Lập dàn ý phân tích nhân vật ngô tử văn năm 2024

Nguyễn Dữ là một trong những tên tuổi nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Ông được biết đến nhiều nhất qua bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục” – một tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà thời bấy giờ. Tác phẩm này được ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, bao gồm 20 truyện viết bằng chữ Hán ghi chép lại những câu chuyên kỳ lạ trong dân gian. Tuy nhiên đây thực sự là một sáng tác văn học với sự đầu tư, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa về ngôn từ và cốt truyện của Nguyễn Dữ chứ không chỉ đơn thuần là một công trình ghi chép trần thuật lại.

Nguyễn Dữ bằng tài năng, trí tưởng tượng phong phú và bằng bút pháp linh hoạt, mạch kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, tác giả đã đưa người đọc vào một thế giới huyền bí vừa có người, vừa có thần, vừa hư, vừa thật của “Truyền kỳ mạn lục”. Bên cạnh đó, xuyên qua các lớp mù linh ảo, ly kỳ được thêu dệt ấy vẫn hiện lên rất rõ một thế giới thật của cuộc đời mà ở đó nhan nhản những sự độc ác, tham lam của con người. Dẫu vậy, song song với sự tung hoành của cái xấu cái ác, ông vẫn nhìn thấy những phẩm cách thiện lương, trung thực, những tâm hồn thanh cao, vẻ của cái thiện vĩnh hằng. Trong số đó, tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, giàu kịch tính kết hợp yếu tố kì ảo cùng nghệ thuật tương phản xuyên suốt và cách xây dựng nhân vật sáng tạo. Qua hình tượng Ngô Tử Văn, tác giả ca ngợi chính nghĩa, tinh thần quyết liệt chống lại tà gian. Đồng thời cũng ngụ ý phê phán hiện thực xã hội đương thời của Nguyễn Dữ và đúc kết bài học nhân sinh cùng niềm tin vào lẽ phải, tin vào điều đúng đắn. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc về lòng tin vào lẽ phải vào chính nghĩa và có tinh thần đứng lên đấu tranh để tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục: Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI. Truyền kì mạn lục là tác phẩm xuất sắc của ông ghi chép những chuyện li kì trong nhân gian.

- Giới thiệu về tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”: Là một trong 20 truyện của tập truyền kì mạn lục kể về câu chuyện chức quan coi việc xử án ở đền Tản Viên.

II. Thân bài

Quảng cáo

1. Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn.

- Tên: Ngô Tử Văn tên Soạn

- Quê quán: Huyện Yên Dũng đất Lạng Giang

- Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được

→Cách giới thiệu trực tiếp ngắn gọn mang tính khẳng định gây chú ý người đọc

→Giọng điệu ngợi ca định hướng cách nhìn nhận cho người đọc về những hành động tiếp theo của nhân vật

2. Cuộc đấu tranh ở trên trần gian của Ngô Tử Văn.

  1. Hành động đốt đền

Quảng cáo

- Nguyên nhân đốt đền: Tức giận trước sự hống hách, lộng hành làm hại dân chúng của hồn ma tiên tướng giặc

- Hành động:

+ Tắm gội chay sạch, khấn trời

→Đốt đền là hành động có chủ đích, cẩn trọng, không phải hành động bộc phát

+ Châm lửa đốt đền, vung tay không sợ gì cả mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi

→Hành động công khai đầy dũng cảm, quyết liệt.

⇒ Thể hiện sự khẳng khái, chính trực, kiên cường, dũng cảm của trí thức Việt

⇒ Thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tên tướng giặc.

Quảng cáo

  1. Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn và bách hộ họ Thôi

- Sau khi đốt đền, Tử Văn trở về bị “sốt nóng sốt rét”.

- Hình ảnh hồn ma tướng giặc:

+ Diện mạo khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ

+ Lời nói: Mắng mỏ đe dọa, bắt Ngô Tử Văn lập lại đền.

→Đây là một kẻ xảo trá, tham lam, hung ác

- Thái độ của Ngô Tử văn: Ung dung, mặc kệ vẫn ngôi ngất ngưởng, tự nhiên

→Thái độ của con người tự tin vào việc làm chính nghĩa.

  1. Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn với thổ công

- Thổ công: Kể lại toàn bộ sự việc mình bị hại để Tử Văn thấy được sự xảo trá tác oai tác quái của tên tướng giặc, lo lắng cho Tử Văn

→Thổ công biết sự tồn tại của cái xấu nhưng cam chịu và chấp nhận, không dám đấu tranh để đòi lại công lí

- Thổ công bày cách để Ngô Tử Văn đối phó với tên hung thần và đối chất với Diêm Vương

→Tạo ra sự phát triển logic cho câu chuyện.

→Tử Văn không còn chiến đấu đơn độc mà đã có sự hỗ trợ của thổ công.

3. Cuộc đấu tranh giành lại công lí ở Minh Ti.

  1. Chặng 1: Tử Văn đối đầu với những thử thách

- Tên bách hộ họ Thôi: Tỏ vẻ khép nép, đáng thương, để kêu oan

- Diêm Vương: Nghe theo lời tố cáo của tên tướng giặc, trách mắng, phán Tử Văn ngoan cố, bướng bỉnh

- Thái độ của Tử Văn:

+ Điềm nhiên, không kinh hãi trước cảnh Minh ti rùng rợn

+ Một mực kêu oan, điềm tĩnh, cứng cỏi trước uy quyền của Diêm Vương và sự xảo trá giả tạo của tên tướng giặc

  1. Chặng 2: Tử Văn vạch trần tội ác của tên tướng giặc

- Khi tranh cãi, biết mình yếu thế, tên bách hộ Thôi sợ hãi, tỏ vẻ giả nhân giả nghĩa xin giảm án cho Tử Văn.

- Tử Văn không chịu bỏ cuộc, xin Diêm Vương cho người xuống tản Viên chứng thực

- Diêm Vương: Chứng thức và tin lời Ngô Tử Văn, xử cho Tử Văn thắng kiện.

→Cuộc đấu tranh đã bộc lộ khí phách, sự thông minh, cam đảm, quyết liệt của Ngô Tử Văn trên hành trình đòi lại công lí

→Làm rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa, xảo trá, giả tạo của hồn ma tên tướng giặc.

→Kết quả của cuộc chiến cho thấy ước mơ về sự công bằng của nhân dân.

4. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

- Là phẩn thưởng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn.

- Diệt trừ tận gốc cái ác, lấy lại danh dự cho thổ công, làm sáng tỏ nỗi oan khuất cho Ngô Tử Văn

- Gửi gắm khát vọng của nhân dân về một vị quan chính trực, thanh liêm.

- Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ: Thể hiện niềm tin về một vị quan tốt, giúp nước, giúp dân.

5. Ý nghĩa, bài học

  1. Ý nghĩa của truyện

- Thể hiện niềm tin vào công lí, ước mơ về một xã hội công bằng ở hiền gặp lành, ác giả ác báo

- Phản ánh hiện tượng oan trái, bất công của xã hội đương thời

- Phê phán thói tham nhũng, lộng quyền của quan lại đương thời

- Phê phán sự hèn nhát không dám đứng lên đấu tranh bảo vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và nhân dân

  1. Bài học

- Cần dũng cảm đứng lên đấu tranh bảo vệ công lí và lẽ phải.

- Có niềm tin vào lẽ phải: Thiện thắng ác

6. Đặc sắc nghệ thuật

- Sự kếp hợp giữa bút pháp thực và ảo, mượn truyện kì ảo để nói truyện thực ở đời vì thế nó mang giá trị thời đại

- Cốt truyện kịch tính, hấp dẫn với kết cấu logic có mở đầu, thắt nút, cao trào, mở nút

- Lựa chọn tình tiết li kì, lôi cuốn

- Xây dựng tính cách nhân vật qua lời nói và hành động

III. Kết bài

- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

- Trình bày suy nghĩ của bản thân về tác phẩm: Đem lại sự thích thú cho người đọc bởi người tốt đã được đền đáp xứng đáng, kẻ ác bị trùng trị

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:

  • Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
  • Lập dàn ý phân tích nhân vật ngô tử văn năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Lập dàn ý phân tích nhân vật ngô tử văn năm 2024

Lập dàn ý phân tích nhân vật ngô tử văn năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.