Khi lookup chỉ hiện hàm vì sao

Hàm VLOOKUP là một hàm trợ thủ đắc lực trong Excel mà mọi người dùng đều phải công nhận. Nếu một ngày hàm VLOOKUP của bạn không hoạt động, nghĩa là bạn đã gặp lỗi hàm VLOOKUP. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi "Tại sao hàm VLOOKUP không chạy", đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục vấn đề này.

Xem thêm: CÁCH XỬ LÝ LỖI KHI HÀM VLOOKUP KHÔNG CHẠY - PHẦN 2

Đăng ký ngay khóa học Tuyệt đỉnh Excel - Trở thành bậc thầy Excel trong 16 giờ

Cách khắc phục lỗi #NA trong lỗi hàm VLOOKUP

NA: Not available, đây là lỗi hàm VLOOKUP phổ biến mà người dùng hay mắc phải khi sử dụng hàm tham chiếu VLOOKUP trong file Excel của bạn. Lỗi #NA trong hàm VLOOKUP này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, các bạn hãy thử kiểm tra xem mình có đang mắc những lỗi nào dưới đây nhé:

Lỗi chính tả trong tham chiếu giá trị được tìm kiếm [Lookup Value] của công thức hàm VLOOKUP

Trong khi sử dụng, nguồn dữ liệu của bạn có thể đến từ nhiều hệ thống khác nhau như web, từ file của người khác,... Lúc này, rất có thể dữ liệu đã phát sinh lỗi hay chứa các ký tự lạ. Việc bạn cần làm là rà soát lỗi chính tả, hay toàn bộ dữ liệu trong trang tính thì lỗi #NA trong hàm VLOOKUP này sẽ biến mất.

Xem thêm: Hướng dẫn cách để kiểm tra chính tả trong Excel bằng công cụ Spelling

Lỗi #N/A trong hàm VLOOKUP khi dò tìm các giá trị gần đúng

Nhắc lại cho bạn đọc nhớ, công thức hàm VLOOKUP chính là:

=VLOOKUP[,< bảng dữ liệu >,< cột lấy giá trị >,[ TRUE / FALSE ]]

Với tham số thứ 4, nếu bạn không điền gì hoặc điền ''TRUE'' thì khi đó, hàm VLOOKUP sẽ dò tìm giá trị gần đúng. Lỗi #N/A trong hàm VLOOKUP xuất hiện khi:

  1. Giá trị cần tìm kiếm nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong mảng tìm kiếm
  2. Cột tìm kiếm không được sắp xếp theo thứ tự nhỏ đến lớn

Xem thêm: Cách viết công thức VLOOKUP đơn giản, dễ hiểu qua các bước ví dụ

Lỗi #N/A trong hàm VLOOKUP khi không tìm thấy giá trị tìm kiếm

Khi bạn thấy xuất hiện lỗi hàm VLOOKUP #N/A thì đừng quá lo lắng, có thể phát sinh lỗi này là do giá trị bạn tìm kiếm không có trong vùng dữ liệu tham chiếu.

Cột tìm kiếm trong hàm VLOOKUP không ở vị trí đầu tiên khi tra cứu

Như đã nhắc rất nhiều bạn đọc, vị trí các cột rất quan trọng khi sử dụng hàm VLOOKUP. Hãy xem hình minh họa sau:

Lưu ý: Với tình huống bạn không thể thay đổi vị trí cột dữ liệu cho đúng, hãy sử dụng hàm MATCH và INDEX thay thế cho hàm VLOOKUP để tra cứu nhé. Chi tiết đọc bài bên dưới:

Xem thêm: Cách dùng hàm MATCH - trợ thủ đắc lực cho hàm tìm kiếm trong Excel

Lỗi dữ liệu số nhưng ở định dạng Text [văn bản] gây nên lỗi #NA

Hãy cùng nhìn vào ví dụ dưới đây để hiểu về lỗi hàm VLOOKUP:


Cách khắc phục lỗi hàm VLOOKUP:

  1. Chọn toàn bộ những ô bị lỗi này.
  2. Nhấn phím tắt CTRL + 1 để mở hộp thoại Number Format.
  3. Chọn thẻ Number > Number rồi bấm OK.

Hoặc làm theo hướng dẫn đơn giản hơn như hình dưới đây:

Lỗi #NA do thừa khoảng trắng ở đầu ô hoặc cuối ô

Đôi khi, màn hình hiển thị thông báo lỗi #N/A là do khi điền dữ liệu, người dùng đã điền thừa khoảng trắng. Cách khắc phục vấn đề này rất đơn giản. Cùng xem bài viết dưới đây để đọc những hướng dẫn chi tiết hơn

Xem thêm: Hướng dẫn cách xóa khoảng trắng hiệu quả bằng hàm CHAR trong Excel

Kết luận

Bài viết trên đã tổng hợp một số lỗi mà người dùng hay mắc phải khi sử dụng hàm VLOOKUP để tìm kiếm cũng như tra cứu dữ liệu. Phần đầu của bài viết, Gitiho chỉ mới cung cấp các lỗi hiễn thị #N/A, ngoài ra còn có các lỗi như #VALUE, #NAME,... Hãy cùng đón đọc phần 2 của bài viết tại: . Ngoài ra, đăng ký ngay khóa học Tuyệt đỉnh Excel để khắc phục lỗi khi dùng Excel một cách đơn giản và nhanh chóng nhất nhé.

Chúc bạn thành công!

Gitiho.com Nền tảng học online duy nhất tại Việt Nam tập trung vào phát triển kỹ năng làm việc dành cho người đi làm

Với sứ mệnh: “Mang cơ hội phát triển kỹ năng, phát triển nghề nghiệp tới hàng triệu người”, đội ngũ phát triển Gitiho.com đã và đang làm việc với những học viện, trung tâm đào tạo, các chuyên gia đầu ngành để nghiên cứu và xây dựng lên các chương trình đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu xung quanh các lĩnh vực: Tin học văn phòng, Phân tích dữ liệu, Thiết kế, Công nghệ thông tin, Kinh doanh, Marketing, Quản lý dự án...

Gitiho tự hào khi được đồng hành cùng:

  • 50+ khách hàng doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực như: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, VP Bank, TH True Milk, VNPT, FPT Software, Samsung SDIV, Ajinomoto Việt Nam, Messer,…
  • 100.000+ học viên trên khắp Việt Nam

Nếu bạn quan tâm đến các khóa tin học văn phòng của Gitiho, với mong muốn giỏi tin học để tăng năng suất làm việc lên gấp 5 lần, hãy truy cập ngay TẠI ĐÂY để tìm cho mình khóa học phù hợp nhé!




Giả sử nếu bạn tìm thấy giá trị phù hợp hiển thị trong lookup array nhưng Excel vẫn không tìm thấy giá trị? Lúc này bạn cần làm gì để sửa lỗi Excel không tìm ra giá trị?

Cho ví dụ: trong bảng tính dưới đây nếu sử dụng hàm Lookup, giá trị Lookup value “1110004” trong ô B1 sẽ khớp với giá trị “1110004” trong ô B6.

Nếu hàm của bạn không tìm thấy kết quả này mà hiển thị thông báo lỗi #N/A, có thể là do Excel không xem xét 2 giá trị này bằng nhau. Để kiểm tra vấn đề này bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1:

Trước tiên kiểm tra giá trị giữa các ô mà bạn cho là phù hợp có bằng nhau không.

Trong ví dụ trên bạn sẽ phải kiểm tra xem Excel có coi các giá trị trong ô B1 và E6 là bằng nhau hay không. Để kiểm tra, bạn chỉ cần nhập công thức dưới đây vào bất kỳ ô Excel trống nào:

=B1=E6

Nếu Excel coi các giá trị trong ô B1 và E6 là bằng nhau, công thức trên trả về giá trị là TRUE. Trong trường hợp này, bạn phải kiểm tra xem đã nhập hàm Lookup hoặc hàm Match chính xác hay chưa.

Nếu công thức trả về giá trị FALSE, chứng tỏ giá trị trong ô B1 và E6 là không bằng nhau.

Bước 2:

Nếu bước kiểm tra trên trả về giá trị FALSE nghĩa là giá trị các ô không bằng nhau. Nguyên nhân có thể là một trong những nguyên nhân dưới đây:

- Nguyên nhân 1:

Có thể là do các ký tự không hiển thị, chẳng hạn như khoảng trống, dấu cách ở đầu hoặc cuối giá trị mà bạn tìm kiếm, hoặc trong các ô của Lookup array. Các ký tự này gây ra lỗi giá trị lookup value và giá trị của lookup array khác nhau.

Giải pháp sửa lỗi Excel không tìm ra giá trị

Trong trường hợp này giải pháp là loại bỏ các ký tự bổ sung từ các ô. Tất nhiên bạn có thể thực hiện điều này bằng tay, nhưng nếu muốn thay đổi nhiều ô, sử dụng hàm TRIM sẽ nhanh hơn rất nhiều:

1. Tạo một cột mới nằm cạnh cột có khoảng trống bổ sung trong đó.

2. Sử dụng hàm Trim trong cột mới để loại bỏ khoảng trống.

[ví dụ nếu dữ liệu gốc nằm trong ô E2, hàm =TRIM [E2] sẽ loại bỏ bất kỳ dấu cách ở đầu hoặc ở cuối dữ liệu].

3. Sao chép hàm Trim xuống toàn bộ cột giá trị.

4. Sao chép nội dung của cột mới và dán các giá trị vào cột ban đầu, sử dụng paste =>special =>values.

5. Xóa cột có chứa hàm Trim.

Lưu ý hàm Trim loại bỏ ký tự dấu cách ở đầu và cuối chuỗi văn bản. Tuy nhiên nếu có các ký tự không hiển thị khác, bạn sẽ phải sử dụng hàm Excel Clean để thay thế hàm Trim.

- Nguyên nhân 2:

Nội dung các ô được so sánh có các kiểu định dạng dữ liệu khác nhau. Chẳng hạn ô có chứa giá trị lookup value được lưu trữ dưới định dạng số, trong khi các giá trị lookup array được lưu trữ dưới dạng văn bản.

Cách đơn giản nhất để xác định xem giá trị trong một ô có phải là văn bản hay không, bằng cách sử dụng hàm Excel ISTEXT. Trong ví dụ ở trên, để kiểm tra xem giá trị trong ô B1 có phải là văn bản hay không, nhập hàm dưới đây vào một ô bất kỳ có sẵn:

=ISTEXT[B1]

Sau đó kiểm tra giá trị của ô E6 bằng cách nhập hàm dưới đây vào bất kỳ ô nào có sẵn:

=ISTEXT[E6]

Hàm ISTEXT trả về giá trị TRUE nếu ô chứa giá trị văn bản hoặc FALSE nếu chứa giá trị khác. Vì vậy nếu 2 công thức trên cho kết quả khác nhau, tức là giá trị của các ô B1 và ​​E6 chứa các kiểu dữ liệu khác nhau.

Giải pháp sửa lỗi Excel không tìm ra giá trị

Buộc cả 2 dữ liệu phải sử dụng cùng một kiểu giá trị. Cho ví dụ nếu muốn cả 2 giá trị được lưu trữ dưới dạng text, bạn có thể chuyển đổi dữ liệu không phải dạng text sang dạng text, sử dụng công cụ Text To Columns của Excel:

1. Sử dụng chuột để chọn các ô mà bạn muốn chuyển đổi sang dạng text [chọn từng cột một].

2. Từ tab Data trên thanh Ribbon Excel, chọn tùy chọn Text to Columns.

Thao tác này để mở hộp thoại Text to Columns.

3. Trong hộp thoại Text to Columns, chọn tùy chọn Delimited rồi click chọn Next.

4. Đảm bảo rằng tất cả các tùy chọn dấu phân cách không được chọn, sau đó click chọn Next một lần nữa.

5. Tiếp theo trong cột Column Data Formats chọn Text rồi click chọn Finish.

Dữ liệu trong các ô mà bạn chọn sẽ được lưu trữ dưới dạng text trong Excel và hàm của bạn có thể tìm kiếm được giá trị phù hợp.

Lưu ý: nếu muốn chuyển đổi cả 2 dữ liệu sang dạng số, bạn thực hiện các bước tương tự như ở trên và chọn định dạng dữ liệu General trong công cụ Text To Columns.

Như vậy trong bài viết này Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn cách sửa lỗi Excel không tìm ra giá trị. Bên cạnh lỗi không tìm ra giá trị thường gặp, bạn cũng có thể gặp phải lỗi font Excel, cách sửa lỗi font Excel cũng khá đơn giản mà Taimienphi.vn đã chỉ ra trước đây giúp bạn có thể tiếp tục làm việc với Excel và thống kê, tính toán một cách chính xác nhất.

Ngoài ra, lỗi Excel không mở được cũng khiến hàng trăm người cảm thấy lo lắng khi mà dữ liệu của bạn tạo ra mất rất nhiều công sức, đừng lo, tham khảo cách sửa lỗi Excel không mở được có trên Thuthuat.taimienphi.vn để tự mình khắc phục lỗi này.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp bạn có thể để lại ý kiến trong phần bình luận bên dưới bài viết.

Trong một số trường hợp khi sử dụng các hàm VLOOKUP, HLOOKUP hoặc MATCH để tìm kiếm giá trị trong một công thức mảng, nhưng người dùng nhận được thông báo lỗi #N/A. Lỗi này cho biết rằng hàm không thể tìm thấy giá trị trong Lookup array. Bài viết này Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách sửa lỗi Excel không tìm ra giá trị.

Cách xoay khổ giấy trong Excel Hàm lấy 4 ký tự bên trái trong Excel Hàm LOWER trong Excel, cú pháp và cách sử dụng Cách lập hóa đơn tính tiền điện trong Excel Cách tính ngày tháng năm trong Excel Hàm tính thương trong Excel

Video liên quan

Chủ Đề