Qua đó em hiểu gì về bà cô và bé Hồng là chú bé thế nào

Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.

Đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô [đã dẫn ở tr. 92 - 93 về hội thoại]. Trả lời các câu hỏi sau đây: Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt?

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

qua nhân vật bà cô và chú bé hồng với người mẹ trong đoạn trích , em hiểu gì về xã hội phong kiến trước cách mạng tháng 8 ???

Các câu hỏi tương tự

Soạn văn 8 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 8

Giải môn Giáo dục công dân lớp 8

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Trả lời:

    – Cuộc sống của cậu bé Hồng khi bố chết: Mẹ đi tha phương cầu thực, Hồng sống bơ vơ giữa sự cay nghiệt, ghẻ lạnh của họ hàng.

    – Nỗi khắc khoải của cậu bé khi sắp đến ngày giỗ đầu bố: Sắp đến ngày giỗ mà mẹ vẫn chưa về, Hồng nhớ mẹ và mong mẹ về.

Trả lời:

    a. Cuộc đối thoại giữa bà cô và đứa cháu:

Diễn biến Thái độ người cô Nội dung lời thoại Phản ứng của đứa cháu
Bước 1 Gọi cháu đến bên cười hỏi, giọng ngọt sớt

-“Hồng! Mày có…. mẹ mày không”

-“Sao lại không vào? …như dạo trước đâu

-“Mày dại quá…thăm em bé chứ

Cúi đầu lặng im, lòng thắt lại, nước mắt ròng ròng
Bước 2 Đổi giọng, vỗ vai nhìn vào mặt Hồng nghiêm nghị “Vậy mày hỏi cô Thông…mãi được sao” Lặng im lắng nghe
Bước 3 Tỏ ra ngậm ngùi thương xót anh trai “Mấy lại rằm tháng tám…người ta hỏi đến chứ” Lặng im, không nói gì

    b. Nhận xét:

    – Ý đồ của bà cô: Chia rẽ tình cảm mẹ con của Hồng

    – Tâm địa và hành vi của bà cô: cử chỉ ngọt ngào nhưng thực ra chỉ là đóng kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

Trả lời:

    a. Tình yêu thương của chú bé Hồng với mẹ:

    – Hình ảnh bất biến của người mẹ trong lòng cậu bé: Người phụ nữ có vẻ mặt rầu rầu và hiền từ

    – Phản ứng tâm lí mãnh liệt trong cuộc hội thoại với người cô:

        + Cúi đầu không đáp

        + Lòng thắt lại, khóe mắt cay cay

        + Nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa dầm đìa ở cằm ở cổ.

    – Nỗi căm tức trước những cổ tục lạc hậu dầy đọa mẹ: Giá như những cổ tục ấy là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ Hồng quyết vồ lấy mà cắn mà nhai mà nghiến cho kì vụn nát.

    – Cảm giác khi được vùi đầu trong lòng mẹ: Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt.

    b. Cảm nhận riêng của em về nhân vật cậu bé Hồng: Là một đứa trẻ bất hạnh, tội nghiệp nhưng rất khôn ngoan, luôn khát khao hạnh hơi ấm, tình cảm gia đình.

Trả lời:

    – Văn bản được kết cấu thành hai phần rõ ràng, logic, hợp lí

        + Phần 1: Cuộc trò chuyện giữa cậu bé Hồng và bà cô.

        + Phần 2: Cuộc gặp gỡ đầy xúc động của hai mẹ con Hồng.

    – Cả hai phần đều hướng tới chủ đề của tác phẩm: Số phận bất hạnh và tình yêu cháy bỏng của tác giả đối với người mẹ của mình.

Trả lời:

    Chất trữ tình trong văn Nguyên Hồng thể hiện ở những nội dung sau:

    – Tình huống truyện giàu cảm xúc:

        + Bố Hồng mất, mẹ đi tha phương cầu thực kiếm sống, Hồng sống bơ vơ giữa sự cay nghiệt, ghẻ lạnh của họ hàng.

        + Người mẹ hiền từ nhưng phải chịu bao cay đắng, bi kịch bởi thành kiến của xã hội cũ

        + Hồng luôn yêu thương, kính mến mẹ mặc cho những lời lẽ tàn nhẫn, cay độc của người cô.

    – Dòng cảm xúc của nhân vật:

        + Tủi nhục, căm hờn, uất nghẹn trước những lời lẽ của cô

        + Giữ vững tình cảm, sự tôn trọng và niềm tin đối với mẹ của mình

        + Thấu hiểu, cảm thông và yêu thương mẹ.

        + Hạnh phúc, ấm áp sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ

    – Lối kể chuyện: Tự nhiên, hấp dẫn có chút kịch tính, kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc.

    – Lời văn: Chân thực, dạt dào cảm xúc.

Trả lời:

    a. Nguyên Hồng được xem là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng bởi vì;

    – Những nhân vật chính trong trong sáng tác của ông chủ yếu là phụ nữ và nhi đồng.

    – Trong những sáng tác của mình, đây là hai đối tượng được ông dành nhiều tình cảm nhất, ông thấu hiểu và sẻ chia đối với số phận của họ

    – Nói về người phụ nữ và nhi đồng ông luôn ngợi ca và trân trọng những vẻ đẹp ở họ.

    b. Đoạn trích “trong lòng mẹ” thể hiện rõ điều đó.

    – Đồng cảm với bi kịch của Hồng và mẹ cậu bé:

        + Hồng cha mất sớm, mẹ đi tha phương cầu thực phải sống trong sự thiếu thốn tình thương và ghẻ lạnh của họ hàng.

        + Mẹ Hồng, người phụ nữ phải hi sinh cả tuổi thanh xuân vì hủ tục phong kiến, sống trong nỗi vất vả và sự tủi nhục.

    – Nguyên Hồng trân trọng và ngời ca vẻ đẹp ở họ

        + Hồng là cậu bé ngoan ngoãn, hiểu biết có tình yêu mẹ tha thiết.

        + Người mẹ: tần tảo, hi sinh, thương con.

    c. Cảm nhận của em về nhà văn Nguyên Hồng: Là nhà văn tài ba, với ngòi bút trữ nhẹ nhàng, thấm thía dễ đi sâu vào lòng người.

Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng

Qua văn bản trích giảng, em hiểu thế nào là hồi kí?

Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Trong lòng mẹ

Ý nghĩa nhan đề văn bản Trong lòng mẹ

Nội dung chính bài Trong lòng mẹ

Xuất bản ngày 19/08/2019 - Tác giả: Huyền Chu

Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng để qua đó người đọc cảm nhận được những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu xa độc ác

Những điểm nhấn về nhân vật người cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ

+ Mở đầu đã gây ấn tượng mạnh với người đọc bởi dã tâm, lời nói cay nghiệt, độc ác và bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ..

+ Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không".

+ Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch.

+ Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con.

+ Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng.

+ Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu.

= > Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng:

Đoạn văn 1

Nhân vật người cô tuy không xuất hiện nhiều trong đoạn trích nhưng là nhân vật để lại nhiều ấn tượng và suy nghĩ cho người đọc. Nét nổi bật của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác. Mặc dù là người thân trong gia đình - là một người cô thì chắc chắn sẽ phải thấu hiểu nỗi khổ của cháu mình khi cha mất, mẹ đi xa nhưng không. Mặc dù Bà cũng thừa hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm, rất mau nước mắt nhưng bà vẫn vừa cười vừa hỏi Hồng. Qua đoạn đối thoại, người đọc có thể nhận thấy người cô tìm cớ xui bé Hồng vào thăm mẹ [thậm chí bà còn hứa cho cháu tiền tàu] cốt để thông báo chuyện mẹ cháu đã sinh con khi chưa đoạn tang chồng. Người cô đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ. Người cô cũng biết rõ về tình cảnh khốn khổ của chị dâu mình. Không dễ dàng gì khi dứt bỏ hai đứa con thơ để đi bước nữa. Nhưng bà ta cũng lấy làm hả hê, thích thú khi chị dâu mình lâm vào tình cảnh đó. Thái độ cười hỏi của bà cô thể hiện trong truyện đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con, làm cho cậu bé Hồng rất xót xa cho hoàn cảnh của mẹ. Mặc dù bé Hồng đã phát khóc, nước mắt ròng ròng nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, cố ý làm cho bé đau khổ, giận dỗi mẹ. Có thể nói bà cô là người có ý đồ muốn bé Hồng xa lánh, khinh miệt mẹ mình. Bé Hồng đã nhận ra vẻ rất kịch của bà cô, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu.

Đoạn văn 2

Mở đầu câu chuyện, bà cô gọi bé Hồng, cười hỏi: “Mày có muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày không?”. Sao lại cười hỏi mà không phải là lo lắng hỏi, nghiêm trang hỏi, hoặc âu yếm hỏi,…? Nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm dò kia tưởng đã chạm tới nỗi nhớ và tình thương mẹ của chú bé khốn khổ. Nhưng không, chỉ trong giây lát, Hồng đã “nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia”. Điều đó nghĩa là bề ngoài, bà cô ra vẻ quan tâm đến tình cảm mẹ con của đứa cháu côi cút, thực chất bên trong bà ta chỉ gieo rắc vào đầu đứa trẻ nỗi hoài nghi, rồi ruồng rẫy người mẹ đang phải tha hương cầu thực. Sau khi nghe cháu đáp: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”, một lời đáp cứng cỏi, đầy niềm tin đối với mẹ, thì bà cô hỏi luôn, giọng ngọt, kèm theo cái nhìn bằng đôi mắt long lanh, chằm chặp: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”. Nói câu này, bà cô như ngầm báo với Hồng rằng mẹ của chú bé đã thay lòng đổi dạ, không thương con, không gắn bó với gia đình như trước nữa. Khi thấy cháu im lặng, cúi đầu xuống đất, bà cô hẳn biết rằng lòng cháu đang thắt lại. Nhưng bà vẫn chưa tha, tiếp tục cười mà nói: “Mày… cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”. Cái cử chỉ vỗ vai, cái nụ cười và lời nói ấy mới giả dối, độc ác làm sao! Điều này chứng tỏ bà ta cố ý lôi đứa cháu đáng thương vào một trò chơi cay độc của người lớn. Đến đây, bà cô không chỉ cay độc, mà còn châm chọc, nhục mạ cháu. Thật cay đắng biết bao khi niềm tin và tình mẫu tử bị người khác – lại chính là cô mình, người gắn bó với mình bằng tình máu mủ — cứ xăm xoi hành hạ. Nguyên Hồng đã kể lại vô cùng chân thực nỗi đau của đứa trẻ bị hành hạ bằng một giọng văn trĩu nặng tình đời: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn”. Cái ý định nói xấu người mẹ, chia rẽ tình mẹ con của nhân vật bà cô, như vậy đã đến đích. Song cô ta vẫn chưa thỏa lòng. Cả đến khi chú bé phẫn uất, nức nở cười dài trong tiếng khóc, bà cô vẫn không mảy may xúc động. Bà ta như vô cảm, lạnh lùng và có phần thích thú trước nỗi đắng cay như bị xát muối trong lòng của đứa cháu. Bà ta cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe… Tình cảnh túng quẫn, hình ảnh gầy guộc rách rưới của người mẹ chú bé được bà cô miêu tả một cách tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt. Cho đến khi nhìn thấy đứa cháu nghẹn lời, khóc không ra tiếng, bà cô mới đổi giọng nghiêm nghị và vỗ vai an ủi cháu, tỏ một chút xót thương người anh trai vừa khuất, thương hại người chị dâu khổ sở, nói tới ngày giỗ anh, nói tới việc nhắn chị dâu về, nói tới cái sĩ diện của đứa cháu,…Vài lời vớt vát cuối cùng ấy tuy làm dịu đi đôi phần nỗi đau tình mẫu tử trong tâm hồn chú bé Hồng, nhưng không xóa nổi những nét bản chất trong tính cách nhân vật bà cô. Đó là một người phụ nữ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Khắc họa nhân vật một bà cô như thế, nhà văn Nguyên Hồng đã chân thành và mạnh dạn phê phán những người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ, ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ. Câu tục ngữ cổ xưa của cha ông ta “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” dường như đã ứng nghiệm trong nhân vật bà cô ở đoạn trích này.

Video liên quan

Chủ Đề