Transpose piano là gì

Hướng dẫn sử dụng đàn Piano điện Yamaha YDP-161

Màu nâu gỗ sang trọng, thích hợp sử dụng trong phòng trà, phòng nhạc, không gian vừa và nhỏ, YDP-161 cho âm thanh trung thực, sống động, không ồn ào nhưng vẫn cảm nhận được hết cảm xúc tự nhiên trong tiếng đàn.

CÁCH CHỌN ÂM SẮC [hay còn gọi là cách chỉnh tiếng]:

Đàn YDP-161 có 10 âm sắc, được sắp xếp theo thứ tự như sau:

STT Âm sắc [Voice name] Phím [Key]
1 Grand Piano 1 C1
2 Grand Piano 2 C#1
3 E.Piano 1 D1
4 E.Piano 2 D#1
5 Harpsichord 1 E1
6 Harpsichord 2 F1
7 Vibraphone F#1
8 Church Organ 1 G1
9 Church Organ 2 G#1
10 Strings A1

Khi nhấn nút [PIANO/VOICE] là ra tiếng Grand Piano 1.

Bây giờ khi nhấn nút [+ R] hoặc [- L] đàn sẽ chuyển sang âm sắc khác.

Nếu muốn chuyển trực tiếp sang một âm sắc mà mình đang cần thì dùng tổ hợp phím [PIANO/VOICE] một trong số các phím từ C1 đến A1.

Ví dụ: ta chuyển sang tiếng Church Organ 1 thì nhấn nút

[PIANO/VOICE] + Phím G1

Dual voices: Ta có thể kết hợp một lúc 2 âm sắc.

Cách làm: giữ nút [PIANO/VOICE] + 2 phím trong khu vực C1 đến A1.

Ví dụ: ta muốn kết hợp 2 tiếng là Grand Piano 1 với tiếng Strings, ta làm như sau:

giữ nút [PIANO/VOICE] + C1 + A1.

Ballace: Khi kết hợp 2 âm sắc, ta có thể điều chỉnh âm lượng của 2 âm sắc đó, ví dụ ta muốn tiếng của âm sắc chính to hơn, còn âm sắc phụ nhỏ hơn, ta sẽ làm theo trong hình bên dưới.

CÁCH SỬ DỤNG METRONOME:

Khi ta nhấn nút [METRONOME] thì chức năng này được mở, đàn sẽ phát ra âm thanh “cóc, cóc, cóc…” liên tục. Nếu muốn tắt metronome ta nhấn nút [METRONOME] thì đàn sẽ ngưng phát ra âm thanh trên.

Chọn nhịp [Time Signature]: ta nhấn và giữ nút [METRONOME] cộng với một phím đàn từ C3 đến F3. Các phím sẽ được sắp xếp như sau:

C3             : chưa có nhịp nào cả, đàn sẽ chỉ gõ tiếng Click theo từng phách.

C#3           : nhịp 2/4 [Phách đầu tiên sẽ là tiếng Bell, sau đó phách còn lại sẽ kêu Click]

D3             : nhịp 3/4 [Phách đầu tiên sẽ là tiếng Bell, sau đó 2 phách còn lại sẽ kêu Click]

D#3          : nhịp 4/4 [Phách đầu tiên sẽ là tiếng Bell, sau đó 3 phách còn lại sẽ kêu Click]

E3              : nhịp 5/4 [Phách đầu tiên sẽ là tiếng Bell, sau đó 4 phách còn lại sẽ kêu Click]

F3              : nhịp 6/4 [Phách đầu tiên sẽ là tiếng Bell, sau đó 5 phách còn lại sẽ kêu Click]

Điều chỉnh Tempo:

Metronome có thể điều chỉnh Tempo từ 32 đến 280 [trong một phút].

Muốn chỉnh một Tempo theo ý muốn thì ta giữ nút [METRONOME] + 3 con số của Tempo.
Các số sẽ được quy ước như sau: 

  • C4             : 0
  • C#4           : 1
  • D4             : 2
  • D#4           : 3
  • E4             : 4
  • F4             : 5
  • F#4           : 6
  • G4             : 7
  • G#4           : 8
  • A4             : 9

Ví dụ: ta chỉnh Tempo 140 => nút [METRONOME] + C#4 [1] + E4 [4] + C4 [0]


Điều chỉnh tăng giảm Tempo:

Có 2 cách: Cách một là dùng nút [+ R] hoặc [-L] để tăng giảm TempoCách thứ 2 là làm theo bên dưới:

  • Muốn Tempo tăng dần, mỗi lần 1 số        : [METRONOME] + A#4
  • Muốn Tempo giảm dần, mỗi lần 1 số       : [METRONOME] + B4
  • Muốn Tempo tăng dần, mỗi lần 10 số     : [METRONOME] + C5
  • Muốn Tempo giảm dần, mỗi lần 10 số     : [METRONOME] + C#5


Điều chỉnh tăng giảm âm lượng Metronome
:Giữ nút [METRONOME]+ một trong số các phím từ C1-G2.
Phím C1 là âm lượng nhỏ nhất, tịnh tiến lên thì ta có G2 là âm lượng cao nhất.

CÁCH ĐIỀU CHỈNH KEYBOARD TOUCH [độ nặng nhẹ của bàn phím]:

Ta cũng có thể thay đổi âm lượng bằng cách khác, cách này phụ thuộc vào lực ngón tay và độ nhanh mà bạn chạm vào bàn phím [keyboard touch]. Hãy chọn mực độ nặng nhẹ của phím phù hợp với loại tiếng mà bạn đang dùng, nhạc và sở thích của bạn. [việc này không thay đổi trọng lượng của phím.]

 Phím Độ nặng nhẹ Mô tả
 A6 Fixed [Cố định]  Âm lượng không thay đổi cho dù bạn đàn mạnh hay nhẹ.
 A#6 Soft [Nhẹ]  Âm lượng không thay đổi nhiều khi bạn đàn mạnh hay nhẹ.
 B6 Medium [Trung Bình]  Đây là mức tiêu chuẩn cho bàn phím piano [Thiết lập sẵn].
 C7 Hard [Nặng]  Âm lượng sẽ thay đổi rất rộng từ nhẹ nhàng tới mạnh mẽ, để diễn đạt những đoạn nhạc năng động và đầy kịch tính. Bạn phải dùng lực ngón tay thật mạnh để cho ra âm thanh lớn.

Nhấn và giữ phím [PIANO/VOICE] + một phím trong khoảng từ A6-C7 để chọn mức keyboard touch bạn mong muốn.

CÁCH SỬ DỤNG CHỨC NĂNG TRANSPOSE:

Muốn tăng giảm cung ta nhấn và giữ nút [DEMO/SONG] + [PIANO/VOICE] + một trong các phím đàn từ F#2 đến F#3.
Ví dụ:

  • Muốn giảm một cung [tức -2]        => DEMO/SONG] + [PIANO/VOICE] + Bb2
  • Muốn tăng hai cung [tức +4]         => DEMO/SONG] + [PIANO/VOICE] + E3
  • Muốn trở về bình thường [tức 0]  => DEMO/SONG] + [PIANO/VOICE] + C3

CÁCH SỬ DỤNG CHỨC NĂNG PEDAL:ta có 3 pedal

Damper pedal [bên phải]: hay còn gọi là sustain pedal, khi ta nhấn pedal xuống thì  tiếng đàn sẽ được ngân dài ra, khi không nhấn nữa thi tiếng đàn sẽ ngắt. Đây là chức năng đuợc sử dụng nhiều nhất khi chơi piano.

Sostenuto pedal [chính giữa]: khi ta gõ một nốt hoặc một hợp âm trên phím đàn rồi nhấn pedal giữa xuống thì  tiếng đàn sẽ được ngân dài ra, nhưng những nốt ta chơi nốt sau đó sẽ không ngân dài, thậm chí staccato nếu ta muốn.

Soft pedal [bên trái]: khi nhấn pedal xuống thì tiếng đàn sẽ nhỏ lại và mỏng hơn.

NGHE DEMO SONGS:

Khi nhấn nút [DEMO/SONG] thì đàn bắt đầu chơi bài số 1, và sau khi hết bài 1 đàn sẽ tự chuyển sang bài số 2, và tuần tự như thế.

Có tất cả 10 bài demo. Nếu ta muốn nghe bài cụ thể trong 10 bài thì ta nhấn

[DEMO/SONG] + một trong số các phím từ C1 đến A1.

Ví dụ: ta muốn chon nghe bài số 5, ta thực hiện như sau

[DEMO/SONG] + E1

Vậy khi ta muốn ngưng nhạc demo thì chỉ cần nhấn [PLAY]

 NGHE 50 PIANO PRESET SONGS:
Có 50 bài piano cực hay, nếu muốn nghe một trong số 50 bài này thì ta nhấn

[DEMO/SONG] + một trong số các phím từ C2 đến C#6.

Ví dụ: ta muốn chon nghe bài số 45, ta thực hiện như sau

[DEMO/SONG] + G#5

 
Khi nhạc đang phát, muốn thay đổi bài về trước hoặc tới bài tiếp theo, nhấn phím [+ R] hoặc [– L].

Vậy khi ta muốn ngưng nhạc demo thì chỉ cần nhấn [DEMO/SONG].

NGHE BẢN NHẠC ĐƯỢC TẢI QUA TỪ MÁY TÍNH:

Bạn có thể chép nhạc từ máy tính qua đàn và nghe lại [tối đa 10 bài].

Để dùng được chức năng này, bạn kết nối máy tính với đàn thông qua cổng USB [xem cách kết nối ở mục J], bạn cần cài đặt phần mềm Musicsoft Downloader vào máy tính, phần mềm tải miễn phí tại //music.yamaha.com/download/

Theo đường link trên để cách thức cài đặt và những yêu cầu về cấu hình. Cách chép file nhạc được hướng dẫn trong mục Help của phần mềm.

Yêu cầu về các file bạn định chép:

-Dung lượng từ 845-945KB

-Dạng file: SMF format 0 và format 1

Nhấn và giữ [DEMO/SONG], sau đó nhấn 1 phím từ D#6-C7 để chọn bài nhạc. Nhấn [PLAY], [+ R] và [– L] để thay đổi bài nhạc tới hoặc lùi.

Số của bài nhạc được sắp xếp từ D#6-C7 [xem hình bên dưới]

THU ÂM PHẦN TRÌNH DIỄN CỦA BẠN:

Ta có thể thu âm phần trình diễn của mình rồi phát lại để nghe.

THU:

  • Đầu tiên ta chọn âm sắc [tiếng] và các hiệu chỉnh effect.
  • Khi ta đã sẵn sàng thì ta bắt đầu thu, bằng cách ta nhấn nút [REC], bây giờ đàn đang chờ ta chơi là sẽ bắt đầu thu, chỉ cần ta đặt tay đánh đàn là tự khắc đàn thu lại, còn môt cách nữa để kich hoạt việc thu là ta nhấn nút [PLAY] khi này đàn bắt đầu thu luôn chứ không chờ mình đánh nữa.
  • Khi đã trình diễn xong, ta nhấn nút [REC], phần thu ngưng lại,dữ liệu được tự động lưu lại trong bộ nhớ của đàn.

PHÁT LẠI:

  • Ta chỉ cần nhấn nút [PLAY] là đàn sẽ phát lại phần nhạc ta vừa thu.
  • Nếu muốn ngưng ta nhấn nút [PLAY].

  SỬ DỤNG TAI NGHE [HEADPHONE]

Ta cần chuẩn bị một headphone và một “jack chuyển từ 3.5mm ra 6mm”. Vì tai nghe bình thường đều có đầu jack nhỏ, nên phải có jack chuyển để cắm vào đàn.

Khi cắm tai nghe vào đàn thì đàn tự động chuyển sang chế độ “im lặng”, chỉ có người nào đeo headphone mới nghe được tiếng đàn. Khi này ta tha hồ tập đàn mà không sợ ảnh hưởng đến ai.

KẾT NỐI ĐÀN VỚI ĐÀN KHÁC:

Đầu tiên ta cần có dây cáp MIDI, cả hai đầu đều là cổng MIDI. Lưu ý là cắm IN vào OUT và ngược lại.

KẾT NỐI ĐÀN VỚI MÁY VI TÍNH:

Để quan sát rõ hơn ta xem hình bên dưới:

BACK UP DỮ LIỆU VÀ TRỞ VỀ MẶC ĐỊNH BAN ĐẦU:

Khi thấy đàn có lỗi gì, hoặc là đàn không còn nghe lời ta nữa thì có một cách cực kỳ hiệu quá, cách này cũng giống như bạn nhấn vào nút Reset của các sản phẩm điện tử khác. Cách làm như sau:

  • Tắt đàn.
  • Giữ phím cao nhất trên đàn [phím trắng cuối cùng nằm bên phải của đàn] đồng thời nhấn nút [POWER], trong khi đó tay vẫn giữ phim trắng cao nhất thêm vài giây. Khi này đàn sẽ khôi phục lại về trạng thái mặc định ban đầu.

Phương pháp này rất hiệu quả để xử lý những rắc rối mà bạn không hiểu tại sao.

Kho đàn Piano cơ, piano điện – nhập khẩu trực tiếp từ Japan, với giá thành thấp nhất đến tận tay người tiêu dùng. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về các loại đàn Piano cơ, tại kho chúng tôi luôn có khoảng gần 100 cây để quý vị lựa chọn. 

Đ/c: Cầu Giấy – Hà Nội. [Bán đàn tại Kho].

Hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí:

ĐT: 0913.305.468

Xem các mẫu đàn và các thông tin tư vấn lựa chọn đàn piano cơ tại web: nhacbeatre.com

[ST]

Video liên quan

Chủ Đề