Lợi ích và tác hại của thuốc trừ sâu

Những tác hại của thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường và con người

Thuốc bảo vệ thực vật là sản phẩm có tác dụng giúp bảo vệ mùa màng, tăng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay loại thuốc này đang bị quá lạm dụng và gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vậy, thuốc bảo vệ thực vật là gì, chúng có tác hại như thế nào?

  • 1. Thuốc bảo vệ thực vật là gì?
  • 2. Những tác hại của các loại thuốc bảo vệ thực vật

1. Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi chung thường để chỉ các sản phẩm hóa chất được sử dụng trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Loại thuốc này có tác dụng giúp ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng có thể gây hại đến cây trồng, lâm sản. Dựa trên các đối tượng gây hại mà ta có thể chia thuốc bảo vệ thực vật thành một số loại như: 

  • Thuốc diệt trừ các loại cỏ dại 
  • Thuốc trừ sâu, nhện, rệp, côn trùng gây hại 
  • Thuốc trừ nấm, vi sinh vật, vi khuẩn có hại 
  • Thuốc điều hòa, kích thích sinh trưởng, phát triển ở cây trồng

2. Những tác hại của các loại thuốc bảo vệ thực vật

Mặc dù là những phẩm có những lợi ích nhanh chóng và tốt nhưng chúng cũng mang lại khá nhiều tác hại đến cho môi trường cũng như con người.

2.1 Đối với môi trường

Làm mất đi sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên

Trong môi trường tự nhiên có sự tồn tại của các loài gây hại thì cũng có những loại có lợi để cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì có nghĩa đã tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên gây mất cân bằng và mất đi sự ổn định.

Bởi thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng tiêu diệt các loài gây hại. Đồng thời, chúng cũng sẽ giết chết rất nhiều các loài có lợi như: côn trùng bắt mồi, ong kí sinh,… loài nhạy cảm với thuốc hơn loài gây hại. 

Gây ô nhiễm vùng đất

Thuốc bảo vệ thực vật sau khi được sử dụng sẽ bị bay hơi; quang hóa hoặc cây trồng hấp thu và phân giải, chuyển hóa. Tuy vậy, dù có bằng bất kể cách nào đi nữa thì cuối cùng thuốc vẫn bị ngấm vào đất. 

Nếu sử dụng loại thuốc có độc tính độc cao sẽ giết chết các sinh vật có lợi trong đất. Cho dù có thời gian phân hủy dài thì cũng không đủ thời gian để thuốc bảo vệ thực vật trong đất phân hủy hết. Đặc biệt nếu dùng trong suốt một khoảng thời gian dài liên tục, chắc chắn các chất độc đó sẽ bị tích lũy lại dần trong đất.

Làm ô nhiễm nguồn nước

Với những phần thuốc bảo vệ thực vật chưa kịp thấm vào đất thì sẽ chảy trên đồng ruộng rồi tràn ra kênh rạch hoặc thông qua đất ngấm vào mạch nước ngầm. Bên cạnh đó chính những bao bì hay lọ thuốc đã được sử dụng bị người dân vứt bỏ xuống ao hồ hay lúc xục rửa dụng cụ phun tưới đổ trực tiếp ra nguồn nước gần đó. Điều này gây ô nhiễm nước một cách nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các loài động vật và sinh vật sống dưới nước.

Hình thành nên các dịch bệnh hại

Theo thống kê về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho thấy, các dịch hại được phát hiện không phải từ những nơi khác di chuyển về, mà là do dịch hại thứ yếu xuất hiện ngay tại địa phương. Điều này được lý giải do môi trường bị tác động thay đổi và tạo điều kiện thuận lợi để dần phát triển hơn mà thành dịch hại.

Bởi sau một thời gian dùng thuốc bảo vệ thực vật thì những loài có hại chính sẽ dần suy yếu đi. Nhưng theo đó các loài vật phá hủy ở mức nhẹ trước đó lại có xu hướng phát triển mạnh. Từ đó, hình thành nên các dịch bệnh mới nguy hiểm, gây thiệt hại nặng cho người nông dân.

Gây thiệt hại nặng nề về kinh tế

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm cho chi phí sản phẩm cao hơn so với các vườn không sử dụng thuốc. Song lại nhiều trường hợp mặc dù đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng lại không có hiệu quả cao do trong sản phẩm chứa dư lượng nên không được thị trường chào đón từ đó hiệu quả kinh tế thấp.

Ngoài ra, việc xuất hiện các dịch hại mới làm cho người dân bị mãi phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật. Hay phát sinh thêm nhiều chi phí để khắc phục ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước.

2.2 Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

Nhiều người thường chủ quan khi canh tác, phun xịt thuốc không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ hay vệ sinh tốt sau khi phun xịt thuốc. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người nông dân, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn đọng trong nông sản và trong môi trường bao gồm: đất, nước, không khí sẽ tham gia vào chính chuỗi thức ăn hằng ngày của con người. Từ đó bắt đầu quá trình gây hại đến sức khỏe con người. 

Các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có thể tác động ngay lập tức hoặc tiềm ẩn tích lũy theo thời gian trong cơ thể con người. Đặc biệt chúng có thể gây ra một số tình trạng nghiêm trọng như vô sinh, quái thai, dị tật bẩm sinh hay ung thư,…

Hiện nay các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã và đang gây gây ra những tác hại cực kỳ nghiêm trọng. Do đó các nhà vườn nên chuyển đổi dần phương thức canh tác, thay thế các hóa chất bảo vệ thực vật bằng các chế phẩm sinh học an toàn, thiên thiện với môi trường và con người. Áp dụng phương thức canh tác thuận tự nhiên để có thể đảm bảo sức khỏe cho chính mình, những người xung quanh và môi trường tự nhiên.

Đọc tiếp:

Quản lý dịch hại bằng phương pháp tự nhiên trong nông nghiệp

Xem thêm về: Canh tác nông nghiệp

Danh mục: Kỹ thuật canh tác

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

  • Lợi ích và tác hại của thuốc trừ sâu

    MIG 29 Chitosan – Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh

    180,000  Thêm vào giỏ hàng
  • Lợi ích và tác hại của thuốc trừ sâu

    WAO BOOM – Chăm sóc đất, bảo vệ rễ, diệt trừ nấm hại trong đất

    895,000 Thêm vào giỏ hàng
  • Lợi ích và tác hại của thuốc trừ sâu

    Vaccin – Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh

    215,000  Thêm vào giỏ hàng
  • Lợi ích và tác hại của thuốc trừ sâu

    Kéo cắt cành nhập khẩu Đức Original LOWE 15.107

    850,000 Thêm vào giỏ hàng
  • Lợi ích và tác hại của thuốc trừ sâu

    Phân bón lá amino A4 500ml – Tăng ra hoa đậu quả

    540,000  Thêm vào giỏ hàng