Lịch sử các học thuyết chính trị và pháp luật

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ-----------------------------------TẬP BÀI GIẢNG[LƯU HÀNH NỘI BỘ]LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾTCHÍNH TRỊ PHÁP LÝ[DÀNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT]Tác giả: Nguyễn Thị Như NguyệtNĂM 20171MỤC LỤCCHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ......41.1. Khái niệm, đối tượng của môn học lịch sử các học thuyết chính trị.................................41.1.1. Khái niệm lịch sử các học thuyết chính trị.....................................................................41.1.2. Đối tượng lịch sử các học thuyết chính trị.....................................................................51.2. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của môn học lịch sử các học thuyết chính trị.......61.2.1. Phương pháp nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết chính trị.....................................61.2.2. Ý nghĩa của môn học lịch sử các học thuyết chính trị...................................................7CHƯƠNG 2. CÁC HỌC THUYẾT THỜI KỲ CỔ ĐẠI .......................................................82.1. Tư tưởng chính trị - Pháp lý ở các nước Phương Đông cổ đại.........................................82.1.1. Tư tưởng chính trị - Pháp lý ở ấn Độ cổ đại..................................................................92.1.2.Tư tưởng chính trị - Pháp lý ở Trung Quốc cổ đại.......................................................112.2. Các học thuyết chính trị - Pháp lý ở Phương Tây cổ đại...............................................162. 2.1. Các học thuyết ở Hy Lạp cổ đại.................................................................................162.2.2. Tư tưởng chính trị - Pháp lý ở La Mã cổ đại...............................................................33CHƯƠNG 3. CÁC HỌC THUYẾT THỜI KỲ PHONG KIẾN............................................403.1. Các học thuyết Tây Âu thời kỳ xuất hiện và phát triển của Chủ nghĩa phong kiến ....403.1.1. Các học thuyết thần quyền...........................................................................................403.1.2. Sự xuất hiện của tư tưởng thị dân và phong trào tà giáo.............................................423.2. Các học thuyết thời kỳ khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến ở Tây âu..............443.2.1. Tư tưởng chính trị - Pháp lý của thời đại phục hưng...................................................453.2.2. Tư tưởng của phong trào cải cách tôn giáo và phong trào chuyên chế.......................48CHƯƠNG 4. CÁC HỌC THUYẾT THỜI KỲ CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở TÂY ÂU.........544.1. Các học thuyết chính trị- pháp lý ở Anh.........................................................................544.1.1. Tư tưởng của Thomas hobber………………………………………………………..544.1.2. Học thuyết của John Locke…………………………………………………………..554.2. Các học thuyết chính trị- pháp lý ở Pháp……………………………………………....574.2.1. Tư tưởng của Vônte…………………………………………………………………..594.2.2. Học thuyết của Môngtexkiơ…………………………………………………………..614.2.3. Tư tưởng của Rutxô…………………………………………………………………..674.3. Các học thuyết chính trị -pháp lý ở Đức……………………………………………….744.3.1. Học thuyết chính trị- pháp lí của Kant……………………………………………….744.3.2. Học thuyết chính trị- pháp lí của Hegel……………………………………………...774.4. Các học thuyết chính trị-pháp lí ở Mỹ thời kỳ giành độc lập…………………………814.4.1. Những quan điểm của Giephecxơn…………………………………………………..834.4.2. Những quan điểm của Hanitơn……………………………………………………….842LỜI NÓI ĐẦULịch sử các học thuyết chính trị là môn khoa học quan trọng được đưa vào chươngtrình đào tạo cử nhân luật học trong mấy năm gần đây. Thông qua môn học này, sinh viên cóthể nắm bắt được trên những nét tổng quát các quan điểm chính trị - pháp luật tồn tại tronglịch sử đấu tranh tư tưởng. Từ đó, sinh viên sẽ tiếp thu và ứng dụng vào học tập và công táccủa mình những luận cứ mang tính khoa học về nhà nước và pháp luật phục vụ kịp thờiđường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước hiện nay.Tập bài giảng “Lịch sử các học thuyết chính trị pháp lý” là sự tổng hợp tri thức nhânloại về các học thuyết chính trị pháp lý trong lịch sử nhằm định hướng cho việc nghiên cứu vàhọc tập của sinh viên. Tập bài giảng bao gồm 04 chương vừa thể hiện chiều dài lịch sử tưtưởng vừa thể hiện lí luận sâu sắc.Mặc dù đã hệ thống hóa một cách cô động những nội dung cơ bản tuy vậy không thểtránh khỏi những bổ sung và chỉnh sửa. Rất mong các đồng nghiệp và sinh viên đóng góp ýkiến để bài giảng hoàn thiện hơn.Quảng Bình, tháng 05 năm 2017Nguyễn Thị Như Nguyệt3CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊSự vận động không ngừng của các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội trong lịch sử cácquốc gia trên thế giới đã được phản ánh khá phong phú trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội.Lịch sử các học thuyết chính trị là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống cáclĩnh vực nói trên bởi nó hàm chứa quá trình hình thành và phát triển của những tư tưởngchính trị tiêu biểu - kể cả những tư tưởng chính trị từng được đánh giá và đang được đánh giácó một ý nghĩa to lớn đối với công cuộc xây dựng nhà nước và pháp luật.1.1. Khái niệm, đối tượng của môn học Lịch sử các học thuyết chính trị1.1.1. Khái niệmLịch sử các học thuyết chính trị là lịch sử các hệ luận cơ bản về bản chất và hình thứcthể hiện của các chính thể. Các hệ luận cơ bản này lại chính là những nhận thức và nhữngcách đánh giá về các thiết chế nhà nước từ khi chúng mới xuất hiện. Vì vậy, hoàn toàn có thểnhận thấy rằng lịch sử các học thuyết chính trị là bộ phận không thể tách rời của khoa học lýluận về nhà nước pháp quyền.Trên quan điểm duy vật lịch sử, chúng ta có thể thấy được hoàn cảnh xuất hiện và pháttriển của các học thuyết chính trị. Hoàn cảnh xuất hiện của chúng là quá trình hình thành vàphát triển của xã hội và nhà nước thông qua “cuộc va chạm không khoan nhượng về quyền lợigiữa các giai cấp xã hội. Sự “va chạm” mang tính lịch sử đó làm nảy sinh những quan điểmchính trị bao gồm: nhận thức về bản thân sự vận động các quan hệ xã hội, nguyên tắc và nộidung sự vận động đó qua thiết chế chính trị và hệ thống các quy phạm pháp luật. Từ nhậnthức này, trong nội dung các học thuyết chính trị còn hàm chứa những ý tưởng khác nhau[thậm chí mâu thuẫn nhau] về tính hợp lý của chính thể. Đó là những ý tưởng mà mục đích làsự vươn tới hoàn thiện thiết chế nhà nước phù hợp với quyền lợi của từng giai cấp có nhữnghệ luận chính trị khác nhau. Các học thuyết chính trị không p/hát triển ngoài quy luật pháttriển tương xứng với sự phát triển của nhà nước ở từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Nói một cáchkhác, từ thời kỳ cổ đại, khi nhà nước mới xuất hiện ở trạng thái sơ khai thì chính là lúc cáchọc thuyết lần lượt phát sinh với những nội dung hạn hẹp. Trải qua các thời kỳ kế tiếp nhaucủa lịch sử, các thiết chế chính trị dần hoàn thiện hơn và các học thuyết mang nội dung phảnánh các thiết chế đó cũng được nâng lên về tính khoa học trong lập luận và phạm vi các vấnđề.Lịch sử các học thuyết chính trị còn được coi là lịch sử đấu tranh các tư tưởng. Điều nàyđược giải thích qua nội dung những vấn đề mà các học thuyết này đã thể hiện. Bởi vì dù cácluận thuyết chính trị có thể được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau [qua hệ lý luậntriết học, xã hội học, kinh tế học.v…] thì chúng cũng phản ánh một cách cô đọng nhất nhữngquan điểm, tư tưởng của các giai cấp xã hội và các đảng phái chính trị cũng như của các giáophái khác nhau. Bằng những quan điểm chính trị và thậm chí cả bằng những giáo lý, các giaicấp xã hội thể hiện khát vọng muốn bảo vệ lợi ích kinh tế của mình trong quá trình vận độngkhông ngừng của các quan hệ xã hội mà trong đó quan hệ kinh tế đóng vai trò thiết yếu. Lợi4ích kinh tế của các giai cấp xã hội có thể được duy trì hoặc bị xâm phạm tùy thuộc vào thiếtchế nhà nước. Điều này lý giải tại sao lại có sự khác nhau trong các học thuyết chính trị vềbản chất của cùng một chính thể. Chẳng hạn, đối với nhà nước chiếm nô [Hy Lạp, LaMã.v.v…] thì cùng tồn tại hai hệ luận đối nghịch, một hệ luận chính trị coi nhà nước chiếmnô là hợp lý, sự phân biệt giàu nghèo là điều nguy hiểm bởi giàu nghèo là hiện tượng mangtính tự nhiên.v.v…còn một hệ luận khác thì coi nhà nước là điều ác, là trái với tự nhiên, hoặcnhà nước sẽ hợp lý nếu nó là công cụ ngăn chặn bạo lực và kìm chế tham muốn từ phía nhữngngười giàu có. Sự trái ngược có tính nguyên tắc nói trên cũng được thể hiện trong nội dungcác học thuyết chính trị thời phong kiến và tư sản.Trong quá trình phát triển, có những học thuyết chính trị hàm chứa nội dung phản ánhkhá chính xác bản chất của thời đại lịch sử, những luận cứ chặt chẽ về nguồn gốc xuất hiện,nguyên nhân phát triển và tiêu vong của mô hình nhà nước cụ thể. Có những học thuyết chínhtrị được số đông sử dụng như một vũ khí tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh có mục đíchnhằm thủ tiêu một chế độ xã hội đã lỗi thời hoặc thay đổi một thiết chế cho nó phù hợp vớiquy luật phát triển của xã hội.Chính vì vậy, ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết chính trị thểhiện ở khả năng nhận biết những giá trị tư tưởng tiến bộ hoặc phản tiến bộ để từ đó xây dựngcho mình một hệ luận hợp lý nhằm sử dụng nó để góp phần cải biến chế độ kinh tế xã hội.Trên cơ sở nghiên cứu tiến trình phát sinh và phát triển các học thuyết chính trị là lịch sử củamột quá trình nhận thức của con người trong xã hội. Nhận thức nói trên không phải bất di bấtdịch mà nó luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của xã hội loài người và mục đích cơ bản là đạttới những giá trị tư tưởng hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn cho phù hợp với quy luật khách quan.1.1.2. Đối tượngĐối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết chính trị là hệ tư tưởng chính trịđược thể hiện qua các học thuyết có nội dung đề cập một cách tổng thể về nhà nước và phápluật qua các thời đại lịch sử. Nội dung lịch sử các học thuyết chính trị không thể được hìnhthành ngoài các mối quan hệ kinh tế xã hội lịch sử cụ thể, tức là không nằm ngoài lịch sử.Điều này có nghĩa là: Khi nghiên cứu các học thuyết chính trị còn phải đi sâu vào việc khámphá ra các nguyên nhân mang tính lịch sử - xã hội đã làm phát sinh ra chúng. Bởi vì sự phátsinh và phát triển các tư tưởng chính trị và pháp luật đã được thừa nhận như là một hình thứcnhận biết xã hội liên quan tới sự phát sinh phát triển của xã hội có giai cấp làm sản sinh ra nó.Một học giả rất có lý khi nói rằng: “Muốn biết và hiểu được các chế định lịch sử của một xãhội đúng ra là trước tiên phải nghiên cứu chính bản thân xã hội ấy đã. Các chế định, trước khitrở thành nguyên nhân đã là kết quả, xã hội đã sản sinh ra chúng, trước khi bị chúng làm biếnđổi…”.Môn lịch sử các học thuyết chính trị không nghiên cứu các tư tưởng và học thuyết nóichung mà chỉ nghiên cứu hệ tư tưởng và học thuyết chính trị có quá trình phát sinh và pháttriển liên quan chặt chẽ tới sự vận động không ngừng của xã hội có giai cấp, của nhà nước và5hệ thống quy phạm pháp luật của nhà nước đó được thể hiện trong cuộc đấu tranh giữa haitầng lớp thống trị và bị trị.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết chính trị được thể hiệntrong nội dung của các học thuyết đó nhưng là nội dung đề cập được những vấn đề cơ bản cóliên quan tới sự lý giải về nhà nước, chế độ chính trị bản chất và hình thức thể hiện của nó,tính hợp lý hoặc những hạn chế của các loại hình nhà nước và hệ thống các quy phạm phápluật, sự tương xứng giữa nhà nước và nội dung của pháp luật. Cuối cùng nội dung các họcthuyết chính trị còn đề cập được những vấn đề cơ bản có liên quan tới sự lý giải về: nguồngốc nhà nước, chế độ chính trị, bản chất và hình thức thể hiện của nó, tính hợp lý hoặc nhữnghạn chế của các loại hình nhà nước và hệ thống các quy phạm pháp luật, sự tương xứng giữanhà nước và nội dung của pháp luật. Cuối cùng, nội dung các học thuyết chính trị còn đề cậptới quy luật phát triển của các quan hệ xã hội, sự lý giải về yếu tố quan trọng quyết định sựtồn tại của chế độ xã hội.Mặc dầu có thể cho rằng khi nghiên cứu các học thuyết chính trị, chúng ta thường khámphá chúng qua hệ tư tưởng của một số nhân vật nhất định như: các triết gia, các chính trị giavà các nhà hoạt động cách mạng - xã hội có tên tuổi.v.v…nhưng tư tưởng và học thuyết củahọ hoàn toàn không mang tính cá nhân, hoàn toàn không thể mang tính giai cấp, đảng phái.Đương nhiên khi nghiên cứu cũng cần phân biệt chúng theo từng trường phái hoặc từng “hệtư tưởng” cụ thể để tránh sự nhầm lẫn về bản chất của chúng, đặc biệt đố với những hệ tưtưởng nằm vào vị trí “trung tâm”. Việc phân loại tương đối như vậy còn cho phép hiểu đượccả một quá trình “vận hành” của những tư tưởng đó trong lịch sử có chứa đựng quy luật kếthừa thậm chí cho tới ngày nay. Đương nhiên, khi trong nội dung các học thuyết chính trị cósự kế thừa những giá trị tư tưởng của thời đại trước nó thì cũng không thể kết luận về cái gọilà “sự mô phỏng trần trụi” hay sự ghi chép “rập khuôn”. Có những tư tưởng xuất hiện từ thờicổ đại, nhất là những quan niệm về nguồn gốc và bản chất nhà nước, những quan niệm vềquyền tự do của con người, về sự thỏa thuận xã hội.v.v… vẫn còn giữ được những giá trị nhấtđịnh của chúng. Tuy vậy trong các thời kỳ lịch sử tiếp theo đó những quan điểm chính trị phổquát nói trên lại được nâng lên ở tầm giá trị cao hơn, được bổ sung đầy đủ hơn để trở thànhgiá trị tư tưởng chung cho cả nhân loại - những giá trị tư tưởng không thể bị phủ nhận theothời gian và không gian lịch sử.Nói tóm lại, đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết chính trị là những tưtưởng chính trị, những quan điểm về nhà nước và pháp luật xuất hiện và phát triển trong lịchsử của loài người từ khi có tổ chức nhà nước. Những học thuyết chính trị này được xác địnhbởi các mối quan hệ kinh tế và chúng đã phản ánh lợi ích của các giai cấp xã hội trong cuộcđấu tranh không khoan nhượng về quyền lợi xã hội và tài sản nói chung.1.2. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của môn học Lịch sử các học thuyết chínhtrị1.2.1. Phương pháp nghiên cứu6Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp so sánh trên quan điểm duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử chúng ta có thể phân kỳ quá trình xuất hiện và phát triển củacác học thuyết chính trị. Tuy vậy, sự phân kỳ hợp lý nhất vẫn phải dựa vào nguyên tắc thaythế các hình thái kinh tế xã hội. Ranh giới giữa các thời kỳ trong lịch sử dân sự được tínhbằng sự thắng thế của một chính thể này đối với một chính thể trước đó, còn ranh giới giữa sựphân kỳ lịch sử các học thuyết chính trị lấy sự xuất hiện những tư tưởng mới trong lòng chếđộ xã hội đang tồn tại và đỉnh điểm của nó phù hợp với sự nảy sinh một phương thức xã hộimới hơn phương thức trước đó.Chúng ta có thể tạm phân kỳ lịch sử các học thuyết chính trị theo bốn giai đoạn chủ yếu:giai đoạn cổ đại, giai đoạn trung đại, giai đoạn cận đại hiện đại và những học thuyết chính trịcơ bản được trình bày theo khu vực phương đông và phương tây. Ngoài ra tài liệu sẽ trình bàyvề lịch sử các học thuyết chính trị xuất hiện từ thời kỳ cổ đại cho đến khi chủ nghĩa Mác Lênin xuất hiện. Bởi vì những lí luận cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin về nhà nước và pháp luậtchắc chắn là đối tượng của môn chủ nghĩa xã hội khoa học có trong chương trình đào tạochung ở bậc đại học.1.2.2. Ý nghĩaMọi lý thuyết và mọi lý luận làm cơ sở các hoạt động của nhà nước và xã hội loài ngườihiện nay phần nhiều đều bắt nguồn từ những tư tưởng xưa, trong đó có các học thuyết chínhtrị. Sự phát triển ra những quan điểm tư tưởng mới thời hiện đại thường chỉ là sự hoàn thiện,sự chỉnh lý những quan điểm tư tưởng học thuyết của những người đi trước trong điều kiện vàhoàn cảnh mới mà thôi. Nghiên cứu Lịch sử các học thuyết chính trị rất quan trọng trong thờiđại của chúng ta, vì những nghiên cứu này sẽ góp phần giúp chúng ta suy nghĩ rõ hơn vềnhững vấn đề đang cần phải giải quyết hiện nay.Vì vậy, việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập Lịch sử các học thuyết chính trị trong cácchương trình đại học, trên đại học của các khoa chuyên ngành xã hội trong đó có cả luật họclà rất cần thiết. Nó sẽ giúp cho người học có một nhận thức toàn diện, bổ sung cho những gìcó thể còn là thiếu hụt trong quá trình đào tạo của mình.7CHƯƠNG 2CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT THỜI KỲ CỔ ĐẠI2.1. Tư tương chính trị - pháp lý ở các nước phương Đông cổ đạiTrong đa số những công trình nghiên cứu về triết học, lịch sử, xã hội học, kinh tế v.v..Phương Đông đã nổi lên như đối tượng cơ bản của những khám phá khoa học. Thậm chínhiều nhà nghiên cứu phương Tây, những người có một số mặc cảm với phương Đông cũngphải thừa nhận một thực tế lịch sử rằng Phương Đông là sự khởi đầu của văn minh nhân loại.Các nền văn minh ở Phương Đông xuất hiện rất sớm, và đó không chỉ đơn thuần là kếtquả của quá trình chinh phục, khai thác những điều kiện tự nhiên. Sở dĩ Phương Đông đã xuấthiện một số nền văn minh rực rỡ vì bởi cũng chính tại đây con người đã sớm nhận thức đượcgiá trị của sức mạnh cộng đồng, và ý thức đó đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình tạo dựng nhànước.Nhà nước phương Đông cổ đại có đặc trưng nổi bật là nhà nước chuyên chế. Bộ máy nhànước chuyên chế này được tạo dựng và được củng cố bảo vệ bằng sự kết hợp giữa ba bộ phậnchính trị thống soái. Bộ phận quý tộc quân sự thực hiện hai chức năng: xâm chiếm và trấn áp.Bộ phận quan lại cường hào chuyên về việc thu thuế, bộ phận lao công [chuyên phụ tráchviệc điều hành các loại hình lao động công cộng: đắp đê điều, làm đường sá và các công trìnhcông cộng khác]. Ba bộ phận nói trên là chỗ dựa vững chắc của người đứng đầu nhà nước nhân công chuyên chế độ tài.Đặc điểm nổi bật thứ hai của nhà nước chuyên chế phương Đông thể hiện ở tư tưởngthần thánh hóa vai trò của người đứng đầu nhà nước, ở quan niệm giàu nghèo là do thiện ý.Quan niệm “Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên” trở thành như một chân lý vĩnh hằng vậy.Cho nên nếu người đứng đầu nhà nước coi mình như “thiên tử”, như là đại diện và thậm chínhư là hiện thân của thánh thần thì tầng lớp quan lại dưới ông ta coi như vi lộng hành củamình là lẽ tự nhiên, coi vị trí của họ là sự sắp đặt của tạo hóa. Tư tưởng chính trị được hìnhthành từ nhận thức nói trên ở một số quốc gia đã trở thành tư tưởng chính trị xuyên suốt, vàtrong nhiều thời đại lịch sử nó làm hạn chế sự phát sinh và phát triển hệ tư tưởng chính trị đốilập, hoặc tư tưởng chính trị đối lập nếu tồn tại thì cũng chỉ tồn tại trong một tình cảnh bịkhủng bố và bị làm lu mờ mà kết cục chỉ còn là một hệ tư tưởng thụ động. Như vậy có thể nóisự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền là đặc điểm thứ hai của các học thuyết chính trịphương Đông cổ đại.Đặc điểm nổi bật thứ ba thể hiện trong nội dung các học thuyết chính trị phương Đôngcổ đại là tư tưởng đặt giá trị các quy phạm đạo đức lên trên hết, coi đạo đức là cái căn bản chiphối sự vận hành của các quan hệ xã hội - nhà nước và pháp luật. Trong thực tế, đạo đức xãhội hiển nhiên là một trong những yếu tố cơ bản để dựa vào đó mà điều chỉnh các quan hệ xãhội - nhà nước và pháp luật. Nhưng nếu coi nó là yếu tố duy nhất thì sẽ làm lu mờ nguyên tắc8bình đẳng xã hội, đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng về quyền tài sản. Vì thế cho nên Nho giáoở Trung Quốc đã bị thay bằng tư tưởng Pháp trị ở chính quốc gia đó.Cuối cùng, trong nội dung giáo lý các tôn giáo lớn tồn tại ở Phương Đông [Phật giáo,Hồi giáo.v.v…] cũng thể hiện trong một chừng mực nhất định một số cách nhìn nhận về nhànước và pháp luật. Số lượng đông các tín đồ cho thấy giáo lý có lúc được hiểu như là nhữngquy phạm rất tự nhiên. Không một nhà nghiên cứu nào lại không thấy được ảnh hưởng củatôn giáo đối với đời sống tư tưởng của người phương Đông trong suốt các thời kỳ lịch sử.Một số đặc điểm nổi bật trên đây thể hiện ở những mức độ khác nhau tùy từng khu vựcvới các điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển củalịch sử. Vì vậy nội dung của chương này được trình bày theo từng khu vực quốc gia cụ thể đểdễ dàng phân biệt được mức độ khác nhau nói trên.2.1.1. Tư tưởng chính trị - pháp lý ở Ấn Độ cổ đạiQuá trình xuất hiện và phát triển nhà nước Ấn Độ được bắt đầu từ khoảng thế kỷ 6 TCN.Qua thăng trầm của lịch sử và đặc biệt là sau khi đánh bại quân đội của A lếch xăng ma xêđoan [năm 321 TCN] Ấn Độ với triều đại Mauria hùng mạnh đã trở nên là một quốc giathống nhất và rộng lớn.Lịch sử nhà nước Ấn Độ gắn liền với những tư tưởng chính trị tôn giáo truyền thống,những thứ đã chi phối một cách mạnh mẽ đời sống kinh tế xã hội của người Ấn Độ, nhất là tưtưởng về đẳng cấp xã hội, tư tưởng chính trị trong giáo lý Bàlamôn. Phật giáo và thuyết“Arthasastra”.Tư tưởng phân chia đẳng cấp được sử dụng để biện minh cho một thực tế lịch sử - sảnphẩm của chế độ chiếm nô - đó là sự bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo vị trí xã hội củacác nhóm dân cư tự do được gọi là Varna ngay trong sách kinh Vệ đà [xuất hiện vào khoảngthiên nhiên kỷ II TCN].Người Ấn Độ đã tin vào sự tồn tại 4 loại Varna:1] Varna Brahman [Bàlamôn]2] Varna Ksatria3] Varna vaisia4] Varna Sudra* Thuyết giáo Brahmanisme [hình thành vào nửa đầu thiên nhiên kỷ I TCN] coi thếgiới linh hồn - Brahma sáng tạo ra các thần linh, vũ trụ, con người và cả muôn loài động vàthực vật. Brahma ban cho mỗi loài một số kiếp [dharma] theo một trật tự vĩnh hằng. Với xãhội con người thì sự tồn tại của 4 Varna trên đây cũng phát sinh từ số kiếp mà ra. Vì vậy việcVarna bậc thấp tuân thủ ý chí của Varna bậc cao là điều hiển nhiên.Thuyết Brahmanisme kêu gọi hai đẳng cấp Vaisia và Sudra hãy bằng lòng với vị trí củamình trong xã hội mà tôn vinh quyền lực của nhà vua, một quyền lực có xuất xứ thần thánh.9Từ sự khẳng định tính bất biến của trật tự các đẳng cấp xã hội phân chia theo Varnathuyết Brahmanisme còn khẳng định: thế giới trần tục và con người chỉ là ảo giác, là hư ảo.Cuộc sống khổ đau, đói nghèo cũng chỉ là hư vô, linh hồn con người là cái quan trọng nhất,nên cần phải hoàn thiện linh hồn bằng cách từ bỏ mọi mưu toan khắc phục trật tự hiện hànhtrên thế giới trần tục.Để cụ thể hóa ý tưởng trên đây, thuyết Brahmanisme nêu khái niệm “nghiệp” [karma].Khái niệm này bao hàm nội dung quan niệm về sự thành đạt hoặc thất bại của con người ở thếgiới linh hồn hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi trong cuộc sống thực tại của anh ta, của kiếpanh ta trước đó. Nếu con người không muốn linh hồn mình được thanh thoát cao siêu màkhông nhập vào loài thú vật thì hãy tuân thủ quyền lực của các giáo sỹ Brahman và của nhànước nói chung.Quyền lực nhà nước, vua chúa và tầng lớp giáo sỹ Brahman lại được khẳng định qua nộidung “Các luật Manu” [tuyển tập tập quán pháp của người Ấn, lấy tên của vị thần sáng tạo racon người là Manu. Tên gọi đầu tiên của các luật Manu là “Manavadharmasastra”.Để nhấn mạnh quyền uy của vua chúa, “Các luật Manu” coi vua chúa là sự hóa thân củacác thần linh. Vua chúa mang đúng vẻ của thần linh, được sức mạnh vô song đó để tạo dựngđời sống nơi trần thế mà bộ máy nhà nước chính là công cụ xét xử những kẻ bất nhã. Việcchấp hành nghĩa vụ từ phía các đẳng cấp thấp hèn như Vaisia, Sudra là điều bắt buộc và cònmang tính như trách nhiệm thiêng liêng.Đối với các giáo sỹ Brahman “Manu” đề cao những quyền lợi “không thể bị vi phạm”của họ vì nếu xã hội “không có Brahman thì loạn lạc” là điều tất yếu. Sự hưng thịnh của thếgiới trần thế và thế giới linh hồn phụ vào sự thống nhất giữa Brahman và Ksatơria.Cuối cùng “Manu” kêu gọi nhà vua hãy xử phạt thật dữ dội, tức thì để dân chúng khônglàm loại, yên bề mà thờ phụng đấng tối cao Brahma.* Trong kho tàng những lý luận chính trị và pháp luật của người Ấn Độ có một cuốnsách rất có giá trị với nhan đề “Arthasastra” - “khoa học về chính trị” do vị cố vấn thông tháicủa vua Sandra Gupta [thế kỷ IV TCN] tên là Cautalie biên soạn. Kế thừa những giá trị tưtưởng của các vị tiền bối và lý giải thêm những vấn đề quản lý quốc gia, Cautilie đã đi đếnkết luận về một số vấn đề chính sau đây:Trước hết ông coi tôn giáo là điều cần thiết, chế độ đẳng cấp varna là không thể thiếuđược tuy nhiên tôn giáo hay đẳng cấp cũng không là điều căn bản. Những vấn đề thực tạitrong cuộc sống đời thực mới phải đáng được quan tâm.Trong thiết chế nhà nước phải thể hiện được sức mạnh của quyền lực tập trung. Quyềnlực này lại phải được xây dựng từ những biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ nhằm khống chế mọinguy cơ của sự bạo loạn, buộc các thần dân phải hiểu được trách nhiệm bảo vệ “trật tự chung”và nền “hòa bình cho toàn thể”. Hành vi đúng của kẻ cầm quyền là không vì những thói quen“thương cảm” hoặc đạo đức đơn thuần mà phải vì một nhà nước hùng cường, vì một “trật tựVarana không thể khác được”, cho nên phải sử dụng và coi trọng bạo quyền.10Cuối cùng Cautilie kêu gọi các thần dân hãy vì “lợi ích” quốc gia và “trách nhiệm tôngiáo” mà chăm lo lao động, thực hiện bổn phận là những người “ngoan đạo” trong quốc gia“hưng thịnh”.* Nếu như trong buổi bình minh của nhà nước Ấn Độ thuyết giáo Brahman được coi nhưlà hệ tư tưởng thống soát thì khi chế độ chiếm nô phát triển, một tôn giáo khác đã ra đời đểthay thế vào vị trí đã suy yếu của thuyết giáo Brahman đó là Phật giáo.Người sáng lập Phật giáo được đặt tên trong các tài liệu văn bản là Xich-har-ta, thầndanh là Sakiamuni [Thích ca mâu ni] Sakiamuni được coi là một người thuộc bộ lạc Sakia,sống vào khoảng giữa những năm 560 - 480 TCN và thuộc dòng hoàng tộc Gautama[Gôtama]. Năm 29 tuổi Sakiamuni rời nhà đi “tìm chân lý” và sau 7 năm đã thành “chínhquả” [đã giác ngộ]. Bốn mươi năm tiếp sau đó ông tiến hành tuyên truyền đạo khắp các thịthành và thôn quê ở vùng trung lưu sông Hằng. Thuyết giáo của ông được đặt tên trong khoahọc là “Đạo Phật” và Sakiamuni được tôn thờ là Phật tổ [Buddha]. Có thể nói, Phật giáo rađời trong một hoàn cảnh lịch sử có sự gia tăng những mâu thuẫn xã hội gay gắt do quan hệchiếm nô ngày càng phát triển trong một hoàn cảnh xã hội khi mà “nhà vua mặc dầu đã chinhphục mọi quốc gia trên thế giới, dầu đã trở thành bá chủ mọi vương quốc ở phía bên này bờbiển cho đến tận đại dương, nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ mà còn thèm khát có được mọinước phía bên kia đại dương”… “các hoàng đế giàu sang luôn ham thèm vô độ”… “trái đấtkhông thể yên bình vì cơn xoáy của nhục dục”… Điều này cho thấy Phật giáo lúc sơ khai đãghi nhận sự xuất hiện quyền lực gắn liền với những phát sinh xã hội như nạn cướp bóc, lừađảo. Nhà nước như một công cụ xóa bỏ mọi hiềm khích đã bị thao túng, cho nên con ngườiphải đi đến với phật để có thể thay thế tình trạng hiện thời.Trong giáo thuyết của nhà phật được phổ biến vào thế kỷ III - II TCN đã thể hiện một sựliên hệ chặt chẽ với tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ và Brahmanisme. Nội dung của nó cònkế thừa những quan niệm tâm linh về nghiệp báo, về quan hệ nhân quả qua một kết luận rằng:Cuộc đời là điều ác, sống là đau khổ. Bởi vậy cho nên mỗi người phải vươn tới điều mà sau khichết có thể được hồi sinh ở vật thể khác và lại tiếp tục một cuộc đời mới rồi phải chịu nhữngđau khổ khác hơn. Kiếp luân hồi [Nirvana] buộc con người phải thoát tục, nghĩa là phải từ bỏmọi ham muốn nơi trần thế, phải xa rời trần thế để đến cõi vĩnh hằng - cõi niết bàn. Từ bỏ mọiham muốn, từ bỏ và xa lánh trần thế tức là không can thiệp vào sự vận động của các quan hệ xãhội và nghĩ là không đấu tranh chống lại những hiện tượng mang tính bất công và thù ác. Tưtưởng chính trị thụ động đã thể hiện một cách khá đầy đủ trong giáo lý nhà Phật. Chính vì vậy,tư tưởng Phật giáo sơ khai đã được giai cấp thống trị sử dụng và Phật giáo đã được công nhậnlà quốc giáo của Ấn Độ từ thế kỷ III TCN, có ảnh hưởng lớn tới đời sống tư tưởng của nhiềuquốc gia phương đông thời đó và ngay cả hiện nay.2.1.2. Tư tưởng chính trị - pháp lý ở Trung Quốc cổ đạiTrải qua một thời kỳ phát triển lâu dài những quan hệ thị tộc bộ lạc, Trung Quốc đãbước vào giai đoạn xuất hiện nhà nước.11Nét nổi bật của lịch sử nhà nước Trung Hoa sau nhà Hạ [Thế kỷ XXI- XVIII TCN] nhàThương [còn gọi là nhà Ân], nhà Chu là những cuộc giao tranh tương tàn từ thế kỷ IX TCNgiữa các nước chư hầu khi thế lực tập quyền của nhà Chu bị suy yếu. Thời Xuân thu [năm770 - 475 TCN] là thời Chiến quốc [475-221 TCN], cuộc giao tranh giữa các nước như hầu[chủ yếu là 7 nước lớn như Tấn, Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề] lại đạt đến mức độ tàn khốcchưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. Chỉ đến năm 221 TCN khi Doanh Chính nước Tần đãlập lại trật tự vùng Trung nguyên và lập nhà Tần thì các cuộc chiến mới tạm thời chấm dứt.Mặc dù Trung Quốc trở thành một quốc gia tập quyền, nhưng mâu thuẫn xã hội không vì thếmà suy giảm. Chính trong sự vận động một cách gay gắt các quan hệ xã hội đó đã nảy sinhnhiều tư tưởng chính trị - pháp luật mà giá trị của chúng vẫn còn có giá trị đến ngày nay.Kế thừa một số giá trị có trong những quan niệm mang tính truyền thống xuất hiện ở dângian như quan niệm coi vua chúa là những kẻ tàn ác, coi sức mạnh quyền lực được thần thánhhóa của vua chúa không phải vô biên và kể cả những ước vọng không tưởng của dân chúng,các nhà tư tưởng Trung Quốc đã cố gắng tìm kiếm những “giải pháp” khác nhau với mưutoan thay đổi trật tự hiện thời. Và có thể tạm thời phân biệt bốn hệ tư tưởng nổ bật: tư tưởngbất hành động, tư tưởng dùng đạo đức, tư tưởng “thế thiên hành đạo” tư tưởng “kiêm ái” và tưtưởng dùng sức mạnh của pháp luật để chấn hưng đất nước.* Hệ tư tưởng thứ nhất được đúc kết từ những quan niệm nổi tiếng của Lão Tử là ngườinước Sở từng làm quan giữ kho sách cho nhà Chu. Lão Tử là một triết gia có những đóng gópcó giá trị cho kho tàng lý luận triết học - chính trị của Trung Quốc cổ đại.Tác phẩm chủ yếu của Lão Tử cuốn “Đạo đức kinh” [sách về đạo và đức] được ông biênsoạn trước khi ông chọn cho mình lối sống ẩn dật, xa lánh triều chính và xã hội.Từ những suy luận mang màu sắc triết học về nguồn gốc của vũ trụ là “Đạo” [Đường].Vậy mà ông gọi là “Đạo” tồn tại tự mình, nó sinh ra tất cả mọi vật, và mỗi một vật tồn tạitrong sự đối lập đó mang tính tuần hoàn như sự tuần hoàn của sự vật luôn vận động. Lão Tửbắt đầu luận về xã hội bằng những nhận xét mang theo hai nội dung cơ bản:Thứ nhất, Lão Tử chủ trương ca ngợi một xã hội bình yên trong phạm vi một quốc gianhỏ bé, một quốc gia dân ít và thuần phác hiền lành, nơi không cần học vấn, phương tiện đilại và binh khí.Thứ hai, khi Lão Tử cho rằng muốn đạt tới một xã hội bình yên như trên thì người cầmquyền nên tỏ ra khiêm nhường, không cần dùng đến bạo lực, mà cần dùng “Đạo” [Đắc đạohữu thương] để cảm hóa dân chúng. Dân có dốt nát mới dễ trị, mới trở về Đạo được [đi đúngđường].Như vậy tư tưởng xuyên suốt trong học thuyết của Lão Tử là nguyên tắc “vô vị” [bấthành]. Ông từng viết: Trong nước cấm kỵ thì dân nghèo đói, dân cày có nhiều phương tiệnkiếm lợi thì quốc gia rối loạn. Người ta càng kỹ xảo thì các vật là càng phát sinh luật phápcàng nhiều thì trộm cướp càng tăng. Ông chủ trương “vô vi” để dân tự sửa mình “tĩnh lặng”để dân tự dưỡng hóa, “chẳng nên làm gì cả” để nhân dân tự giàu có, “đừng ham muốn” để12dân tự hóa ra chất phác… Vì dân biết nhiều quá thì cứng cổ. Cổ nhân dạy rằng “kẻ nào trịnước bằng trí thì gây họa cho nước, trị nước bằng “Đạo” thì mang phúc cho dân”.Những quan niệm trên đây cho thấy tính “thụ động” trong học thuyết của Lão Tử. Việcông kêu gọi từ bỏ đấu tranh để quay lại với trật tự nguyên thủy và sống theo quy luật của tựnhiên đã thể hiện sự bế tắc chung về định hướng chính trị của tầng lớp quý tộc lỗi thời.* Hệ tư tưởng chính trị thứ hai mà từ trước tới nay chúng ta vẫn quen gọi là “tư tưởngNho giáo” được thể hiện một cách cơ bản và có hệ thống trong các quan điểm của Khổng Tử,một nhà tư tưởng có vị trí lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại.Theo phần lớn các nguồn tư liệu hiện có thì Khổng Tử sinh năm 551 và mất vào năm479 TCN. Ông có tên là Khâu [Khổng Khâu] hiệu là Trọng Ni, người nước lỗ, xuất thân trongmột gia đình quý tộc nhỏ bị phá sản. Chức quan cao nhất của ông là quan Tư Khấu kiêm chứctể tướng, nhưng ông làm quan chưa được bao lâu vì quan điểm chính trị của ông vào lúc bấygiờ không được triều đình chấp thuận. Khổng Tử về quê mở trường dạy học, đem hết sứcmình xây dựng một hệ luận khá công phu về nội dung và thức biểu đạt. Hệ tư tưởng củaKhổng Tử được trình bày chủ yếu trong bộ “Tứ Thu” gồm: Luận ngữ, Đại học - trung dungvà Mạnh tử. Cuốn luận ngữ gồm 20 chương, được trình bày theo kiểu chuyện, tức là nhữngchuyện về người và sự vật, về lịch sử.v.v… mà Khổng Tử đã luận một cách khá hấp dẫn. Cáccuốn Đại học - Trung dung - Mạnh tử là phần bổ sung cơ bản cho học thuyết của Khổng Tử.Với cách nói, cách luận bàn khá hấp dẫn và phức tạp, Khổng Tử muốn đề cập tới những vấnđề cơ bản về xã hội [qua sự phân biệt các giai tầng của nó] về cách trị nước như thế nào làhợp lý [qua việc lấy đạo đức làm điều cơ bản].v.v…Về xã hội, Khổng Tử kế thừa những quan niệm truyền thống về số phận để cho rằng“sang hèn” là thiên định. Xã hội có hai loại người chủ yếu, đó là bậc người quân tử và kẻ tiểunhân. Sự khác biệt về nhân cách và vị trí xã hội giữa hai loại người này được Khổng Tử tuyệtđối hóa bằng cách coi “đức vị của người quân tử tức là nhà cầm quyền tỷ như gió, địa vị củakẻ tiểu nhân tỷ như cỏ. Gió thổi qua thì cỏ rạp xuống” hoặc Khổng Tử cho rằng bậc quân tửcầu việc nghĩa, còn kẻ tiểu nhân cầu lợi.v.v…Từ quan niệm này Khổng Tử đã đề ra thuyết “chính danh định phận” - tức là khuyên conngười ta phải ứng xử đúng với cương vị của mình. Thuyết “Chính danh định phận” của ôngđược thể hiện bằng khái niệm “Tam cương” [Ba cặp quan hệ chủ yếu: quan hệ vua - tôi, cha con, vợ - chồng, như là ba cặp quan hệ chi phối hành vi của con người: vua phải xứng là vua,thần dân phải trung quân, cha phải xứng là cha, con phải hiếu nghĩa, chồng phải có vị trí giachủ, vợ phải “tòng phu”]. Khi đưa ra những luận điểm này, Khổng Tử như muốn hướng tớimột thiết chế xã hội có trật tự, nhưng lại là một trật tự, ngôi thứ đã định sẵn chứ không phải làmột trật tự trên cơ sở sự thỏa thuận xã hội. Để có một xã hội trật tự, Khổng Tử nhấn mạnhnăm chữ “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” và coi là năm thứ cần thiết cho một con người nhất làkhi con người đó là bậc quân tử tức là người có sứ mệnh “trị quốc, bình thiên hạ”. Về điểmnày, nội dung xuyên suốt trong tư tưởng của Khổng Tử như đã thể hiện một cách đầy đủ nhất,đó là “Đức trị”. “Đức trị” là khái niệm dùng để chỉ những “quan điểm dùng đạo đức và luân13lý để điều chỉnh xã hội và nhà nước mà Khổng Tử thường răn dạy các bậc quân tử. “Đức trị”là sự phủ nhận ý nghĩa của pháp chế, phủ nhận, động lực phát triển xã hội và nhà nước là lợiích kinh tế của mọi tầng lớp con người. Khổng Tử đã đưa “đạo đức” vào tư tưởng chính trịmột cách tương đối nhuần nhuyễn. Ông đã quan niệm về chính trị như sau: chữ chính [cai trị]do nơi chữ chính [ngay thẳng] mà ra cai; cai trị [chính] tức là săn sóc cho dân trở nên ngaythẳng, chính đính. Nay đại phu là bậc dẫn đầu trong dân chúng mà tự minh chống tính, thì cònai dám ăn ở bất chính. Quan niệm “chính đính” được Khổng Tử giải thích thêm trong câu:“như ai thi hành việc chính trị, cầm quyền cai trị nước nhà mà biết đem cái đức mình bổ hóara thì mọi người đều tùng phục theo. Tỷ như ngôi sao Bắc đẩu ở một chỗ mà có mọi vì saochầu theo”.Việc lấy “đạo đức” làm tiêu chuẩn chi phối hành vi chính trị đã đưa Khổng Tử đi đếnphủ nhận ý nghĩa của luật pháp. Ông nói “Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế, cấmlệnh mà dẫn dắt dân chúng thì dân sợ mà chẳng phạm pháp đó thôi, chớ họ chẳng biết hổngươi. Vậy muốn dắt dẫn dân chúng, nhà cầm quyền phải dùng lễ tiết đức hạnh thì chẳngnhững dân biết hổ ngươi, họ lại còn cảm hóa họ trở nên tốt lành”. Sự phủ nhận pháp chế cònđược thể hiện khá đầy đủ trong một câu nói của Khổng Tử… “Xử kiện, ta cũng biết xử nhưngười; ta cũng biết xét đoán ai phải ai quấy và trừng trị kẻ phạm. Nhưng nếu dạy cho dân biếtnghĩa vụ biết nhường nhịn, biết luật pháp mà giữ gìn, đặng họ chẳng đem nhau đến tụng đình,như vậy chẳng hay hơn sao?”.Có thể kết luận rằng tư tưởng chính trị pháp luật của Khổng Tử không chỉ có một ýnghĩa nhất định nào đó mà từ năm 136 TCN khi được Hán Vũ đế thừa nhận là tư tưởng chủyếu thì Khổng giáo đã trở thành hệ tư tưởng có ảnh hưởng lớn, là công cụ tinh thần để bảo vệcho nền phong kiến suốt hai nghìn năm ở Trung Quốc.Từ hai hệ tư tưởng chính trị - pháp luật mà chúng ta vừa xem xét trên đây đã nảy sinhmột số tư tưởng có nội dung tương tự, và chúng không vượt qua được những hạn chế về mặtlịch sử của những tư tưởng đã có trước chúng. Chẳng hạn, tư tưởng của Lão Tử đã nảy sinh tưtưởng của Trang Tử [Trang Chu, 360-280 TCN, người nước Tống]. Với chủ trương xây dựng“một nước nhỏ, dân ít” và “không làm gì cả” để con người quay về với tự nhiên .v.v…TrangTử được thừa nhận như là người tiếp tục những tư tưởng chính trị thụ động của tầng lớp quýtộc bị sa sút không thể vượt lên nổi trong cuộc tranh giành quyền lực với các thế lực phongkiến mới lên.Từ tư tưởng của Khổng Tử xuất hiện những quan niệm của Mạnh Tử [Mạnh Kha, 372289 TCN] là một nhà trí thức uyên bác, Mạnh Tử cũng nói theo cách suy luận của Khổng Tửcũng noi theo cách suy luận về thời thế của Khổng Tử để chủ trương “dùng đạo, trí” để cảmhóa xã hội, để có một vị hiền quân chăm lo “mở mang giáo dục” không cần “đặt ra luậtpháp”. Mạnh Tử ca ngợi một thiết chế quân chủ đứng đầu là ông vua biết cải hóa dân chúng,biết lập ra một chính quyền toàn là những người tốt.* Hệ tư tưởng chính trị - pháp luật thứ ba được thể hiện khá đậm nét trong thuyết “Kiêmái” của Mặc Tử [Mặc Địch,478-392 TCN, người nước Lỗ]. Đây là hệ tư tưởng đối lập với14Nho học và có nội dung phản ánh những ước nguyện của tầng lớp những người nghèo khổ vànó được xây dựng trên một số quan niệm cơ bản sau đây:Trước hết Mặc Tử đề cao những giá trị tự do và bình đẳng tự nhiên của con người, coinguồn gốc của nhà nước phát sinh từ sự thỏa thuận xã hội.Ở trạng thái tự nhiên ban đầu nhân dân dùng quyền lực tối cao của mình để kiến tạo nhànước với một bộ máy điều hành từ những người được dân chúng bổ nhiệm không phụ thuộcvề thành phần giai cấp và vị trí tài sản.Tuy vậy, trong thực tế lịch sử, trạng thái tự nhiên ban đầu nói trên đã bị vi phạm và dẫnđến tình trạng loạn lạc nghèo đói .v.v… Theo Mặc Tử thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến taihọa “một là, quốc gia này xâm lược quốc gia kia; hai là, những kẻ sang giàu đè nén và xúcphạm đến những kẻ yếu hèn, ba là, số ít quyền lực cướp bóc số đông vô quyền, bốn là, kẻ yếuhèn bị bọn gian tế áp bức và lừa đảo, năm là, những kẻ cai trị không xét xử công minh vàtham lam độc ác”…Để chấm dứt tình trạng này, “mọi người nên thương yêu nhau để cùng hưởng lợi”, và“kiêm ái” chính là cái cốt yếu của vấn đề.Có thể nói, ở một chừng mực nhất định nào đó thuyết “kiêm ái” của Mặc Tử có một giátrị chống “bạo quyền, áp bức”, đề cao những phẩm hạnh tự nhiên của con người. Tuy nhiên,tư tưởng “phi công” của ông ít nhiều mang màu sắc cảu hệ tư tưởng chống lại mọi hình thứcpháp chế nhà nước, và ít nhiều mang nội dung không tưởng, nội dung “luân lý luận” thuầntúy.* Hệ tư tưởng chính trị pháp luật thứ tư là hệ tư tưởng “Pháp trị”. Người đặt nền cho hệtư tưởng này là Hàn Phi Tử [280 - 233 TCN], là công tử nước Hàn, học trò của Tuân Tử.Hàn Phi Tử là đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của những biếnđộng lớn lao của thời chiến quốc. Ông đã kế thừa những tư tưởng dùng luật để trị nước củamột số người trước ông như Thương Ưởng, Ngô Khởi, Lý Khôi, Thân Bất Hại, ThậnĐáo.v.v…để đề ra một số quan điểm nhằm chống lại Nho giáo, phủ nhận mọi tư tưởng lấyluân lý đạo đức để chấn chỉnh xã hội.Hàn Phi Tử cho rằng nhà nước rất cần tới pháp luật bởi pháp luật là công cụ quan trọngđể điều chỉnh xã hội, đặc biệt pháp luật sẽ không phân biệt các quy phạm khác nhau đối vớinhững tầng lớp khác nhau. Theo ý ông mọi người phải được bình đẳng trước pháp luật. Ôngnói “pháp luật không a dua quý tộc, pháp luật đã đặt ra thì người có tiền cũng không từ được,người dũng không tránh được, hình phạt không tránh quan đại thần. Khen thưởng không bỏrơi kẻ thường dân”.Hàn Phi Tử phê phán nghiêm khắc tệ lũng đoạn quyền lực. Ông quan niệm phải thựchiện pháp luật vì lợi ích tối cao của toàn xã hội. Ông từng răn dạy: “nếu bỏ pháp thuật mà cứlàm theo tâm ý riêng khi trị nước thì có như các bậc thánh hiền Nghiêu, Thuấn cũng khônggiữ cho ngay ngắn được một nước”.15Song song với việc đề cao ý nghĩa của pháp luật, Hàn Phi Tử còn nhấn mạnh khái niệm“cao thuật, thuận thế”, ông chủ trương kêu gọi sự củng cố quyền lực từ phía những người caitrị nhà nước. Ông nói “cai trị bằng sức mạnh thì được làm vua”… “không cai trị bằng sứcmạnh thì dễ bị lật đổ”.v.v…Để giải thích chữ “thế” Hàn Phi Tử mở rộng những quan điểm của mình về nhà nước.Ông cho rằng lịch sử xã hội loài người luôn luôn biến đổi, không có chế độ xã hội nào là vĩnhviễn, kẻ cầm quyền phải căn cứ vào nhu cầu khách quan đương thời và xu thế của thời cuộcmà lập ra chế độ mới “gặp việc khác thường thì chuẩn bị thay đổi”,”không có thứ pháp luậtnào luôn luôn đúng” Hàn Phi Tử phê phán những quan niệm chính trị thủ cựu, đả kích chủnghĩa hoài cổ, tư tưởng yểm thế.v.v…Cuối cùng, trong học thuyết “pháp trị” của Hàn Phi Tử còn nổi bật quan niệm về nguồngốc sự bất bình đẳng xã hội, theo đó giàu nghèo nảy sinh vì sự lười biếng và tinh thần chịukhó lao động tiết kiệm. Sự bất bình đẳng xã hội dẫn đến tình trạng người bóc lột người, vàđiều này không có gì là khó hiểu bởi nó như quy luật đời thường.Ý nghĩa bao trùm tư tưởng của Hàn Phi Tử thể hiện ở những quan điểm chính trị phápluật thực tế. Những quan niệm đề cao giá trị các quy phạm pháp luật mà Hàn Phi Tử đưa ra đãphản ánh một cách nhìn nhận hoàn toàn khác hẳn so với Nho giáo, vì vậy khi Trung Quốc làmột quốc gia tập quyền thì “pháp trị” trở thành phương hướng cai trị chủ yếu của các vị“thiên tử” sau này.2.2. Các học thuyết chính trị - pháp lý ở phương Tây cổ đại2.2.1. Các học thuyết chính trị - pháp luật ở Hy Lạp cổ đạia] Khái quát chungHy Lạp cổ đại một trong những nôi văn hóa của nhân loại, ở đó các tư tưởng chính trịpháp ý đã hình thành và phát triển khá sớm, nhiều tư tưởng về sau được các nhà tư tưởng tưsản tiếp thu và phát triển.Lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý Hy Lạp cổ đại gắn liền với quá trình phát triển của xãhội và nhà nước Hy Lạp chiếm hữu nô lệ. Trong tiến trình phát triển của mình, tư tưởng chínhtrị pháp lý Hy Lạp cổ đại được hình thành ba giai đoạn chính, giai đoạn thứ nhất - thời kỳ sơkhai [thế kỷ VIII - VI TCN]. Thời kỳ phát sinh quan niệm về nhà nước và pháp luật gắn liềnvới sự hình thành nhà nước Hy Lạp cổ đại. Các quan niệm về nhà nước và pháp luật đã hìnhthành trong trường ca Ôđixê Iliát của nhà văn Hômer, trong trường ca tuyệt tác với nhan đề“Lao động và ngày tháng” của Ghexiôt [cuối thế kỷ V đầu thế kỷ VII TCN]. Giai đoạn thứhai [từ thế kỷ V đến nửa đầu thế kỷ IV TCN]. Đây là thời kỳ nở rộ của các tư tưởng chính trịpháp lý, triết học, trùng hợp với thời kỳ hưng thịnh và suy vong của nền dân chủ học thuyếtcủa Đêmôcrít, Xôcơrát, Platôn, Aristốt. Giai đoạn thứ ba [nửa sau thế kỷ IV đến thế kỷ IITCN] là thời kỳ suy thoái của nhà nước Hy Lạp cổ đại - thời kỳ các quốc gia thành thị HyLạp rơi vào quyền lực của A-Ma-Xê-đoan và sau đó là La Mã.16Sự ra đời, củng cố, hưng thịnh và cuối cùng là sự suy vong của nhà nước chiếm hữu nôlệ ở Hy Lạp luôn gắn liền với các cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt đầy máu và nước mắt.Những biến đổi sâu sắc của đời sống xã hội các quốc gia làm phát sinh nhu cầu tìm kiếm cácphương thức cai trị các quốc gia, từ đó chính trị, triết học đã xuất hiện với tư cách là mộttrong những lĩnh vực tri thức nhằm định hướng cho các hoạt động điều hành của các quốc giathành thị Hy Lạp cổ đại.Trong giới dân tự do hình thành hai phe phái với những quan điểm chính trị đối lập.Khẩu hiệu chung của phái dân chủ là đập tan chế độ chuyên chế, chuyên quyền độc đoán củatầng lớp quý tộc, giải phóng khỏi mọi sự nô dịch của giới quý tộc. Còn giới quý tộc bằng mọiphương thức nhằm duy trì địa vị thống trị xã hội của mình, duy trì trật tự xã hội với nhữngđặc quyền đặc lợi. Chính những quan điểm chính trị đối lập đó làm cho các cuộc giao tranhđẫm máu, triền miên giữa các quốc gia thành thị nhằm giành quyền lãnh đạo đất nước càngtrở nên khốc liệt. Song quan điểm chính trị giữa phái dân chủ và giới quý tộc có khác biệt đếnđâu đi nữa, thì quan điểm cơ bản lại giống nhau. Đó là sự thừa nhận chế độ sở hữu cá nhân làkhông thay đổi, chế độ nô lệ là đương nhiên phải có, những nô lệ không thuộc thành phầncông dân là không phải bàn cãi. Sự bất công xã hội là đương nhiên, nhà nước là tổ chứcquyền lực của người tự do và chỉ dành riêng cho họ, chỉ có họ mới có quyền lãnh đạo xã hội.Những người nô lệ luôn vẫn là nô lệ, không được tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội.Trong xã hội chiếm hữu nô lệ mâu thuẫn giai cấp chủ yếu hình thành vẫn là mâu thuẫngiữa nô lệ và chủ nô. Những người nô lệ muốn vùng lên phá tan gông cùm, xiềng xích củagiới chủ nô. Lòng căm thù, uất hận của họ nhiều khi đã bùng lên thành những cuộc khởinghĩa. Tuy vậy, cuộc đấu tranh bi thảm của người nô lệ, các phong trào sâu rộng của ngườidân mất quyền tự do nghèo đói đã có ảnh hưởng sâu sắc tới những quan điểm chính trị pháplý nhiều quan niệm về quyền tự nhiên về sự tự do bình đẳng cho tất cả mọi người trong xã hộiđã nảy sinh, làm cơ sở tư tưởng cho nhiều cuộc nổi dậy chống đối chế độ nô lệ và đòi thiết lậpmột nhà nước, xã hội, ở đó lao động trở thành nghĩa vụ của mọi người, không có sự phân biệtnghèo hèn.Những biến động xã hội sâu sắc, những cuộc tranh giành quyền binh giữa các phe pháidân tự do, những cuộc nổi dậy của nô lệ có ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm chính trị pháp lýkhác nhau của các nhà tư tưởng thời đại đó ở Hy Lạp cổ đại.Các quan niệm hoang đường về nhà nước và pháp luật đã từng bước nhường chỗ chophương pháp triết học [Pitago; He-ra-cơ-lít], phương pháp diễn giải của các nhà ngụy biện,phương pháp phân tích khách quan lôgích của [Xôcrat,Platôn] và cho các hình thức phôi thaicủa [Arixtot], phương pháp lịch sử chính trị về nhà nước và pháp luật của [Pôlibi]. Đây là đặcđiểm nổi bật của các học thuyết chính trị pháp lý ở Hy Lạp cổ đại.b. Các tư tưởng chính trị pháp lý thời sơ kỳ [VII - VI TCN]Sự tan rã của chế độ thị tộc dẫn đến sự ra đời của nhà nước là một quy luật tất yếu củalịch sử. Nhà nước ra đời do nhiều nguyên nhân khách quan và yếu tố chủ quan khác nhau.Những quan điểm chính trị pháp lý phủ nhận một động lực thúc đẩy sự ra đời của nhà nước vì17rằng “mọi cuộc chiến tranh trước khi nổ ra trên thực tế, nó đã bùng lên ở trong đầu conngười”.Cùng với sự tan rã các quan hệ thị tộc - bộ lạc đã chín muồi mầm mống quyền lực chínhtrị pháp lý trong điều kiện sự phân hóa mạnh mẽ của các công xã, sự giàu nghèo của các tầnglớp dân cư, tầng lớp quý tộc thừa kế ngày một trở nên giàu có đã tách ra thành một lực lượngxã hội, áp dụng các thể chế truyền thống để củng cố địa vị của mình tầng lớp quý tộc này đãchính thức hóa sở hữu các nhân của mình nhằm bóc lột ngày càng nhiều của cải xã hội củacác cư dân bộ lạc. Điều đó làm cho chế độ thị tộc càng nhanh chóng tan rã, và các tổ chức“quyền lực xã hội” của chế độ thị tộc dần trở thành công cụ công quyền thống trị nhữngngười dân không có tài sản.Các huyền thoại Hy Lạp cổ đại phần lớn thể hiện bằng thơ ca, sau đó được đưa vàotrường ca của Hô-me và Ghêxiôt. Theo các trường ca này thì việc thiết lập quyền lực của cácthiên thần trên dãy núi Ôlempơ có quan hệ trực tiếp với việc thiết lập công bằng, trật tự củamột nhà nước, nói một cách khác nhà nước phải có thứ bậc như thứ bậc của các thần linh.Trong các trường ca, các vị thần xuất hiện như những người bảo vệ tối cao cho công bằng,bình đẳng, trừng phạt nghiêm khắc những kẻ gây ra bạo lực, đau thương. Công bằng theoHôme là cơ sở và nguyên tắc của tập quán pháp. Tập quán pháp là sự cụ thể hóa công bằngvĩnh cửu.Một trong những văn bản đầu tiên ghi chép về sự khởi đầu của việc thiết lập chính quyềnnhà nước cổ Hy Lạp là bản trường ca tuyệt tác của Ghêxiôt mang nặng màu sắc bi ai củangười nông dân bị phá sản miền Bêôti, với nhan đề “Lao động và ngày tháng” [cuối thế kỷVIII - đầu thế kỷ VII TCN].Nhà thơ nuối tiếc chế độ phụ hệ đang biến mất. Ông buồn vì “thế kỷ hoàng kim”, thiênđường vĩnh viễn tan đi trong màn sương của quá khứ xa xôi. Ông căm giận trước sự phụthuộc hoàn toàn của những người tốt và hảo tâm vào bọn khốn nạn và tàn ác. Ghêxiôt tứcgiận khi phải chứng kiến sự lộng hành của “bọn vua chúa ăn hại dốt nát” [tức là giới quý tộc]cầm quyền. Chúng được tôn kính như thần thánh, chúng xét xử và trừng phạt, giải quyết cáccuộc tranh chấp, mặc dù bản thân chúng ngập ngụa trong sự dối trá và ăn hối lộ. Pháp luậthoàn toàn thuộc về sức mạnh, đau khổ được dành cho những ai có ý định tranh cãi với kẻmạnh để tìm ra chân lý. Trong thâm tâm Ghêxiôt, người đầu tiên thể hiện ý thức giai cấp đangtrỗi dậy trong tầng lớp nông dân, đã không thấy chút hy vọng nào là có ngày chân lý sẽ thắng.Trường ca “Lao động và ngày tháng” có những lời đe dọa trực tiếp bọn áp bức. Thần Dớt sẽvung kiếm chém đầu bọn áp bức, sớm hay muộn người sẽ trị tội bọn lộng quyền, cướp bóc vàlừa đảo. Nó như một lời cảnh tỉnh đối với chế độ đương thời.Trường ca của Ghêxiôt cho rằng thượng đế là thần sáng tạo ra các nguyên tắc và sứcmạnh của pháp luật, của đạo đức luân lý vốn có. Luận thuyết này về sau được bổ sung và pháttriển với các tác giả của “Các gia đình của những nhà hiền triết”, như Pitắc, Xô-lông. Tất cảhọ đều khẳng định các đạo luật thống trị sự công bằng trong đời sống nhà nước, xã hội. Ngàynay khi nghiên cứu về nhà nước pháp quyền đều có quan niệm chung rằng tư tưởng về sự18thống trị của luật trong đời sống nhà nước, xã hội hình thành từ rất sớm, nó là phương tiệnđảm bảo cho xã hội công bằng.Xôlông [638-559] là trong bảy nhà hiền triết, nhà hoạt động chính trị, nhà hoạt động nhànước và hoạt động lập pháp. Ông đã tiến hành một loạt cải cách nhằm xóa bỏ sự hỗn loạntrong các quốc gia thành thị và hòa giải các phe phái thù địch. Về các quy chế của ôngĂngghen viết “vì chế độ thị tộc không thể giúp đỡ nhân dân bị bóc lột, nên nhân dân bị bóclột chỉ còn cách trông cậy vào nhà nước vừa mới ra đời. Và nhà nước đã đến cứu giúp nhândân bằng các quy chế của Xôlông…”.Với các cuộc cải điền địa chính trị ông đã xóa bỏ chế độ nô lệ nợ nần, quy định mức sởhữu đất đai cao nhất, quyền chính trị và nghĩa vụ công dân tương ứng với sở hữu điền địa.Với sự thiết lập các cơ quan mới [hội đồng 400 và đoàn bồi thẩm], việc điều hành cũng đượccải cách. Tiêu chuẩn được bầu để giữ các chức vụ hành chính là mức tài sản. Phải chăng cáccuộc cải cách của ông vẫn là nhằm bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc trong xã hội, đồng thờinhằm “cải thiện” đời sống cư dân, ý nghĩa các biện pháp do Xôlông áp dụng trong các cuộccải cách theo Ăngghen là ở chỗ đã “mở đầu một loạt những cái mà người ta gọi là những cuộccách mạng chính trị, bằng cách xâm phạm vào tài sản”. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, để cảicách chính trị ông đã bắt đầu bằng cải cách kinh tế.Lý tưởng của ông là nền dân chủ tuyển cử ôn hòa, một chế độ mà lãnh đạo xã hội lànhững người quyền quý, cao sang và giàu có [các nhà công nghiệp, thương nhân], còn nhândân thì chỉ có quyền lựa chọn và giám sát các quan chức. Điều đảm bảo cho sự bình yên quốcgia là chính quyền và luật pháp cứng rắn: “…tình trạng vô chính phủ sẽ đem lại bao tai họa,đưa thành phố tới chỗ diệt vong. Chỉ có pháp luật mới thiết lập được trật tự và tạo nên sựthống nhất”.Có thể nói toàn bộ tư tưởng chính trị - pháp lý của ông được thể hiện trong câu nổi tiếngcủa mình: “Ta giải phóng cho các ngươi bằng quyền lực của luật, hãy kết hợp sức mạnh vàpháp luật”. Như vậy, ông đã đặt pháp luật ngang bằng với quyền lực [sức mạnh] có ý nghĩađặt pháp luật ngang hàng với nhà nước, đó là hai nhân tố đảm bảo cho sự tự do, bình đẳngtrong xã hội. Sức mạnh ở đây là sức mạnh chính thống, sức mạnh quyền lực. Sau này, nói vềông, Arixtốt cho rằng chính Xôlông đặt nền tảng cho những nguyên lý dân chủ.Tuy vậy, do những hạn chế của thời đại và lịch sử các quan điểm của Xôlông mang dấuấn của sự thỏa hiệp giai cấp. Nhà tư tưởng thuộc tầng lớp quý tộc thượng lưu đã mong muốnthông qua một số nhượng bộ cho nhân dân và hạn chế bớt một số đặc quyền đặc lợi của quýtộc cũ, để đạt được sự tăng cường quyền uy chính trị của các giới sản xuất kinh doanh chủ nôvà qua đó thủ tiêu sự chém giết và tranh giành quyền lực lẫn nhau ở Aten.Nếu như Ghêxítôt đứng về phía những người nông dân phá sản không nhà cửa, ruộngvườn, ngày càng bị bần cùng hóa, Xôlông đại diện cho tầng lớp thị dân đang lên, thì Pitago[580-500 TCN] đưa ra học thuyết về cơ bản bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc.19Tư tưởng cải biến chính trị - pháp lý của ông dựa trên cơ sở triết học. Học thuyết về cáccon số của Pitago đóng vai trò quan trọng trong việc biểu hiện các hiện tượng chính trị pháplý. Ông cho rằng con số là cái đầu tiên và là bản chất của thế giới tự nhiên cũng như xã hội.Về pháp luật Pitago là một trong những người đầu tiên xây dựng lý thuyết về sự bìnhđẳng. Pháp luật, theo ông là phương tiện bằng nhau để bình thường hóa các quan hệ bất bìnhđẳng và của các cá nhân bất bình đẳng. Công bằng chính là sự đền bù bằng nhau. Ông chorằng sự công bằng là tiêu chuẩn, cơ sở để con người xử sự với nhau.Luận thuyết trung tâm của Pitago là nhằm chống những người bình dân [demos] và thiếtchế nhà nước dân chủ. Chẳng hạn như việc điều hành xã hội thuộc về tầng lớp những ngườiđược giáo dục thẩm mỹ - tín ngưỡng đặc biệt và hơn hẳn người khác về trí tuệ và đức hạnh[kiểu như tinh thần quý tộc]. Ông kêu gọi vâng lời người trên và cha mẹ, hoàn toàn tuân thủngười cầm quyền và điều tệ hại nhất trong xã hội chính là tình trạng không có lãnh đạo,không có chính quyền.Phải chăng ông đã coi trật tự trong nhà nước như trật tự trong gia đình và đó cũng là tưtưởng về đẳng cấp xã hội của ông, muốn cố níu giữ chế độ các quốc gia thị dân đang lụi tàn,muốn thiết lập một nền quân chủ, loại trừ những người nông dân phá sản khỏi đời sống chínhtrị.Tuy vậy, cũng không thể hoàn toàn đánh đồng học thuyết chính trị của Pitago với tưtưởng của giới quý tộc thị tộc đang tàn lụi. Những người theo phái Pitago không ngăn cản sựphát triển các quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ mối mà ủng hộ sự phát triển các ngành nghềvà thương mại. Pitago đòi cần phải thực hiện các mệnh lệnh của nhà nước, tuân thủ pháp luậtđược ban hành, những điều được ông đặt cao hơn các phong tục cổ truyền không thành văn.Với những quan điểm đó về pháp luật đã đặt ông vào một trong những nhà “pháp trị”.Hêraclit [530-470 TCN] là nhà triết học duy vật vĩ đại thuộc phái quý tộc thị tộc. Quan điểmchính trị - pháp lý của ông gắn liền với các quan niệm triết học. Theo ông, tư duy vốn cho conngười tất cả, song trí tuệ về quản lý chung có ý nghĩa bắt buộc. Đời sống nhà nước và phápluật cần phải tuân theo trí tuệ về quản lý. Hêraclit không giấu giếm sự căm thù của mình đốivới nhân dân. Đối với nhà triết học, một con người hơn cả chục ngàn người nếu như người đótuyệt hảo nhất. Nhiều người [tức dân chúng] thì tồi, còn một số ít thì tốt. Sự phục tùng ýnguyện một người là quy luật tất yếu.Ông cho rằng “sự tuân thủ ý chí của nhà quản lý tốt, đó là luật”. Vì vậy Hêraclit nhấnmạnh rằng, để xây dựng và thông qua luật không cần phải có sự tham gia, đồng ý chung củaHội nghị nhân dân. Cái chính trong nội dung của luật là sự phù hợp với trí tuệ quản lý. Trí tuệcủa một người tốt nhất còn hơn trí tuệ của nhiều người. Ông cho rằng thế giới được tạo nênbởi những mâu thuẫn. Tất cả đều sinh ra trong một cuộc chiến tranh giữa các sức mạnh đốikháng, chiến tranh. Chiến tranh được dùng để giải quyết mọi mâu thuẫn. Về quyền, theoHêraclit là con đẻ của chiến tranh và sự tất yếu. Đồng thời, nó dường như là sự phản ánh củaluật thiên định muôn đời. Hêraclit đưa ra tư tưởng thú vị về những đặc tính của quyền mà saunày được áp dụng và phát triển. Ông nói, những khái niệm về công bằng và bất công được20hình thành bởi chính con người, bởi lẽ đối với trời [trờ của Hêraclit đồng nhất với thiên nhiên,vũ trụ tồn tại một cách khách quan] tất cả đều hoàn mỹ và cân bằng. Hêraclit hết sức coi trọngpháp luật như phương thức thực hiện cái phổ biến. Các thành phố phải được thiết lập trên cơsở pháp luật; người ta phải đấu tranh cho pháp luật như đấu tranh cho thành lũy của thành phốquê hương.Sự chú trọng của Hêraclit tới vai trò của pháp luật thành văn [như ta đã thấy ở Xôlông vàPitago] cho phép kết luận là quan niệm về quyền chính trị của Hêraclit ở một vài điểm đã xarời với những quan niệm của giới quý tộc thị tộc truyền thống, tầng lớp kiên trì bảo vệ nhữngtập tục cổ truyền nhằm củng cố pháp luật. Hêraclit đã mang sắc thái phê phán sự thay đổithường xuyên hình thức điều hành và đòi hỏi trật tự nghiêm khắc và ổn định đời sống xã hội.c. Thời kỳ nở rộ các tư tưởng chính trị pháp lý [thế kỷ V - IV TCN]Cùng với sự phát triển của xã hội, nền dân chủ chiếm hữu nô lệ hình thành và phát triển,bất chấp mọi sự phản kháng nghiệt ngã của giới thị dân đối lập, nó được thiết lập ở nhiều nơi,dưới nhiều phương diện khác nhau. Hệ tư tưởng chính trị - pháp luật thế kỷ V - IV TCN đãđạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực lý luận về nhà nước và pháp luật và tham giatích cực cuộc đấu tranh giai cấp. Nó vượt xa khỏi vòng tù túng của tín ngưỡng, huyền thoại.Nhưng vấn đề chính trị giờ đây ngày càng mất dần đi tính thần bí. Các nhà tư tưởng của giaicấp thống trị đã soạn thảo được một học thuyết về sự hoàn thiện và đầy đủ của nhà nướcchiếm hữu nô lệ. Sau đó là đến thời kỳ tìm kiếm miệt mài các phương án và sơ đồ khác nhauvề một quốc gia lý tưởng - cần phải củng cố hệ thống quốc gia thành thị đang bắt đầu hấp hối.Các nhà tư tưởng, những người thể hiện ý nguyện của các tầng lớp xã hội dạ đẳng đã tiếnhành phê phán kiểu nhà nước và pháp luật đương thời, cùng với việc chỉ ra những khác biệtgiữa những quy phạm “pháp quyền tự nhiên” với các thiết chế chính trị - pháp lý thực định.Lịch sử phát triển tư tưởng về nhà nước và pháp luật cổ Hy lạp được đánh dấu bằng hệtư tưởng của một trong những trí tuệ thiên tài thời kỳ cổ đại: Đêmôcrít [460-370 TCN]. Làngười đầu tiên lý giải một cách khoa học về sự xuất hiện và hình thành con người, ông coi đólà một quá trình phát triển tự nhiên của thế giới. Sự ra đời, tồn tại của nhà nước, pháp luật làmột quá trình phát triển tự nhiên và tất yếu.Ở ông, nhà nước và pháp luật đã xuất hiện không hề phụ thuộc vào một thế lực thần bínào. Sự xuất hiện của chúng là kết quả đấu tranh lâu dài của con người bị thiếu thốn và đè néntrong xã hội tiền văn minh buộc phải sống liên kết với nhau thành cộng đồng. Nhà nước là sựthể hiện các quyền lợi chung của các công dân trong đó. Nó chỉ thể thực hiện vai trò nềnmóng cho những người Hy lạp tự do trong những điều kiện tiên quyết sau:a] Phải có sự tuân thủ chính xác của tất cả mọi người đối với luật pháp và có những hànhvi phù hợp với vai trò là thành viên trong thành bang;b] Phải có sự bình đẳng và nhất trí của mọi công dân;c] Không có nội chiến.21Phải chăng chính Đêmôcrít đã đặt viên gạch đầu tiên cho quan niệm pháp chế ở nhữngthời đại sau nếu nói theo ngôn ngữ ngày nay. Theo ông các đạo luật là phương tiện bảo đảmcho đời sống thuận lợi của con người trong mối quan hệ với nhà nước và xã hội.Để đạt được điều đó cần xóa bỏ những thái cực và làm sao cho chúng không thể xảy ra,“trong mọi thứ, bình đẳng là tuyệt diệu… Sự thừa thãi và thiếu thốn không làm tôi ưa thích”.Đêmôcrít không mệt mỏi đưa ra những luận chứng về sự hoà giải chung. Luận chứng này củaông mang màu sắc chính trị rõ rệt. “Sự nghèo đói trong một quốc gia dân chủ phải được đánhgiá cao hơn cuộc sống hạnh phúc trong chế độ quân chủ, cũng như tự do hơn nô lệ vậy”. Ởđâu mà sự tương phản về sở hữu giảm đi, người giàu có sự cảm thông, tình hữu ái, sự bảo vệlẫn nhau và bao điều phúc đức khác không thể tính đếm được”.Không giản đơn tách chính trị và quản lý ra khỏi tự nhiên, Đêmôcrít đã tuyên bố chínhtrị và quản lý là kết quả của những nỗ lực của con người. Ông coi chính trị và quản lý là mộtnghệ thuật diệu kỳ. Theo ông quyền lực trong các cơ quan hành chính phải thuộc về nhữngngười có trí tuệ và hiểu biết. “Đạo đức đòi hỏi phải có sự tuân thủ pháp luật, chính quyền vàsự hơn hẳn về trí tuệ. Thật khổ tâm khi phải chịu sự lãnh đạo của một người thấp kém hơn.Điều hợp lẽ tự nhiên là người giỏi hơn phải nắm quyền điều hành”. Với cách nhìn khoa học,ông cho rằng mọi người được giáo dục và đào tạo thích đáng đều có thể điều hành được côngviệc nhà nước, rằng tri thức không phải là sự thiên bẩm của con người.Từ giữa thế kỷ V TCN ở nhiều nơi khác nhau của Hy lạp đã xuất hiện những nhà báchọc đặc biệt, họ tự cho mình là “những bậc thầy triết học” [các nhà ngụy biện], làm nhiệm vụdạy kiến thức và kỹ năng hoạt động chính trị. Những nhà ngụy biện có nhiều quan điểm khácnhau về triết học, chính trị và pháp lý, từ đó hình thành hai trường phái: Phái tiến bộ gồmnhững người bảo vệ nền dân chủ và mang lại sự khai sáng [Prôtago, Goócghi, Antiphôn,Ghippi, Prôđích, Licôphrôn, Akiđam]; còn phái khác là phái phản động, tự do vô chính phủvà cá nhân chủ nghĩa, bảo vệ tầng lớp quý tộc chuyên quyền [Phrađimác, Cacliclơ, Criti.v.v…]Là một trong những người đầu tiên soạn thảo các vấn đề mấu chốt của học thuyết về“pháp luật tự nhiên”, các nhà ngụy biện cho rằng, chính trị không phải là việc của thiên đình,cũng không phải là sản phẩm của tạo hóa sinh ra; Nhà nước và pháp luật là kết quả sự thểhiện ý chí cá nhân, sản phẩm của sự thống nhất nhận thức do mọi người thỏa thuận với nhau,đó là những định chế nhân tạo hình thành trên cơ sở những thỏa thuận có nhiệm vụ đảm bảoan ninh chung và thỏa mãn những nguyện vọng, nhu cầu cá nhân của công dân, bảo vệ cácquyền tự do của họ. Theo Prôtago, sự cần thiết của nhà nước là ở chỗ, không có nhà nước thìđời sống nhân loại không thể có được.Đặc trưng của mối quan hệ được hình thành giữa tự nhiên và chính trị không chỉ là ở chỗchúng tồn tại bên nhau, mà còn cả trong mâu thuẫn giữa chính trị với tự nhiên. Luật pháp chếngự tự nhiên và làm biến đổi nó [Ghippi]. theo quan điểm tự nhiên tính cao thượng có nguồngốc chỉ là “những lời trống rỗng” [Licôphrôn]. Về mặt tự nhiên, mọi người đều bình đẳng22[Antiphrôn]. Tự nhiên không sinh ra ai để làm nô lệ cả [Ankiđam]. Đối với những nhà ngụybiện tư duy cấp tiến thì tự nhiên hoàn toàn bình đẳng tuyệt đối.Còn pháp luật của nhà nước thì sao? Những luận điểm được trình bày trong đó về cácquyền và vô quyền chỉ có tính ước lệ và thường biến đổi [Prôtago]. Chúng là một thứ chuyênchế, bởi vì chúng buộc con người phải hành động trái với bản tính của mình [Ghippi]. Quyềnlà lợi tức và sức mạnh của kẻ có quyền cao gắn cho người dưới quyền [Phradimác]. Pháp luậtcủa nhà nước được đem áp đặt cho dân chúng, cho nên người thượng đẳng [quý tộc] có quyềntuân thủ chúng một cách tùy tiện [Caliclơ]. Ở đây nổi bật lên những tư tưởng xã hội tiến bộcủa các nhà ngụy biện, cũng như tính tương đối đặc trưng phần đông trong việc đánh giá tínhchất pháp luật. Song, điều đó không phải là điểm cơ bản trong việc đánh giá các nhà ngụybiện, mà hoàn toàn ở điểm khác.Do những nguyên nhân khác nhau, khi phê phán pháp luật hiện hành dựa trên lập trườngpháp lý tự nhiên, những người đại diện cho cả hai trường phái của các nhà ngụy biện đãtương đối khách quan vạch rõ sự phụ thuộc chặt chẽ của nội dung luật pháp không phải vàotự nhiên - người mẹ, mà vào sự phối hợp các lực lượng chính trị đương thời tồn tại trong quốcgia. Chính Phalây ở Khankêđôn đã nhận thấy nguồn gốc của vấn đề và tuyên bố rằng vấn đềchủ yếu trong tổ chức chính trị - đó là chế độ sở hữu.Tư duy chính trị nửa sau thế kỷ V TCN không chỉ xác lập chế định nội dung của các quyphạm pháp luật bằng quyền lợi của các nhóm xã hội khác nhau, nó còn ý thức rõ rệt hơn rằngcác mâu thuẫn về quyền lợi xã hội nảy sinh do việc phân chia sở hữu không đồng đều, điềuđó đã làm suy yếu quốc gia - thành thị. Từ đó nảy sinh các kế hoạch mang tính chất cào bằngvà không tưởng về việc tổ chức lại xã hội chiếm hữu nô lệ và nhà nước trên cơ sở giữ nguyênchế độ nô lệ.Phalây đưa ra việc cào bằng sở hữu đất đai trong quá trình thành lập các quốc gia. Nhànước dẫu sao cũng được thiết lập trên nền tảng những khác biệt sở hữu của công dân, cầnvượt qua những khác biệt trong sở hữu của công dân, cần vượt qua những khác biệt đó vàcủng cố các đô thị bằng con đường điều tiết các mức tài sản thuộc của hồi môn trong các cuộchôn nhân của người tự do. Trong hình mẫu quốc gia có phạm vi không lớn do Phalây đưa ra,ông cho rằng cần phải tiến hành chuyển hóa tất cả thợ thủ công thành nô lệ.Gipôđam, người theo phái Pitago mới, ở Mile, là tác giả của học thuyết không tưởng, đãđể lại dấu ấn trong lịch sử các học thuyết chính trị. Ông mơ ước về một nhà nước chỉ vẻn vẹncó khoảng 10 ngàn người. Ở đó cấc công dân sẽ được phân chia thành ba giai cấp cách biệtnhau là: các chiến binh vũ trang bảo vệ đất nước, nông dân và thợ thủ công. Chỉ có các “chiếnbinh” mới được bầu vào các chức vụ của nhà nước. Nông dân bị cấm có vũ khí, còn thợ thủcông không có quyền có vũ khí và sở hữu ruộng đất. Các tài năng hữu ích cho xã hội đượcnhà nước ủng hộ, trợ giúp.Mặc dù Gipôđam tuyên bố các cơ quan nhà nước đều do nhân dân bầu ra, song thật dễnhận thấy trên thực tế dù “dân chủ” đến đâu cũng đều dựa vào cơ cấu thành phần như mô tả ởtrên.23Vào một phần ba cuối thế kỷ V TCN, sự bất đồng giữa các nhóm cấp tiến thành thị vớitập đoàn địa chủ báo thù Aten tăng lên nghiêm trọng. Những bất đồng này càng trở nên sâusắc cùng với sự khủng hoảng của đế chế Aten. Trong hoàn cảnh cực kỳ căng thẳng này,Xôcrát [469 - 399 TCN] đã trở thành người lừng danh. Giống như các nhà ngụy biện, ôngcũng tự coi mình là nhà hiền triết, đấu tranh cho sự khai sáng. Xôcrát chủ tâm không viết mộttác phẩm nào cả, mà chỉ đơn thuần truyền khẩu những quan niệm của mình, cho nên việcphân tích các quan điểm chính trị đầy mâu thuẫn của ông hết sức khó khăn.Xôcrát căm ghét nền dân chủ “cực đoan” hình thành ở Aten và những đại diện của nó.Ông thể hiện rõ việc ủng hộ thể chế quý tộc của Xpacta. Xôcrát không hài lòng với việc sốđông thường dân, những người tầm thường, vụng về và dốt nát tham gia vào công việc điềuhành nhà nước. Ông cho rằng đứng đầu quốc gia, giữ các trọng trách nhà nước phải thuộc vềthiểu số những người được lựa chọn, được chuẩn bị cần thiết để lãnh đạo chính trị.Theo Xôcrát, nhà nước là điều ác không thể bình tâm trao mình cho điều quan trọng nhấtcủa cuộc đời là tự hoàn thiện đạo đức. Cần tận tâm thực hiện mọi đòi hỏi của chính quyền vàtuyệt đối phục tùng nó. Khi sống trong một quốc gia, người công dân dường như đã ký mộtbản hợp đồng về việc tuân thủ tuyệt đố các đạo luật của nó, cho dù những đạo luật ấy tốt hayxấu. Xã hội không thể tồn tại nếu như các đạo luật bất lực. Giá trị cao nhất là công lý, nghĩa làsống tuân thủ pháp luật nhà nước.Xôcrát là một nhân vật đầy mâu thuẫn, các quan điểm của ông cho đến nay vẫn gây nênnhiều tranh luận. Thí dụ, như việc ông cho rằng cần lựa chọn các quan chức theo kiểu rútthăm có đồng nhất với việc phủ nhận dân chủ nói chung không?. Việc tôn sùng quá mức phápluật có dung hợp được với sự coi thường luật pháp Aten từ phía tập đoàn thống trị haykhông?. Lẽ nào không phải chính Xôcrát đã gây nên sự tức giận cho giai cấp chủ nô khi ôngcoi việc lao động chân tay là trách nhiệm của mỗi công dân tự do, chứ đâu phải là bổn phậncủa riêng những người nô lệ?. Cuối cùng, phải chăng không phải chính ông đã dạy rằng đạođức, lòng trung thực, thói quen hành động hoàn toàn biến con người một cách có ý thức thànhthực thể không biết làm điều ác?. Thực ra, nếu đánh giá Xôcrát chỉ là phản động thì không thểgiải thích thỏa đáng được mọi nét đa dạng trong các quan điểm chính trị cấp tiến và suy thoáicủa nhà tư tưởng này.Vào lúc giao thời giữa thế kỷ V và IV TCN, nền dân chủ ở Aten đã phải trải qua nhữngthử thách khắc nghiệt cả ở bên trong cũng như bên ngoài [các cuộc đảo chính trong giới cầmquyền năm 411 TCN, sự tan rã của liên minh miền biển Aten và sự đầu hàng của nó trướcXpacta].Platôn [427 - 347 TCN] là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại, là học tròcủa Xôcrát và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Xôcrát. Ông là người sáng lập ra chủ nghĩa duytâm triết học. Những quan điểm chính trị - pháp lý của ông luôn thay đổi trong suốt đời sángtạo của ông.Tư tưởng nhà nước và pháp luật của Platôn được trình bày chủ yếu trong hai tác phẩmđối thoại lớn là “Nhà nước” và “Các luật”. Các quan điểm về nhà nước và pháp luật của ông24đều được nâng lên thành lý trí. Nhà nước lý tưởng, theo ông, đó là khả năng biểu hiện cực đạicủa tư tưởng. Ở ông sớm hình thành tư tưởng phân quyền dưới hình thức phân công lao độnggiữa những hạng người khác nhau trong xã hội, tư tưởng đó có sự gần gũi thuyết giáoBlamôn. Ông cho rằng, nguyên tắc cơ bản của “xã hội lý tưởng” vốn là “một cơ thể thốngnhất không bị phân chia” là sự phân công lao động giữa các tầng lớp người khác nhau. Nhữngnhà triết học, những nhà quân sự, những người lao động [thợ thủ công và nông dân]. Từ đóông cho rằng phân công lao động trong bộ máy nhà nước là cần thiết. Lập pháp, hành pháp vàtư pháp đều là những hoạt động nhà nước “cùng nhằm vào một đối tượng, nhưng đồng thờichúng khác nhau”. Về điều này, Mác đã đánh giá một cách sâu sắc các hình ảnh hiện thựctrong học thuyết không tưởng của Platôn: “Chừng nào nước cộng hòa Platôn, sự phân cônglao động còn được coi là nguyên tắc cấu tạo quốc gia, thì nước đó chỉ là sự lý tưởng hóa theokiểu Aten chế độ đẳng cấp Ai Cập”.Theo Platôn, hình thức chính trị tương ứng của một nhà nước lý tưởng là nước cộng hòaquý tộc kiểu Xpacta, trong đó giới chóp bu của giai cấp chủ nô cầm quyền có khả năng dườngnhư hiểu được những tư tưởng siêu đẳng và nắm được phương pháp cai trị đối với toàn bộđám đông dân chúng còn lại.Về mặt hình thức, nhà nước lý tưởng có thể được thiết lập, theo Platôn, hoặc là theo hìnhthức quân chủ, hoặc theo hình thức quý tộc. Ông cho rằng mọi thể chế nhà nước tồn tại trênthực tế đều đối lập với lý tưởng chính trị và là hình mẫu phản diện của thiết chế xã hội. Ôngnhận xét tinh tế: “Cho dù là nhà nước nào đi nữa thì trong nó bao giờ cũng có hai nhà nướcthù địch lẫn nhau: một là nhà nước của người giàu có, còn nhà nước kia là của kẻ nghèo khổ”.Trong vấn đề này không thể không công nhận tính hiện thực của Platôn.Để tạo ra sự bền vững không gì lay chuyển nổi cho nhà nước lý tưởng của mình, Platôncho rằng cần có sự thống nhất về sở hữu, phụ nữ, trẻ em và lối sống đối với các nhà triết họcvà chiến binh là sự giáo dục của nhà nước đối với các tầng lớp này.Nhà nước lý tưởng của Platôn đã không trở thành hiện thực. Ông ta chỉ còn cách thanvãn là dự án của mình [mô tả trong “Nhà nước”] - “chỉ dành cho thánh thần và con cháuthánh thần”. Ông bắt đầu tìm kiếm phương án cải cách thể chế nhà nước và pháp luật.Platôn tiếp tục bảo vệ nguyên tắc bất công xã hội và tinh chế định phạm vi các quyềnchính trị của công dân tùy thuộc thành phần xã hội của người đó. Trong số các công dân đượcchia thành 4 giai cấp [bao gồm cả thảy 5040 người], giờ đây không kể thợ thủ công và thươngnhân [“Các luật”, quyển 8]. Làm ruộng là công việc của nô lệ. Thường dân bị cấm sinh sốngở các đô thị. Tài sản chung của các nhà triết học và chiến binh được bãi bỏ. Xóa bỏ sự phâncực nguy hiểm về tài sản do sở hữu cá nhân sinh ra. Platôn đề nghị chuyển giao toàn bộ tàisản cá nhân vượt quá mức tối đa quy định cho nhà nước.Cũng như trước đây, việc điều hành nhà nước thuộc về người thượng lưu bao gồm cácnhà triết học và am hiểu chân lý. Giờ đây, điều cần nhấn mạnh thêm, họ phải là những côngdân cao tuổi và hiểu biết nhất. Các cuộc bầu cử và các cơ quan bầu cử mang tính hình thức doPlatôn đưa ra đã không làm thay đổi được cái cốt lõi của vấn đề, bởi lẽ đặc quyền của những25

Video liên quan

Chủ Đề