Lỗi bao hiem xa hoi cau truc tap khong hop năm 2024

Có vài vụ án về trục lợi quỹ ốm đau, thai sản đã được phát hiện như: Tại thành phố Hồ Chí Minh, một số cá nhân phối hợp tổ chức chiếm đoạt tiền trợ cấp thai sản và BHXH một lần với số tiền rất hơn 1,3 tỷ đồng. Ở Hải Dương một nhân viên nhân sự đã cấu kết lập khống 36 hồ sơ, làm giả 44 hồ sơ thanh, quyết toán chế độ thai sản tại cơ quan BHXH để chiếm đoạt số tiền 867 triệu đồng; tại Bắc Giang đã phát hiện trên 200 giấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH giả, ước tính số tiền từ chối thanh toán trên 250 triệu đồng.

Nhiều địa phương khác, vẫn có tình trạng cấu kết, chiếm đoạt tiền trợ cấp thai sản. Tại tỉnh Bến Tre, bằng hành vi lập hồ sơ khống đối với 13 công nhân đang làm việc tại đơn vị, một nhân viên đã thanh toán khống chế độ thai sản 255 triệu đồng. Ở Đồng Tháp, có đơn vị đề nghị thanh toán chế độ thai sản cho người lao động theo mức lương đã đăng ký tham gia BHXH là 18 triệu đồng/tháng, trong khi đăng ký mức lương với cơ quan thuế là 2,5 triệu đồng/tháng.

Thậm chí có đơn vị ở Cần Thơ lập thủ tục tuyển lao động là phụ nữ mang thai, thực hiện đăng ký đóng BHXH nhưng thực tế không làm việc tại đơn vị để trục lợi BHXH thông qua việc giải quyết hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã phát hiện tình trạng đối tượng làm giả các chứng từ như: giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy khai sinh, giấy ra viện, giấy chứng minh nhân dân... nộp cơ quan BHXH để thanh toán các chế độ BHXH. BHXH tỉnh đã chuyển 116 hồ sơ, giấy tờ làm giả để hưởng chế độ ốm đau, thai sản với số tiền 394 triệu đồng cho cơ quan công an để xác minh, làm rõ.

Đi tìm nguyên nhân

Để xảy ra tình trạng trên, thứ nhất phải kể đến nguyên nhân từ chính sách, cụ thể theo quy định tại điều 157 Bộ Luật lao động quy định thời gian nghỉ hưởng thai sản là 6 tháng, cao hơn trước là 2 tháng nhưng mức đóng và thời gian đóng BHXH chưa được điều chỉnh (chênh lệch mức đóng và mức hưởng đến 68%), đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến trục lợi quỹ ốm đau, thai sản như gửi đóng BHXH để hưởng chế độ, đóng BHXH cao bất thường nhằm hưởng mức cao.

Luật BHXH tăng thêm nhiều quyền lợi với chế độ thai sản như lao động tham gia BHXH được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con nhưng trong Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12-5-2016 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế (sau đây gọi là Thông tư số 14/2016/TT-BYT) quy định giấy chứng sinh không ghi tên cha mẹ nên khó xác định việc tham gia BHXH của người vợ hoặc Thông tư số 14/2016/TT-BYT chưa quy định cụ thể cho thời gian điều trị bệnh ngoại trú tối đa là bao nhiêu ngày mà chỉ quy định căn cứ theo từng bệnh để cho nghỉ, do vậy dẫn đến một số cơ sở khám chữa bệnh đã cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh nghỉ nhiều ngày, nhất là các trường hợp điều trị bệnh do mắc bệnh dài ngày (có trường hợp cấp 1 Giấy chứng nhận việc hưởng BHXH 180 ngày).

Quy định về khai báo tình trạng việc làm hàng tháng đối với người đang hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) còn phụ thuộc vào sự trung thực của người khai báo, chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát thông tin khai báo của người lao động; có trường hợp tìm được việc làm mới nhưng vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp, song mức xử phạt đối với hành vi này còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Thứ hai, phải kể đến là nguyên nhân trong tổ chức thực hiện, việc triển khai cải cách thủ tục hành chính đã cắt giảm nhiều thủ tục tạo thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động nhưng gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc kiểm soát, ngăn ngừa vi phạm gây thất thoát quỹ.

Cơ sở dữ liệu và các phần mềm nghiệp vụ của Ngành: Thu, cấp sổ, thẻ BHYT, giải quyết chi trả chế độ ngắn hạn phân tán, chưa tập trung liên thông nên khó kiểm tra, rà soát, đối chiếu khi giải quyết các chế độ ngắn hạn; Chưa liên thông cơ sở dữ liệu giữa cơ quan BHXH với trung tâm Dịch vụ việc làm, vì vậy gây khó khăn trong phát hiện tình trạng khai báo việc làm không trung thực của người lao động; Các cơ sở y tế, Hội đồng giám định Y khoa chưa cập nhật dữ liệu khám chữa bệnh, dữ liệu cấp các hồ sơ, giấy tờ, biên bản giám định y khoa vào cơ sở dữ liệu quốc gia để liên thông với dữ liệu của cơ quan BHXH; Việc cấp, sao giấy khai sinh do UBND phường, xã cấp và xác nhận chưa chặt chẽ, dẫn đến đối tượng làm giả, cấp khống giấy khai sinh để thanh toán thai sản. Việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH còn quá dễ dàng dẫn đến tình trạng mua bán loại giấy này đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các tỉnh, thành phố và chưa có giải pháp quản lý hiệu quả.

Công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý vi phạm còn hạn chế. Đặc biệt việc rà soát, đối chiếu, kiểm tra trước khi giải quyết và công tác hậu kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu quản lý; ý thức tuân thủ pháp luật về BHXH của người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan có liên quan chưa cao.

Giải pháp

Để hạn chế tình trạng trục lợi quỹ BHXH, quỹ BHTN, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, BHTN, trong đó sửa đổi bổ sung Thông tư số 14/TT-BYT theo hướng: Quy định trách nhiệm của sở y tế danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; quy định trách nhiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hội đồng giám định y khoa trong việc lập và gửi theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử chứng từ điện tử gồm Giấy ra viện, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy chứng sinh, Giấy báo tử, biên bản giám định y khoa để thực hiện chia sẻ, kết nối dữ liệu liên quan đến việc giải quyết hưởng BHXH hàng ngày vào cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh quốc gia, cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các chứng từ này.

Tăng mức xử phạt đối với hành vi khai báo không trung thực về tình trạng có việc làm để trục lợi quỹ BHTN nhằm đảm bảo tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm.

Các bộ, ngành liên quan sớm có giải pháp để thực hiện và kết nối cơ sở dữ liệu về cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy khai sinh... với hệ thống thông tin của BHXH Việt Nam để làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện giao dịch điện tử trong giải quyết chi trả chế độ BHXH, BHTN; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có giải pháp để thực hiện liên thông cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết, chi trả BHTN cho người lao động; Bộ Tư pháp chỉ đạo Sở Tư pháp quản lý chặt chẽ việc cấp lại giấy khai sinh, các giấy tờ về hộ tịch khác, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm; Bộ Y tế tăng cường công tác quản lý khám chữa bệnh, khám giám định y khoa một cách chặt chẽ hơn, có quy trình khám phù hợp để cơ quan BHXH giải quyết các chế độ cho người lao động; Bộ Công an tăng cường chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống tình trạng gian lận, trục lợi quỹ BHXH, BHTN.

Bên cạnh đó, xây dựng chuẩn hóa các quy định, quy trình nghiệp vụ thống nhất, đồng bộ kết hợp ứng dụng CNTT vào quản lý BHXH để đảm bảo chặt chẽ, hạn chế tối đa tình trạng trục lợi quỹ BHXH, BHTN, cụ thể cần rà soát, sửa đổi, bổ sung quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH sửa đổi, bổ sung quy trình, thủ tục chi trả chế độ BHTN; Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, liên thông, xây dựng hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ thu, cấp sổ, thẻ BHYT, giải quyết và chi trả các chế độ của ngành BHXH (ưu tiên chế độ ngắn hạn); phối hợp chặt chẽ với Cục việc làm thuộc Bộ LĐ-TB&XH xây dựng phần mềm liên thông toàn quốc về BHTN, kết nối liên thông hai ngành.

BHXH Việt Nam cần tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất tại BHXH tỉnh, các đơn vị tuyển dụng lao động; tăng cường công tác phối hợp với các Bộ, Ngành như: Bộ Công an; Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam... nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi trục lợi quỹ ốm đau, thai sản, quỹ BHTN; thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tổ chức thực hiện các chế độ BHXH, BHTN tại địa phương để hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời.

Đối với BHXH các tỉnh, thành phố cần chủ động tham mưu với UBND tỉnh, thành phố tiếp tục tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN; Đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn không được cấp khống các hồ sơ, giấy tờ để hưởng BHXH; chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống, lạm dụng quỹ BHXH, BHTN; Tổ chức ký quy chế phối hợp với cơ quan công an, thanh tra tỉnh trong việc thanh tra, kiểm tra, phá hiện, kết luận, xử lý các trường hợp vi phạm; tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm tra; nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong quá trình duyệt chứng từ.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách BHXH, BHTN nhằm nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động trong việc tuân thủ pháp luật về BHXH, BHTN bằng cách đổi mới nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể như: Tăng cường tọa đàm, đối thoại chính sách với người lao động, người sử dụng lao động, làm phóng sự trên đài truyền hình về các vụ án trục lợi quỹ đã được phát hiện, có chương trình tọa đàm với cơ quan công an về đấu tranh phòng chống lạm dụng quỹ... Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn; nâng cao đạo đức công vụ, chất lượng phục vụ công chức, viên chức ngành BHXH để đáp ứng nhu cầu ngày cao của nhiệm vụ. Kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHTN như: cản trở, gây khó khăn nhũng nhiễu tổ chức, cá nhân khi giao dịch với cơ quan BHXH, trục lợi BHXH, BHTN; che dấu hành vi trục lợi của doanh nghiệp, người lao động, người dân; bắt tay, cấu kết với tổ chức cá nhân để trục lợi... Biểu dương, kịp thời các tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc tố cáo các hành vi lạm dụng quỹ khi nội dung tố cáo được các cơ quan có thẩm quyền kết luận xác thực. Lựa chọn, giới thiệu các tập thể, cá nhân có giải pháp, sáng kiến hay trong công tác để các đơn vị cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.