Danh hiệu cao quý nhất của nhà giáo là gì năm 2024

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu Hà trao danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho thầy Nguyễn Bác Dụng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa

Phát động phong trào “Ba tốt” trong giáo viên

Sáng 18-11, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã dự lễ trao danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú cho 52 giảng viên của ĐH Quốc gia TPHCM

Trong đó, 13 nhà giáo được trao danh hiệu Nhà giáo Nhân dân là những nhà giáo đã 70, 80 tuổi, gắn bó suốt đời cho sự nghiệp giáo dục như: GS-TS Lý Hòa, GS Trần Thanh Đạm, GS-TS Đặng Đình Áng, GS-TS Nguyễn Chung Tú... Dịp này, ĐH Quốc gia TPHCM cũng trao tặng huy hiệu tôn vinh cho 8 nhà giáo có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ĐH Quốc gia.

Cùng ngày, Sở GD-ĐT TPHCM đã trao danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho 16 nhà giáo đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của TPHCM; trao Huân chương Lao động hạng nhất, hạng ba của Chủ tịch nước cho 11 đơn vị và 8 cá nhân...

Cũng trong ngày 18-11, Thành đoàn TPHCM đã tuyên dương 97 giáo viên trẻ tiêu biểu của các bậc học tại TPHCM. Đây là những giáo viên trẻ “Làm theo lời Bác” có đạo đức tốt, thành tích xuất sắc trong chuyên môn...

Theo ông Lê Quốc Phong, Phó Bí thư Thành đoàn TPHCM, qua lễ tuyên dương này, Thành đoàn TP sẽ phát động phong trào “Ba tốt” [Đạo đức tốt - Chuyên môn tốt - Cống hiến tốt] trong đội ngũ giáo viên trẻ để nhân rộng điển hình.

Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú là các danh hiệu cao quý nhất nhằm tôn vinh những người đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Đây là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá…

Ngoài các tiêu chí chung nói trên, theo quy định các giáo viên là Nhà giáo ưu tú phải đạt các tiêu chí khác như có 7 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 7 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 7 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng; 1 lần được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua" cấp tỉnh, bộ hoặc danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 1 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.

Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 5 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 5 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 5 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.

Về chuyên môn, nhà giáo được phong tặng nhà giáo ưu tú phải là người giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao; có nhiều đóng góp trong việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo… Chủ trì các sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục...

Ngoài ra, các nhà giáo phải thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Trước đó, tháng 8/2023, Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với 1.225 ứng viên.

Theo danh sách được công bố, tổng số ứng viên được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 2023 là 24 người, trong đó khối bộ, ngành có 19 người; khối các địa phương có 5 người.

Tổng số ứng viên được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2023 là 1.201 người, trong đó, khối bộ, ngành và khối trực thuộc bộ và ĐH Quốc gia là 144 người; khối các địa phương có 1.057 người.

Bộ GD-ĐT thăm dò dư luận xét Nhà giáo Nhân dân cho 24 người

Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú cấp Nhà nước [Bộ GD-ĐT] đang tiến hành thăm dò dư luận đối với 1.225 ứng viên đề nghị xét tặng.

Bộ GD-ĐT thăm dò dư luận xét Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cho 1.471 người

Bộ GD-ĐT vừa thông báo về việc thăm dò dư luận đối với các ứng viên đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú năm 2023.

Chính phủ yêu cầu có tiêu chí việc làm, chính sách ưu đãi cho nhà giáo

Trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, Chính phủ yêu cầu thiết kế chính sách theo hướng có tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với vai trò, vị trí việc làm của nhà giáo, có chính sách ưu đãi, khen thưởng, tôn vinh phù hợp.

Bạn hãy cho biết danh hiệu cao quý nhất mà Nhà nước trao tặng cho các thầy cô giáo cống hiến cho sự nghiệp giáo dục là danh hiệu gì?

Một trong những danh hiệu trao tặng cho nhà giáo là danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Nhà giáo ưu tú là danh hiệu cao quý do Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Quốc gia xét và Chủ tịch nước Việt Nam ký quyết định trao tặng cho những nhà giáo được đánh giá là đã có cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục của Việt Nam.

Nhà giáo ưu tú bao nhiêu năm xét 1 lần?

Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Ai ký quyết định Nhà giáo ưu tú?

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa ký Quyết định số 1582/QĐ - CTN về việc phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” cho 1.031 nhà giáo trên toàn quốc. Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú là các danh hiệu cao quý nhất nhằm tôn vinh những người đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Quyền lợi của Nhà giáo ưu tú là gì?

Như vậy, nhà giáo ưu tú được hưởng các chế độ ưu đãi sau: - Tặng thưởng huy hiệu Nhà giáo ưu tú; - Tặng bằng khen Nhà giáo ưu tú; - Mức tiền thưởng kèm theo là 9,0 lần mức lương cơ sở tương đương 16.200.000 đồng.

Chủ Đề