Liên hoa công chúa là ai

Lộc Hoa Công Chúa hay còn gọi là Bà Chúa Lộc là một nhân vật lịch sử có thật, đã góp công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nếu có dịp qua khu ngã ba Đồng Lộc sẽ thấy một ngôi đền nằm nép mình dưới chân đồi vô cùng linh thiêng, đó là đền Truông Bát thờ Lộc Hoa Công Chúa. Sự anh linh đức độ khuông phù cho xã tắc giang sơn, Lộc Hoa Công Chúa đã được nhân dân tôn kính phối thờ trong hệ thống thần linh tứ phủ.

Liên hoa công chúa là ai

Lộc Hoa Công Chúa hay còn được gọi là Bà Chúa Lộc là nhân vât lịch sử có thật được biết tới là bà Phạm Thị Thoả – thân mẫu Quan Hoàng Mười, bà là người góp công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – Thanh Hóa. Bà quê ở huyện Đỗ Gia nay thuộc phần đất của huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh có chồng tên là Nguyễn Duy Lạc quê ở thôn Xuân Am Mỏ Hạc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Bà sinh hạ được một người con trai đặt tên là Nguyễn Duy Khôi (người được Vua ban quốc tính là Lê Khôi tức Ông Hoàng Mười).

 >>> Xem thêm:Quan Hoàng Mười vị thánh hoàng linh thiêng nhất đất Nghệ An

Bà Phạm Thị Thoả (Bà Chúa Lộc) sống vào thế kỉ XV, một giai đoạn lịch sử biến động của dân tộc Việt Nam: năm 1400 – Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Nhà Minh liền muợn cớ “Phù Trần diệt Hồ” kéo quân sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ nhanh chóng sụp đổ, nhà Minh đặt nền đô hộ lên đất nước ta. Ở Lam Sơn – Thanh Hóa, Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa.

Trước tình hình đó, bà Phạm Thị Thỏa đến vùng đất nay thuộc xã Ngọc Sơn chiêu mộ binh lính, khai khẩn đất hoang, tích lũy lương thực, rèn luyện binh khí chờ đợi thời cơ khởi nghĩa đánh quân Minh. Đến những năm 1425 – 1426 nghe theo kế của Nguyễn Chích, Lê Lợi tiến quân về hướng Nam lấy Nghệ Tĩnh nơi đất rộng người đông làm chỗ “lập cước chi địa” tạo đà tiến đánh thành Đông Quan giải phóng đất nước.

Ở Nghệ Tĩnh, nghĩa quân Lam Sơn cùng con trai của bà Phạm Thị Thỏa là Lê Khôi được nhân dân đùm bọc, che chở, đóng góp sức người sức của cho nghĩa quân trong đó có cả bà Phạm Thị Thỏa. Bà cầm quân tiến đánh giặc Minh ở miền Cửa Sót (nay thuộc xã Thạch Kim – Thạch Hà – Hà Tĩnh). Trong lúc mải mê đánh giặc, bà hay hung tin con trai (Nguyễn Duy Khôi tức ông Hoàng Mười) tử trận do bị tướng giặc Minh Thái Phúc chém đứt đầu. Bà Phạm Thị Thỏa bối rối và đau xót vì người con trai duy nhất của mình đã tử trận (tại Lạch Quèn, nay thuộc huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An), tuy vậy bà vẫn không rời quân ngũ.

Thế giặc mạnh, bà Phạm Thị Thỏa cùng viên tướng của nhà Lê tên là Sử Hy Nhan chống cự không nổi đã lui quân về chiến hào tại vùng đất thuộc xã Ngọc Sơn, nơi có một cây cổ thụ rất lớn. Bà cùng nghĩa quân ẩn náu nơi đó để chờ viên tướng trẻ trong lúc thua trận thất lạc. Nhưng chờ mãi bà cũng không thấy Sử Hy Nhan đến nơi đã hẹn. Bỗng một hôm mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm có một ông Hổ lớn ba chân xuất hiện cõng bà chạy thẳng lên hướng núi Đồng Bụt (nay thuộc Truông Bát, Khe Giao) có hai hòn đá lớn ông Hổ đặt bà xuống đấy mà không ăn thịt bà. Ngược lại ông Hổ còn bắt người và thú rừng mang về cho bà ăn thịt, nhưng bà Phạm Thị Thỏa chỉ hái hoa quả ăn qua ngày. Bà trút hơi thở cuối cùng ở Rú Đọi.

Đến khi Thái tử Nguyên Long con trai của Vương phi thứ ba của Lê Lợi (bà Phạm Thị Ngọc Trần) lên ngôi vua, niên hiệu Lê Thái Tông. Thương xót bà Phạm Thị Thỏa, vua đã cùng đoàn tùy tùng và quân lính tìm đến vùng đất nơi bà tập hợp nghĩa quân có cây cổ thụ lớn (gọi là Miếu Đọi ngày nay). Chờ đợi bà Phạm Thị Thỏa mãi không thấy, nhà Vua tiến vào rừng sâu dưới chân núi Đọi, nơi có hai phiến đá, thì tìm thấy thi thể của bà đã được mối làm mộ. Vua thấy vậy rất thương xót cho một người phụ nữ – một nữ tướng văn võ song toàn đã phò Lê giúp nước. Vua Lê Thái Tông đã lập miếu thờ bà và phong cho bà là Vương Nương Thánh Mẫu Lộc Hoa Công Chúa Thượng đẳng tối linh.

Lại có thơ kể rằng, sau này, khi vua Minh Mạng kinh lý qua đây bằng voi ngựa, quân thần khi đi đến Khe Giao đột nhiên trời tối sầm, mây đen vần vũ, voi ngựa không chịu đi thêm nữa. Vua nhìn lên phía trước mặt, cây cối um tùm rủ xuống ngôi miếu rêu phong, linh khí bay lên từ đấy. Nhà Vua và quân thần cảm thấy trong người ớn lạnh, vội buộc voi ngựa, vào miếu dâng hương tiến lễ vái lạy. Một lúc sau, mây tan, gió lặng, núi rừng trở lại phong quang, nhà Vua và quân thần mới đi lại được. Thấy sự kỳ lạ của ngôi miếu nơi “thâm sơn cùng cốc” về đến triều vua phong cho thần miếu là Vương Nương Thánh Mẫu – Cao Sơn Thần Nữ – Chế Thắng Mã Vàng Lê Mại Đại Vương – Thượng Thượng Thượng Đẳng tối linh thần. Rồi lại lập đền thờ nguy nga ngay trên nền Miếu thiêng và chỉ dụ các thần dân đến tế lễ dâng hương, thờ phụng. Ngôi miếu đó hiện nay chính là đền Truông Bát linh thiêng cho đến ngày nay.

>>> Xem thêm: Sự tích Bà Chúa Vực và đền chúa linh thiêng nhất Phố Hiến

Đền thờ Lộc Hoa Công Chúa

Đền Truông Bát thờ Bà Chúa Lộc tức Lộc Hoa Công Chúa, sau khi được vua Minh Mạng truyền chỉ đã được xây rộng rãi, nguy nga hơn tuy nhiên cho đến những năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngôi đền thờ Vương Nương Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Lộc Hoa Công Chúa bị huỷ hoại và bỏ hoang.

Liên hoa công chúa là ai

Mãi đến năm 2006, từ một cơ duyên đặc biệt đã đưa thầy Ngô Thanh Cẩn một nghệ nhân chầu văn hầu đồng được UNESCO công nhận quê gốc ở Lộc Hà, Hà Tĩnh, nay là đang là thủ nhang của đền đã công đức và vận động quyên góp để xây dựng tôn tạo lại. Đến tháng 2-2008, có hai đơn vị là công ty Cổ phần đầu tư Thành Công (Nghệ An), Công ty TNHH Xuân Hà (Hà Tĩnh) và đạo hữu đã công đức toàn bộ nguyên vật liệu, công sức để xây dựng lại ngôi đền khang trang như hiện nay.

Liên hoa công chúa là ai

Từ chỗ chỉ là một vùng rêu phong hoang lạnh, qua quá trình tôn tạo, đến nay Đền trở nên uy nghi hơn. Giữa thung lũng của 8 ngọn núi trùng trùng điệp điệp là Thượng điện, trung điện, hạ điện nguy nga đồ sộ với những tượng vàng, bàn vàng tôn nghiêm, lộng lẫy. Đường vào đã được đổ bê tông rộng rãi. Đền Bà Chúa Lộc – Truông Bát là kết tinh của vẻ đẹp tâm linh và nét đẹp của cảnh quan hùng vĩ.

Liên hoa công chúa là ai

Trong Đền cũng thờ Mẫu Đệ nhất (Thánh Mẫu Liễu Hạnh), Mẫu Đệ tam (Thoải phủ) nên gọi là Đền thờ Tam phủ và 7 vị khác. Đây là nơi hội tụ của du khách thập phương không chỉ vì tín ngưỡng tâm linh mà còn để chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình

Khánh tiệc Lộc Hoa Công Chúa

Cứ hàng năm, đền Truông Bát tổ chức mở tiệc vào ngày húy kỵ của Lộc Hoa Công Chúa là mùng 7 tháng 4 âm lịch.

Liên hoa công chúa là ai

Để di chuyển đến đền Truông Bát trong dịp này, các con nhang đệ tử có thể di chuyển bằng cách sau.

  • Vị trí: Đền Trông Bát nằm ở thôn 1 Khe Giao, xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Muốn đến dâng lễ nơi cửa Chúa Bà thì từ thành phố Hà Nội bạn có thể đi bằng xe khách hay xe dịch vụ hoặc di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Tuy nhiên vì quãng đường di chuyển quá xa, lên tới gần 400km mất thời gian khoảng 7 tiếng nên tốt nhất sử dụng xe dịch vụ hoặc xe khách sẽ tốt hơn cả. Thông thường xuất phát từ bến xe Nước Ngầm và bắt xe đi thành phố Hà Tĩnh. Để tiện cho việc cúng lễ tại đền, chúng ta nên đón xe đi từ tối để đến sáng sớm hôm sau đặt chân đến đền là vừa (có thể đón xe chạy lúc 20h00 tối hoặc muộn hơn, thì khi đến đền sẽ là khoảng 3h30 – 4h sáng, lưu ý phải xuống bến xe Hà Tĩnh và bắt xe khoảng 14km thì mới đến được đền Truông Bát).

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Đậu Húc tự Hiểu Huy người huyện Giao Châu (tỉnh Sơn Đông), ngủ trưa mơ thấy một người mặc áo vải tới đứng cạnh giường nhìn ngó quanh quẩn như muốn nói điều gì, sinh hỏi thì đáp tướng công mời ông tới chơi. Sinh hỏi tướng công là ai, người ấy nói “Nhà cũng ở cạnh đây”. Sinh theo người ấy ra đi, vòng qua tường nhà mình thì tới một nơi lầu gác trùng trùng nối nhau muôn lớp, quanh co qua lại thấy có muôn nhà ngàn cổng khác xa nhân thế. Lại thấy cung tần nữ quan đi lại nườm nượp, đều hỏi người áo vải “Đậu lang tới đó à?”, người áo vải gật đầu. Chợt một vị quý quan ra đón, chào hỏi rất cung kính, vào tới sảnh đường, sinh hỏi “Trước nay chưa từng quen biết nên không tới bái kiến, nay được quá yêu đón rước khiến ta rất e ngại”. Vị quý quan đáp “Đức vua của ta thấy tiên sinh dòng dõi thanh bạch vẫn hằng hâm mộ rất muốn gặp mặt”. Sinh càng sợ hãi, hỏi đại vương là ai, vị quý quan đáp lát nữa sẽ biết.

Không bao lâu có hai nữ quan tới, cầm hai lá cờ dẫn sinh đi, vào mấy lần cửa thì thấy một bậc vương giả ngồi trên điện. Vương thấy sinh thì bước xuống thềm đón theo lễ chủ khách. Làm lễ tương kiến xong thì vào tiệc, món ngon vật lạ bày lên la liệt. Ngẩng nhìn thấy trên điện có tấm biển đề hai chữ Quế Phủ, sinh bối rối không biết nói gì. Vương nói “Là láng giềng gần gũi, tình ắt phải khắng khít, ông cứ tự nhiên đừng ngại”, sinh dạ dạ. Rượu được vài tuần, dưới thềm sênh ca trỗi lên nhưng không có chiêng trống, âm thanh rất nhỏ. Một lát vương chợt nhìn tả hữu nói “Trẫm có một câu phiền các khanh đối: Tài nhân đăng quế phủ (Tài nhân lên phủ quế)”. Cả tiệc còn đang nghĩ, sinh đối ngay “Quân tử ái liên hoa (Quân tử thích hoa sen)” Vương nói “Liên Hoa là tiểu tự của công chúa, sao lại trùng hợp như thế, há không phải là túc duyên sao. Hãy truyền gọi công chúa ra chào quân tử”. Giây lát tiếng vòng ngọc khua vang, hương thơm sực nức, công chúa ra tới, tuổi khoảng mười sáu mười bảy, dung mạo tuyệt thế. Vương sai nàng lên lạy chào sinh, nói “Đây là tiểu nữ Liên Hoa”, công chúa chào xong trở vào.

Sinh thấy nàng tâm thần rúng động, ngồi thừ ra tơ tưởng, vương nâng chén mời cũng như không thấy. Vương như hơi biết ý, nói “Con gái ta cũng có thể sánh đôi với ông nhưng tự thẹn không cùng loài thì làm thế nào?”. Sinh vẫn còn ngơ ngẩn cũng không nghe thấy, người bên cạnh đạp nhẹ vào chân nói “Vương mời mà ông chưa thấy vương nói mà ông chưa nghe sao?”. Sinh thẫn thờ đứng lên bước ra nói “Thần đội ơn lớn, không ngờ quá say thất thố, xin được tha thứ, nhưng trời đã xế, đại vương lại bận việc, thần xin cáo từ”. Vương đứng dậy nói “Được gặp mặt bậc quân tử, ta rất thỏa lòng, sao lại vội cáo từ như thế? Nhưng khanh đã không muốn ở ta cũng không dám ép, nếu nghĩ tới nhau ngày khác quả nhân sẽ lại mời”, rồi sai nội quan đưa sinh ra. Trên đường nội quan nói “Vừa rồi vương nói công chúa có thể sánh đôi với ông, như là có ý muốn chọn làm Phò mã, sao ông im lặng không nói gì?” Sinh giẫm chân hối hận, mỗi bước mỗi thở dài than tiếc, kế về tới nhà thì chợt tỉnh dậy, thấy mặt trời đã lặn, ngồi ngây ra nhớ lại giấc mộng rất rõ ràng.

Tối đến ra nhà học tắt đèn ngủ sớm, có ý đợi giấc mộng cũ nhưng không thấy gì, đành thở than hối tiếc mà thôi. Một đêm sinh ngủ chung với một người bạn chợt thấy viên nội quan hôm trước tới nói đại vương sai mời, sinh mừng rỡ đi theo, vào gặp vương lạy phục xuống bái yết. Vương đỡ dậy mời ngồi bên cạnh, nói “Từ khi chia tay đến nay biết khanh nhọc lòng tơ tưởng, muốn cho tiểu nữ hầu hạ áo khăn, nghĩ chắc khanh không chê bỏ”, sinh lập tức lạy tạ. Vương liền sai các quan học sĩ đại thần ngồi tiếp rượu, xong tiệc cung nhân bước lên nói “Công chúa đã trang điểm xong”, liền thấy mấy mươi cung nữ đỡ công chúa ra, che mặt bằng khăn gấm đỏ, nhẹ nhàng yểu điệu bước lên nệm lông chiên làm lễ giao bái với sinh. Kế đưa hai vợ chồng về phòng riêng, lúc động phòng nàng rất nhu thuận. Sinh nói “Có nàng trước mắt thật vui mừng quên chết, nhưng e cuộc gặp gỡ hôm nay chỉ là giấc mộng thôi”. Công chúa bịt miệng sinh nói “Rõ ràng là thiếp với chàng đang ở đây, sao lại là mộng!”.

Sáng ra sinh đùa trang điểm cho công chúa, kế lấy dây lưng đo quanh hông nàng, lại gang tay đo chân. Công chúa cười hỏi “Chàng điên à?”, sinh đáp “Ta nhiều lần bị giấc mộng đánh lừa nên phải nhớ kỹ để nếu là giấc mộng cũng đủ mà nhớ nhau”. Đang đùa giỡn thì một cung nữ chạy mau vào nói “Yêu quái vào cửa cung, đại vương đã lánh ra biệt điện, tai vạ tới rồi” Sinh cả kinh vội tới gặp vương, vương cầm tay sinh khóc nói “Được quân tử không bỏ, đang muốn sum họp lâu dài, nào ngờ trời giáng tai nghiệt, vận nước sắp đổ, biết tính sao đây?”. Sinh sửng sốt hỏi sao nói thế, vương lấy một bản tâu trên án trao cho, sinh mở ra đọc thấy viết rằng “Hàm Hương điện Đại học sĩ thần Hắc Dục xin tâu về việc yêu quái tai dị phi thường phải sớm dời đô để giữ vận nước. Theo lời báo của Hoàng môn quan thì ngày mùng sáu tháng năm có một con mãng xà dài ngàn trượng tới chiếm giữ ngoài cung, nuốt sống thần dân trong ngoài tất cả hơn một vạn ba ngàn tám trăm mạng, đi qua nơi nào thì lâu đài đều thành gò bãi vân vân. Thần lấy can đảm ra xem quả thấy rõ rắn tinh đầu tựa núi non, mắt như sông biển, ngẩng đầu thì nuốt hết cung điện, duỗi thân thì sụp cả lâu đài. Thật là hung dữ ngàn đời chưa thấy, tai vạ muôn kiếp không từng. Xã tắc tôn miếu nguy trong sớm tối, xin Hoàng thượng sớm đưa cung quyến dời tới nơi yên ổn”.

Sinh đọc xong tái cả mặt, liền có cung nhân chạy vào cấp báo yêu quái tới, cả điện khóc lóc kêu gào vô cùng thê thảm. Vương cuống quýt không biết làm sao, chỉ khóc ngoảnh lại nói “Phiền tiên sinh lo cho tiểu nữ!”. Sinh nghẹn ngào về phòng thì công chúa đang cùng tả hữu ôm đầu kêu khóc, thấy sinh vào liền nắm áo nói “Lang quân tính sao cho thiếp đây”. Sinh đau xót muốn chết, cầm tay công chúa nói “Tiểu sinh nghèo hèn thẹn không có nhà vàng, chỉ có ba gian nhà tranh, cứ cùng về đó tạm lánh được không?”. Công chúa rơi lệ nói “Việc gấp rồi còn lựa chọn gì nữa, xin dẫn thiếp đi mau!”. Sinh bèn đỡ nàng ra đi, không bao lâu về tới nhà. Công chúa nói “Nhà này rộng lớn yên ổn còn hơn nước cũ. Nhưng thiếp theo chàng tới đây còn cha mẹ thì nương tựa vào đâu, xin xây cho một gian nhà riêng để cả nước theo về ở”. Sinh lấy làm khó khăn, công chúa gào khóc nói “Không cứu giúp được lúc nguy cấp, thì chàng làm được gì?” Sinh an ủi qua loa rồi vào phòng trong, công chủa nằm phục xuống giường kêu khóc thảm thiết không sao khuyên giải, sinh nóng lòng mà không có cách nào, chợt giật mình tỉnh dậy mới biết là giấc mộng.

Nhưng bên tai vẫn còn tiếng than khóc nức nở chưa dứt, nghe kỹ thì không phải là tiếng người mà là hai ba con ong bay lượn vo ve trên gối, bèn kêu to là chuyện lạ. Người bạn hỏi han, sinh kể lại giấc mộng, bạn cũng kinh ngạc lạ lùng cùng trở dậy nhìn mấy con ong thấy cứ bay đậu trên áo sinh, đuổi cũng không đi. Bạn khuyên làm tổ cho chúng ở, sinh theo lời mướn thợ về làm. Vừa dựng xong hai vách tổ đã thấy đàn ong từ ngoài tường liên tiếp bay vào, nóc tổ chưa lợp thì đã đậu đen đặc trong đó. Tìm xem chúng từ đâu bay tới thì là ở cái vườn cũ của ông già hàng xóm, trong vườn có một tổ ong đã hơn ba mươi năm, sinh đẻ rất nhiều. Có người kể việc của sinh cho ông già nghe, ông ra xem thấy tổ ong vắng ngắt. Giở vách tổ lên nhìn thấy có con rắn dài hơn một trượng liền bắt giết đi, mới biết con mãng xà ngàn trượng chính là nó. Từ ngày ong vào ở nhà sinh, sinh nở càng đông đúc hơn.

137. Cô Gái Áo Xanh

(Lục Y Nữ)

Vu sinh tên Cảnh tự Tiểu Tống là người huyện ích Đô (tỉnh Sơn Đông). Ra học ở chùa Lễ Tuyền, đêm đang đọc sách chợt một cô gái đứng ngoài cửa sổ khen “Vu tướng công chăm học thật?”. Vu ngạc nhiên đứng lên nhìn, thấy nàng khoác áo xanh mặc váy dài, xinh xắn không ai bằng. Vu biết không phải là người, hỏi kỹ quê quán thì nàng nói “Chàng nhìn thiếp thì biết không phải là kẻ ăn thịt người, hỏi kỹ làm gì?”. Vu thấy yêu mến, bèn cùng đi ngủ, cởi tới chiếc áo lót mình bằng lụa thấy eo lưng nàng nhỏ chưa đầy hai chét tay. Đêm gần tàn thì cô gái trở dậy ra đi, từ đó đêm nào cũng tới.

Một đêm cùng uống rượu, lúc trò chuyện thấy nàng rất sành âm luật, Vu nói “Giọng nàng êm ái, nếu hát một khúc ắt người nghe phải tiêu hồn”. Cô gái cười nói “Chẳng dám hát vì sợ chàng tiêu hồn đó thôi”. Vu cố nài nỉ, nàng nói “Thiếp chẳng tiếc gì, chỉ sợ người khác nghe thấy nếu chàng đã thích thì xin phô bày cái dở, nhưng xin hát nhỏ để tỏ ý thôi đấy!”. Rồi lấy hài nhè nhẹ đánh nhịp, dựa ghế hát rằng “Thụ thượng ô cựu minh, Trám nô trung dạ tán. Bất oán tú hài tư, Chỉ khủng lang vô bạn” (Trên cây quạ kêu ầm, Thiếp nửa đêm chạy tản. Chẳng oán hài ướt đầm, Chỉ e chàng không bạn). Tiếng hát nhỏ như sợi tơ, chỉ nghe được loáng thoáng, nhưng lắng nghe thì thấy uyển chuyển mượt mà làm rung động lòng Người. Cô gái hát xong, mở cửa nhìn ra, nói “Coi chừng bên ngoài có người”, rồi đi quanh nhà xem xét một vòng mới quay vào. Sinh hỏi “Sao nàng lo lắng quá thế?”, nàng cười đáp “Ngạn ngữ có câu Con ma sống trộm thường sợ người, là nói tới thiếp đấy!”.

Kế cùng đi ngủ, nàng buồn bã không vui, nói “Số phận nhỏ nhoi có lẽ chấm dứt ở đây chăng?”. Vu vội hỏi han, cô gái đáp “Thiếp thấy trong lòng lo lắng, trong lòng lo lắng thì lộc số của thiếp đã hết rồi”. Vu an ủi rằng “Trong lòng lo lắng hay mi mắt máy động là chuyện thường tình, sao nàng vội nói thế?”. Cô gái hơi yên lòng bèn cùng nhau ân ái. Đêm vừa tàn, cô gái khoác áo bước xuống giường, đang định mở cửa lại bồi hồi quay vào nói “Không biết có chuyện gì mà thiếp thấy sợ quá, xin tiễn thiếp ra cửa”, Vu liền trở dậy đưa nàng ra tới ngoài cửa. Cô gái nói “Chàng cứ đứng đây trông cho thiếp, thiếp vượt khỏi tường rồi hãy trở vào”, Vu đáp “Được”. Thấy cô gái đã rẽ qua hành lang không thấy bóng dáng đâu nữa, đang định quay vào thì nghe tiếng nàng kêu cứu rất gấp, Vu vội chạy tới nhưng nhìn quanh không thấy đâu. Nghe tiếng kêu vọng ra từ mái hiên, ngẩng đầu nhìn kỹ thì thấy một con nhện to bằng viên đạn đang bắt một con vật nhỏ, con vật đang rên rĩ đau đớn. Vu phá mạng nhện khều xương, gỡ bỏ tơ nhện quấn quanh thì là một con ong xanh thoi thóp sắp chết. Bèn mang về phòng, đặt lên đầu bàn cho nghỉ ngơi, hồi lâu con ong mới bò được, từ từ leo lên chiếc nghiên nhúng mình vào mực, kế ra nằm mọp xuống ghế, bò thành chữ “tạ”, giương cánh mấy lần rồi theo song cửa sổ bay đi từ đó không trở lại nữa.