưỡi có thể làm biến đổi vị giác. Các nhú chỉ kéo dài có thể che phủ các nụ vị giác, ngăn việc cảm nhận chính xác vị của thức ăn, đồ uống.
  • Hôi miệng: Vi sinh vật phát triển ở nhú chỉ có thể tạo mùi khó chịu.
  • Buồn nôn hoặc nhạy cảm nếu gai lưỡi phát triển quá mức: Nhú chỉ dài có thể kích thích khẩu cái hoặc phía sau họng, đặc biệt khi nhai. Đối với người nhạy cảm, có thể gây buồn nôn.
  • Cảm thấy nóng bỏng trong miệng.

Cần phân biệt lưỡi lông đen với những trường hợp nào?

Một số trường hợp có biểu hiện gần giống với lưỡi lông đen cần phân biệt gồm:·

1. Lưỡi lông đen giả

Lưỡi lông đen giả xuất hiện dưới dạng lưỡi nhuộm màu tối. Tuy nhiên không có các nhú gai thon dài. Thực phẩm, thuốc lá và thuốc có thể gây ra tình trạng này. Một số loại thuốc đó là: kháng sinh, thuốc chống trầm cảm và bismuth salicylate…

Lưỡi đen do sử dụng sản phẩm chứa adrenocortical

2. Bạch sản tóc vùng miệng

Bạch sản tóc vùng miệng có thể gặp ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch . Miệng xuất hiện mảng bám màu trắng trên mặt lưng và bụng lưỡi, cũng như niêm mạc miệng và nướu.

3. Bệnh gai đen

Bệnh biểu hiện là nhiều tổn thương dạng nhú sẫm màu. Vị trí trên vùng lưng và vùng bên của lưỡi. Bệnh có thể liên quan với bệnh ác tính tiềm tàng.

4. U nhú dạng nấm của lưỡi

Sắc tố đen [do đại thực bào melanin] ở u nhú dạng nấm rất hiếm. Thường đặc trưng bởi các tổn thương phì đại đơn độc chủ yếu ở cạnh bên và đỉnh lưỡi . Bệnh thường gặp ở bệnh nhân da sẫm màu.

Khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Thông thường bạn không cần đi khám nếu có thể tự thực hiện việc điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Bạn thấy lo lắng về thẩm mỹ.
  • Lưỡi lông vẫn còn tồn tại dù đã vệ sinh răng miệng đúng cách 2 lần/ ngày.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh Lưỡi lông đen như thế nào?

1. Ghi nhận bệnh sử, tiền sử bệnh

Mục đích để thu thập các thông tin về các yếu tố liên quan có thể gây bệnh.

2. Quan sát trực tiếp trong miệng

Việc chẩn đoán bệnh thường dựa trên quan sát lâm sàng. Vị trí quan sát ở lưng lưỡi phía trước.

3. Quan sát bằng kính hiển vi

Bác sĩ có thể sử dụng kính hiển vi để quan sát các nhú chỉ trên lưỡi. Đây là một công cụ để bổ trợ cho chẩn đoán.

4. Nuôi cấy

Việc nuôi cấy có thể được sử dụng để loại trừ nguyên nhân do vi khuẩn, nấm.

5. Sinh thiết

Sinh thiết lưỡi là công cụ hỗ trợ nhưng thường không cần thiết. Phương pháp này được sử dụng khi biểu hiện lâm sàng không có những đặc trưng của lưỡi lông đen.

Cách điều trị lưỡi lông đen

Lưỡi lông đen là một bệnh tự giới hạn và tiên lượng tốt. Do đó, bệnh nhân hầu như không cần điều trị. Bệnh nhân nên được giải thích kĩ về tình trạng này. Sự trấn an bệnh nhân về bản chất lành tính của lưỡi lông rất quan trọng. Nó vừa làm giảm mức độ lo lắng thẩm mỹ, vừa thúc đẩy điều trị .

1. Loại bỏ các yếu tố gây bệnh

  • Sau khi được chẩn đoán chính xác tính trạng bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra sức khỏe toàn diện. Việc này nhằm thiết lập mối quan hệ giữa nguyên nhân với các tác nhân môi trường, cũng như loại trừ các yếu tố bắt chước bệnh.
  • Ngừng sử dụng các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả nguyên nhân do chế độ ăn uống hoặc dược phẩm. Điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng như: hút thuốc, uống trà đen, tình trạng thần kinh, suy nhược nói chung.

2. Tăng cường vệ sinh răng miệng và sức khỏe toàn thân

Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa lưỡi lông đen. Bạn cần ghi nhớ những điều sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày

Đánh răng sau thức dậy và trước khi ngủ. Nếu có thể, cần đánh răng sau mỗi bữa ăn.

  • Chải lưỡi

Đừng chỉ tập trung vào việc vệ sinh răng. Việc vệ sinh lưỡi cũng vô cùng quan trọng. Nếu việc chải lưỡi khiến bạn buồn nôn, bạn có thể chải nhẹ nhàng dần dần từ trước ra sau cho đến khi thấy thoải mái.

Chải lưỡi

  • Dùng chỉ nha khoa

Khoảng kẽ răng có thể là nơi lưu giữ vi khuẩn và thức ăn. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh liên quan tới răng, nướu, cũng như lưỡi.

  • Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn

Các loại nước súc miệng sát khuẩn kê đơn có thể diệt vi khuẩn. Nó giúp làm giảm nguy cơ phát triển của vi khuẩn ở lưỡi.

  • Chăm sóc răng

Cà phê, trà đen, và sô-đa là các chất có tính mài mòn cao. Chúng không tốt cho răng và có thể ảnh hưởng lưỡi. Cố gắng sử dụng các sản phẩm khác thay thế hoặc uống một lượng ít từng chút một nếu phải sử dụng các loại này.

  • Thay đổi lối sống

Việc duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn nhiều rau và trái cây có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Các thức ăn thô chuyển động khi nhai sẽ ma sát với lưỡi, loại bỏ mảng bám.

  • Thăm khám nha sĩ thường xuyên

Thăm khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ kiểm soát được tình trạng răng miệng, phòng ngừa và điều trị kịp thời các biến chứng của bệnh.

Bệnh lưỡi lông đen tương đối phổ biến với biểu hiện là những nhú kéo dài màu đen. Bệnh hoàn toàn lành tính, ít đau. Hiếm khi bệnh đi kèm với triệu chứng: khô miệng, buồn nôn, nóng bỏng. Bệnh thường chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Nguyên nhân và sinh lý bệnh hiện vẫn đang được nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, bệnh có thể tự thoái lui, tiên lượng tốt.

Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Phương pháp tốt nhất là cần tuân thủ đúng theo lời dặn của bác sĩ. Bạn cần ngưng sử dụng các sản phẩm: cà phê, thuốc lá, trà đen, dược phẩm. Cũng như cần thực hiện tốt vệ sinh răng miệng và có lối sống lành mạnh.

Lưỡi bị đen là biểu hiện của bệnh gì?

Nguyên nhân khiến lưỡi mọc lông đen. Lưỡi lông đen là do quá nhiều vi khuẩn hoặc nấm men phát triển trong miệng. Các vi khuẩn tích tụ trên những nhú gai hình tròn nhỏ, gọi là papillae. Những nhú gai này nằm dọc theo bề mặt của lưỡi.

Lưỡi có màu tím đen là bệnh gì?

Lưỡi màu tím Lưỡi có thể chuyển sang màu tím do lưu thông máu kém hoặc bệnh tim. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh của Mỹ, lưỡi tím cũng có thể là dấu hiệu của bệnh Kawasaki - một bệnh lý nguy hiểm hiếm gặp gây viêm mạch máu.

Lưỡi bị đóng bợn trắng là bệnh gì?

Phần lớn sau bữa ăn đều sẽ tồn tại một ít thực phẩm ở vùng chân răng và lưỡi. Nếu vệ sinh răng miệng không kỹ, lượng thức ăn thừa đó sẽ trở thành các mảng bám ở phần lưỡi và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Dần dần các tế bào này sẽ tích tụ, đóng cặn trắng lưỡi ở người lớn và gây ra mùi hôi khó chịu.

Hairy Tongue là gì?

Lưỡi lông đen [tiếng Anh: black hairy tongue [BHT], tiếng Latin: lingua villosa nigra] là hội chứng vô hại trong đó các núm lưỡi phát triển dài hơn bình thường và đổi màu đen hoặc nâu, khiến cho lưỡi bệnh nhân giống như đang mọc lông.

Chủ Đề