Lê hồng thái hợp thành là ai

Cảng Quy Nhơn là cảng biển trọng điểm khu vực miền Trung.

Thanh tra Chính phủ vừa công bố Kết luận Thanh tra quá trình cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn. Kết luận được đưa ra sau hơn một năm rưỡi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thanh tra vào cuối tháng Hai năm ngoái.

Kết luận chỉ ra loạt sai phạm của nhiều cơ quan, tổ chức, từ Vinalines, UBND tỉnh Bình Định cho đến Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Chính phủ.

Vụ việc được Thanh tra Chính phủ xác định có liên quan đến nhiều cơ quan từ địa phương đến trung ương, đặt ra băn khoăn lớn về CTCP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành - doanh nghiệp đã mua 75% phần vốn Nhà nước tại Cảng Quy Nhơn trong một thời gian ngắn.

Theo kết luận thanh tra, Bộ GTVT đã có hai quyết định có nội dung vi phạm pháp luật, dẫn đến việc Vinalines chuyển nhượng toàn bộ 75% vốn Cảng Quy Nhơn cho Khoáng sản Hợp Thành.

Trước thương vụ Cảng Quy Nhơn, Khoáng sản Hợp Thành đã được biết đến với nhiều thương vụ đình đám ở phía Bắc, chủ yếu liên quan tới các ngành dầu khí và giao thông.

Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, doanh nhân Lê Hồng Thái thành lập Công ty TNHH Hợp Thành tại TP. Thái Bình, chuyên sản xuất xơ sợi polyester. Đi lên từ sản phẩm có nguồn gốc dầu mỏ, giai đoạn phát triển nhanh chóng của Hợp Thành cũng gắn liền với các đối tác trong ngành này.

Cuối tháng 9/2010, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp Dầu khí [PVC] Trịnh Xuân Thanh ký tờ trình bầu bổ sung ông Lê Hồng Thái làm Uỷ viên HĐQT của PVC. Ông Thái là đại diện do nhóm cổ đông Ngân hàng Đại Dương [OceanBank] và CTCP Chứng khoán Thăng Long đề cử.

Trước đó, ông Lê Hồng Thái đã có hai năm làm Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Imico [PVC-IMICO] - đơn vị thành viên của PVC.

CTCP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành - nhà đầu tư chiến lược sở hữu Cảng Quy Nhơn được ông Lê Hồng Thái thành lập năm 2007 và nhanh chóng phát triển trở thành một tập đoàn đa ngành với quy mô rất lớn.

Sau 6 năm hoạt động, vào thời điểm bắt đầu thâu tóm Cảng Quy Nhơn [năm 2013], Khoáng Sản Hợp Thành có tổng tài sản 2.733,6 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 460 tỷ đồng, nắm trong tay một loạt công ty con như Công ty Gang thép Hà Tĩnh, Công ty Sắt Vũ Quang, Công ty Hoá Cốc Hà Tĩnh, Công ty Khoáng sản Vạn Lợi Quảng Ngãi, Công ty sản xuất Sô Đa Chu Lai, Công ty Khoáng sản Miền Trung...

Cũng trong khoảng thời gian này, Khoáng sản Hợp Thành đầu tư mạnh vào mảng bất động sản với dự án 132 Nguyễn Trãi, 69 Nguyễn Du, tòa nhà văn phòng Mitec, dự án khách sạn SeaDragon tại Quảng Ninh, dự án HH3–Khu đô thị Nam An Khánh, tòa nhà văn phòng số 2 Lê Văn Lương...

Sau đó, doanh nghiệp này tiếp tục gây chú ý bằng việc mua 24,27% cổ phần cảng Vinalines Đình Vũ hay thương vụ 'sang tay' Khách sạn Deawoo đình đám.

Về thương vụ mua bán Khách sạn Daewoo, như Nhadautu.vn đã đề cập trong một bài viết gần đây, Hợp Thành hiện không còn nắm vốn chi phối tại khu phức hợp khách sạn - văn phòng - hội nghị 5 sao giữa lòng Thủ đô, mà thế chỗ là CTCP Bông Sen - pháp nhân có liên hệ tới một tập đoàn bất động sản lớn đóng trụ sở trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP.HCM. [Đọc thêm: Chuyện chưa kể về chủ mới của khách sạn Daewoo].

Sau khi mua lại Cảng Quy Nhơn, sức khoẻ của Khoáng sản Hợp Thành yếu đi rõ rệt, đặc biệt từ năm 2016-nay, với loạt dự án có quy mô từ trăm tỷ đến nghìn tỷ đình trệ, bị ngân hàng siết nợ hay bị thu hồi như Nhà máy Thép Vạn Lợi, Nhà máy sản xuất than cốc, Nhà máy sản xuất khí công nghiệp tại KCN Vũng Áng, Hà Tĩnh; Nhà máy chế biến quặng sắt tại Hoài Nhơn, Bình Định; Nhà máy sản xuất sô đa Chu Lai tại Núi Thành, Quảng Nam...

Sau khi UBKTTW kiến nghị thanh tra quá trình cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn cuối tháng 2/2017, ông Lê Hồng Thái một tháng sau đó [30/3] thoái hết 45% vốn tại Khoảng sản Hợp Thành. Trước đó, ông Thái cũng đã rút toàn bộ 53,87% vốn tại Công ty TNHH Hợp Thành. Hiện nay, ông Lê Hồng Thái vẫn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cảng Quy Nhơn.

Hôm qua [8/4], ông Bùi Ngọc Lam [Phó Tổng Thanh tra Chính phủ - TTCP] đã chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra một số nội dung đối với Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Thời kỳ thanh tra là từ khi chuẩn bị thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đến 30/3/2020; thời gian thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vài tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du; khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ trên.

Hồi năm 2012, “khu đất vàng” 69 Nguyễn Du cũng đã được TTCP đề cập tới trong kết luận thanh tra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN].

Đường về Khoáng sản Hợp Thành

Theo đó, “Khu đất vàng" 69 Nguyễn Du trước đây là biệt thự, có diện tích 569,7 m2. Khu đất đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND Tp. Hà Nội bán chỉ định cho Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí [PVC - Mã CK: PVX] để xây dựng trụ sở làm việc theo văn bản số 1665/TTg-KTN ngày 6/10/2008 [do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký thay Thủ tướng].

Tới ngày 21/5/2009, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp tục thay mặt Thủ tướng ký văn bản số 762/TTg-KTN về việc thực hiện văn bản số 1665/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cơ sở nhà, đất tại số 69 Nguyễn Du.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo, UBND Tp. Hà Nội đã thực hiện thu hồi căn biệt thự để giao cho PVC cải tạo làm trụ sở, thời gian sử dụng 50 năm, không được phép chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích nếu không được TP. Hà Nội cho phép.

PVC đã lập dự án với tên gọi "Tòa nhà văn phòng 69 Nguyễn Du", có diện tích đất là 596,7 m2, diện tích xây dựng công trình 406,2 m2, quy mô 8 tầng. Dự án có tổng diện tích sàn [cả tầng hầm] là 4.361,5 m2, với tổng vốn đầu tư là 130 tỷ đồng. Trong đó, 45% là vốn tự có, còn lại là vay tín dụng thương mại.

Về hiệu quả đầu tư, PVC cho biết dự án sẽ mang lại lợi nhuận bình quân 10,9 tỷ đồng/ năm, NPV là 2.823 tỷ đồng, IRR đạt 12,29%. Thời gian hoàn vốn là 9 năm. Dự án dự kiến khởi công đầu năm 2009, thời gian thi công và xây lắp toàn bộ công trình từ 15 - 18 tháng.

Tuy nhiên, theo kết luận của TTCP, ngày 31/12/2009, PVC đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng căn biệt thự này cho CTCP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành [Khoáng sản Hợp Thành] với giá 95,9 tỷ đồng.

Tại thời điểm đó, do thời gian và nội dung thanh tra được quy định, cùng với việc Công an TP. Hà Nội cũng đang tiến hành điều tra việc mua, bán căn nhà 69 Nguyễn Du nên TTCP không đi sâu xác minh.

Khoáng sản Hợp Thành và những thương vụ nổi bật

Đối với những ai quan tâm tới những sai phạm trong quá trình cổ phần hóa CTCP Cảng Quy Nhơn [Cảng Quy Nhơn - Mã CK: QNP], cái tên Khoáng sản Hợp Thành đã không còn quá xa lạ.

Cựu cổ đông sáng lập và từng là người đại diện cho Khoáng sản Hợp Thành - ông Lê Hồng Thái - cũng có nhiều mối liên hệ với nhóm Trịnh Xuân Thanh tại PVC.

Ông Lê Hồng Thái [bên trái] làm đại diện cho Cty Khoáng sản Hợp Thành tiếp nhận Sổ chứng nhận sở hữu cổ phần tại Cảng Quy Nhơn [Ảnh: Báo Bình Định]

Được biết, ông Thái đã có 2 năm làm Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư Xây lắp Dầu khi Imico [PVC Imico] - đơn vị thành viên của PVC. Tháng 9/2010, cựu Chủ tịch HĐQT PVC Trịnh Xuân Thanh đã ký tờ trình bầu bổ sung ông Lê Hồng Thái làm Ủy viên HĐQT của PVC.

Sau khi Khoáng sản Hợp Thành nắm giữ cổ phần chi phối, cuối năm 2015, QNP đã thông qua CTCP Quản lý quỹ Sao Vàng rót 100 tỷ đồng vào CTCP Việt Xuân Mới [Việt Xuân Mới]. Đáng chú ý, Việt Xuân Mới cũng có nhiều mối liên hệ với Khoáng sản Hợp Thành.

Để rồi vào năm 2016, Việt Xuân Mới đã được Bộ GTVT lựa chọn để thoái 51% vốn tại Cảng Vinalines Đình Vũ - nơi Khoáng sản Hợp Thành nắm giữ 24,27% vốn điều lệ.

Việt Xuân Mới cùng 5 nhà đầu tư khác thành lập CTCP Nhà ga quốc tế Cam Ranh [CRTC] đầu tư dự án nhà ga hành khách quốc tế - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh có vốn đầu tư 3.735 tỷ đồng.

Trong số các doanh nghiệp tham gia góp vốn, có Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh - pháp nhân có nhiều mối liên hệ tới ông Đinh Ngọc Hệ [tức Út “trọc”].

Năm 2015, liên danh Việt Xuân Mới, Yên Khánh cùng PVC Imico đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án BOT Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên có vốn đầu tư 3.181 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2015, Khoáng sản Hợp Thành đã thế chấp các khoản lợi thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của quyền sử dụng đất hoặc hạ tầng kỹ thuật trên đất [lợi tức của thửa đất hoặc của hạ tầng kỹ thuật trên đất] tại lô đất 69 Nguyễn Du tại một ngân hàng. 

Ngoài ra, Khoáng sản Hợp Thành cũng từng gây xôn xao khi muốn đổi ngang 8.000 m2 "đất vàng" trụ sở Bộ Giao thông Vận tải tại 80 Trần Hưng Đạo [Hoàn Kiếm, Hà Nội].

Tới tháng 3/2017, ngay sau khi Ủy ban kiểm tra Trung ương có ý kiến yêu cầu xem lại quá trình cổ phần hóa và bán vốn nhà nước tại QNP, ông Lê Hồng Thái đã bán hết số cổ phần nắm giữ, tương đương 45% vốn, tại Khoáng sản Hợp Thành./.

Hợp Thành "nhờ" VIMC định giá đền bù

Sau thương vụ, VIMC bỏ ra 415,5 tỷ đồng để mua lại hơn 30,3 triệu cổ phần [75,01% vốn điều lệ Công ty CP Cảng Quy Nhơn] từ Công ty CP Khoáng sản Hợp Thành [gọi tắt là Công ty Hợp Thành] vào năm 2019. Đến nay, việc tính chi phí, giá trị lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư này trong 4 năm làm "ông chủ" Cảng Quy Nhơn hết sức nan giải.

Làm thế nào để xác định lợi ích của nhà đầu tư [từ tháng 9/2015 đến ngày 29/5/2019 [thời điểm VIMC chính thức ghi nhận quyền sở hữu 75,01% vốn điều lệ tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn theo xác định của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam]?

Để tháo gỡ nút thắt này, phía Công ty Hợp Thành đã có văn bản 48/CV-HT ngày 29/9/2020 gửi VIMC. Theo văn bản này, Công ty Hợp Thành đã thuê các đơn vị tư vấn nghiên cứu phương án xác định giá trị lợi ích hợp pháp đảm bảo có căn cứ, cơ sở pháp lý trên tinh thần hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư.

"Theo ý kiến của đơn vị tư vấn luật và đơn vị tư vấn tài chính, việc xác định giá trị lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cần được tiến hành định giá trên cơ sở các chỉ tiêu về giá trị tài sản, năng lực xếp dỡ, doanh thu, lợi nhuận, uy tín, thương hiệu và tiềm năng phát triển của cảng Quy Nhơn".

Tuy nhiên, do đây là trường hợp đặc biệt, chưa từng có tiền lệ và quy định cụ thể, nên đơn vị tư vấn gặp khó khăn, lúng túng. Các đơn vị tư vấn cũng không có năng lực chuyên môn trong quản lý điều hành cảng biển, nên càng không thể xây dựng phương pháp hợp lý nhất như kỳ vọng".

Vì thế, Công ty Hợp Thành đề nghị, với năng lực, kinh nghiệm chuyên môn đứng đầu cả nước về khai thác cảng biển, VIMC thực hiện việc xác định giá trị hợp pháp của nhà đầu tư tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn sẽ đảm bảo tính công khai, minh bạch và phù hợp năng lực chuyên môn, phản ánh đúng giá trị thực tế, đặc biệt, sẽ chủ động và đẩy nhanh được tiến độ thực hiện", văn bản viết.

Trước đó, để sớm hoàn tất công tác chuyển nhượng lại Cảng Quy Nhơn về VIMC, ngày 8/3/2019, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã chỉ đạo Bộ GTVT và các đơn vị liên quan tiếp tục khẩn trương thực hiện dứt điểm các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ nêu tại Kết luận thanh tra số 1566/KL-TTCP ngày 17/9/2018.

"Việc các bên hoàn trả cho nhau tiền, tài sản, cổ phần phải theo đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của doanh nghiệp và các bên có liên quan", Phó Thủ tướng yêu cầu.

VIMC không có trách nhiệm xác định lợi ích của Hợp Thành tại cảng Quy Nhơn

Trao đổi với VietnamFinance về vấn đề này, ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP [VIMC] cho biết: Việc xác định giá trị lợi ích của Công ty Hợp Thành tại Cảng Quy Nhơn đang được triển khai trong 2 năm qua. Phía VIMC cũng đã có nhiều văn bản báo cáo tới Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp và Bộ GTVT.

"Trong đó, nêu rõ Công ty Hợp Thành phải tự xác định và đưa ra một con số nào đó về lợi ích mà họ cho rằng mình được hưởng trong thời gian điều hành cảng Quy Nhơn. VIMC không có trách nhiệm và cũng không hề có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện điều này như đề xuất của Công ty Hợp Thành", ông Tuấn nói.

Cẩu trục mới có giá 200 tỷ đồng tại cảng Quy Nhơn [do Công ty Hợp Thành đầu tư năm 2018]

Phía VIMC cũng xác nhận, hiện tại, giữa VIMC và Công ty Hợp Thành đã thống nhất một số điều khoản, trong đó có việc thuê tư vấn xác định giá trị tăng thêm mà Công ty Hợp Thành được hưởng.

Phía Công ty Hợp Thành được yêu cầu cung cấp ngay cho VIMC đầy đủ báo cáo tài chính của Công ty CP Cảng Quy Nhơn đã được kiểm toán theo quy định, các hồ sơ, tài liệu cần thiết làm cơ sở tính toán, xác định lợi ích của Công ty Hợp Thành từ khi tiếp nhận, điều hành Công ty CP Cảng Quy Nhơn đến khi chuyển giao để thực hiện việc đối chiếu và sớm đề xuất việc phân chia, thanh toán lợi ích hợp pháp, hợp lý của mình.

Thế nhưng, vấn đề là đơn vị nào sẽ thực hiện việc xác định giá trị lợi ích hợp pháp của nhà Công ty Hợp Thành? Xác định dựa trên những tiêu chí gì? Ai là người thẩm định giá trị, tính chính xác của Hợp đồng? Ngay cả khi xác định xong, chắc gì phía VIMC đã đồng ý với các tiêu chí do Công ty Hợp Thành đưa ra?

Từ những vướng mắc trên, dễ dành nhận thấy việc đền bù giá trị lợi ích cho Công ty Hợp Thành cực kỳ nan giải, đồng nghĩa với việc thương vụ chuyển cổ phần Công ty CP Cảng Quy Nhơn về VIMC chưa hoàn tất.

"Bán cảng Quy Nhơn như cho không"?

Tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước [DNNN] tháng 11/2018, nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: "Cảng Quy Nhơn lớn như vậy, bán một cảng lớn mà như cho không". 

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, cảng Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 1 của nhóm cảng biển Nam Trung Bộ với hệ thống 20.960m2 kho, 48.000 m2 bãi chứa container.

Cùng với đó, cảng có trụ sở làm việc 3 tầng đồ sộ, hàng chục gian nhà ở và hơn 300.000 m2 đất các loại ngay trong nội thành Quy Nhơn dưới hình thức thuê đất 50 năm hoặc giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Ngoài hạ tầng cơ sở và diện tích đất bạt ngàn, cảng Quy Nhơn còn có 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824 m, trong đó lớn nhất là cầu tàu số 6 có thể tiếp nhận tàu tải trọng 60.000 tấn giảm tải ra vào làm hàng. Theo nhiều chuyên gia về cảng biển, để có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 60.000 tấn, mức đầu tư xây dựng cho riêng cầu tàu này phải hơn 1.000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, cảng sở hữu 165 phương tiện, thiết bị chuyên dùng trị giá hàng trăm tỉ đồng, như cần cẩu có sức nâng từ 7 đến 100 tấn, xe nâng, tàu lai, ô tô tải, xe xúc, xe đào, trạm cân. Trong đó, riêng cần cẩu bờ di động sức nâng 100 tấn có giá trên thị trường khoảng 150 tỉ đồng.

Với khối tài sản đồ sộ như vậy nhưng trước khi cổ phần hoá, Cảng Quy Nhơn chỉ được định giá hơn 404 tỉ đồng [nên nhớ, thời điểm này, Cảng Quy Nhơn có lượng tiền mặt gần 53 tỉ đồng và chỉ nợ ngắn hạn hơn 100 tỉ đồng].

Đáng chú ý, nhiều tài sản, thiết bị của Cảng được định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế. Điển hình như hàng chục cần cẩu, xe cẩu, xe nâng, tàu lai chuyên dụng trị giá hàng trăm tỉ đồng nhưng chỉ được định giá... hơn 1,9 tỉ đồng.

Nhiều cựu cán bộ Cảng Quy Nhơn cho VietnamFinance hay, trong quá trình cổ phần hoá, một số doanh nghiệp đến đặt vấn đề mua toàn bộ Cảng với giá khoảng 2.000 tỷ đồng nhưng không được. Tuy nhiên, chỉ trong 2 năm [2013-2015], Công ty CP Đầu tư và Khoảng sản Hợp Thành [gọi tắt là Công ty Hợp Thành, trụ sở TP Hà Nội] ôm trọn 86,23% CP của QNP chỉ với giá 440 tỷ đồng.

Ông chủ của Công ty Hợp Thành là ai?

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, ông Lê Hồng Thái sinh năm 1974, thành lập Công ty TNHH Hợp Thành tại TP. Thái Bình, chuyên sản xuất xơ sợi polyester.

Đại gia này bắt đầu đi lên từ sản phẩm có nguồn gốc dầu mỏ, giai đoạn phát triển nhanh chóng của Hợp Thành cũng gắn liền với các đối tác trong ngành này.

Cuối tháng 9/2010, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp Dầu khí [PVC] Trịnh Xuân Thanh ký tờ trình bầu bổ sung ông Lê Hồng Thái làm Uỷ viên HĐQT của PVC. Ông Thái là đại diện do nhóm cổ đông Ngân hàng Đại Dương [OceanBank] và CTCP Chứng khoán Thăng Long đề cử.

Trước đó, ông Lê Hồng Thái đã có hai năm làm Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Imico [PVC-IMICO] - đơn vị thành viên của PVC.

CTCP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành - nhà đầu tư chiến lược sở hữu Cảng Quy Nhơn được ông Lê Hồng Thái thành lập năm 2007 và nhanh chóng phát triển trở thành một tập đoàn đa ngành với quy mô rất lớn.

Ông Lê Hồng Thái

Sau 6 năm hoạt động, vào thời điểm bắt đầu thâu tóm Cảng Quy Nhơn [năm 2013], Khoáng Sản Hợp Thành có tổng tài sản 2.733,6 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 460 tỷ đồng, nắm trong tay một loạt công ty con như Công ty Gang thép Hà Tĩnh, Công ty Sắt Vũ Quang, Công ty Hoá Cốc Hà Tĩnh, Công ty Khoáng sản Vạn Lợi Quảng Ngãi, Công ty sản xuất Sô Đa Chu Lai, Công ty Khoáng sản Miền Trung...

Cũng trong khoảng thời gian này, Khoáng sản Hợp Thành đầu tư mạnh vào mảng bất động sản với dự án 132 Nguyễn Trãi, 69 Nguyễn Du, tòa nhà văn phòng Mitec, dự án khách sạn SeaDragon tại Quảng Ninh, dự án HH3–Khu đô thị Nam An Khánh, tòa nhà văn phòng số 2 Lê Văn Lương...

Sau đó, doanh nghiệp này tiếp tục gây chú ý bằng việc mua 24,27% cổ phần cảng Vinalines Đình Vũ hay thương vụ 'sang tay' Khách sạn Daewoo cho CTCP Bông Sen.

Sau khi "sa lầy" tại Cảng Quy Nhơn, Công ty Khoáng sản Hợp Thành có vẻ đi vào thoái trào từ năm 2016-nay, với loạt dự án có quy mô từ trăm tỷ đến nghìn tỷ đình trệ, bị ngân hàng siết nợ hay bị thu hồi như Nhà máy Thép Vạn Lợi, Nhà máy sản xuất than cốc, Nhà máy sản xuất khí công nghiệp tại KCN Vũng Áng, Hà Tĩnh; Nhà máy chế biến quặng sắt tại Hoài Nhơn, Bình Định; Nhà máy sản xuất sô đa Chu Lai tại Núi Thành, Quảng Nam...

Video liên quan

Chủ Đề