Kết quả của bản thân sau khi học kỹ năng mềm

Hiện nay, kỹ năng mềm không chỉ cần thiết trong cuộc sống mà còn là tiêu chí tuyển dụng vô cùng quan trọng của doanh nghiệp, nó phản ánh việc người lao động có thể hòa nhập được với môi trường làm việc, áp dụng được kiến thức đã học vào công việc và đạt được hiệu suất cao nhất hay không. Do đó, rèn luyện kỹ năng mềm là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi người trẻ hiện đại. Đối với sinh viên Trường Đại học Đại Nam, kỹ năng mềm là một trong những môn học bắt buộc trong học kỳ đầu tiên của năm nhất.

Theo UNESCO, ba thành tố hợp thành năng lực của một con người là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ theo mô hình ASK. Trong ba yếu tố trên thì hai yếu tố sau đều thuộc về kỹ năng và nó có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp và sự thành công của mỗi con người.

Trong thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là kiến thức, 75% còn lại quyết định đến sự thành công là ở những kỹ năng mềm của cá nhân. Khi những sinh viên đã tốt nghiệp gia nhập những nơi làm việc ngày càng năng động, sáng tạo và công nghệ cao, kỹ năng mềm [bao gồm kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện và lãnh đạo] ngày càng có giá trị. Vậy đâu là những kỹ năng mềm giúp sinh viên Trường Đại học Đại Nam ngày càng hoàn thiện và khẳng định giá trị của bản thân?

                

10 Kỹ năng mềm thiết yếu giúp sinh "tăng giá trị bản thân"

Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng hàng đầu đối với sinh viên. Ở tuổi đang “trưởng thành”, cái tôi của các bạn trẻ thường rất lớn, dễ tự ái khi ai đụng chạm, góp ý. Điều này khiến sinh viên khó tiếp thu, khắc phục thiếu sót và dễ “mất lòng” nhà tuyển dụng. Do đó, bạn cần phải học cách lắng nghe và học hỏi từ những người đối diện.

Khi nghe người khác nói, cần: Giữ im lặng, không ngắt lời; thể hiện sự đồng cảm; kiên nhẫn, giữ bình tĩnh, không định kiến; chú ý nét mặt, cử chỉ, cảm xúc của đối phương… Tuyệt đối không cãi lại, cắt ngang; đưa ra nhận xét, kết luận vội vàng; cuốn theo cảm xúc của người nói; giục người nói kết thúc câu chuyện…

Rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi người trẻ.

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

Hầu hết các bạn sinh viên đều thiếu kỹ năng này do môi trường học tập thiếu sự phản biện, dẫn đến tình trạng thụ động, ngại giao tiếp với lạ. Trong khi đó, kỹ năng giao tiếp lại chính là cánh cửa mở ra cơ hội và những mối quan hệ tốt cho bản thân.

Để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử, cần chú ý: Nói chuyện bằng thái độ chân thành, tự nhiên; không đột nhiên im lặng, nói lấp lửng, tỏ vẻ bí mật; nói chuyện gọn gàng, đủ ý; giữ khoảng cách vừa phải khi giao tiếp; nếu không thể nói thật, đừng tìm cách nói dối.

Phần lớn sinh viên chưa biết cách quản lý thời gian, tiêu tốn quá nhiều thời gian vào những công việc ngẫu hứng, dẫn đến tình trạng “nước đến chân mới nhảy”… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập. Nếu không thay đổi và nâng cao năng lực quản lý thời gian, chắc chắn bạn sẽ bị chịu áp lực rất lớn cho công việc sau này.

Để rèn kỹ năng quản lý thời gian, trước hết phải xác định mục tiêu rõ ràng, liệt kê những công việc cần làm, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, tổng kết công việc và cuối cùng là lên thời gian cụ thể cho từng công việc. Khi đã có lộ trình, tuyệt đối không trì hoãn, quyết tâm thực hiện cho đến khi hoàn thành mục tiêu đề ra.

Phòng học kỹ năng mềm hiện đại cho sinh viên Đại học Đại Nam.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Khi gặp phải một vấn đề phát sinh, thay vì tìm cách giải quyết, nhiều bạn trẻ lại tìm cách đổ lỗi và né tránh trách nhiệm. Năng lực và kỹ năng tự xử lý vấn đề cũng dần bị “thui chột”, cơ hội thăng tiến trong công việc cũng vì vậy mà trở nên hạn hẹp hơn.

Để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, cần: Xác định điểm yếu của bản thân; tích lũy kiến thức về ngành/lĩnh vực phụ trách; thường xuyên xây dựng tình huống và luyện tập; luôn ghi nhớ quy trình giải quyết vấn đề; tìm kiếm cơ hội giải quyết vấn đề; quan sát và học hỏi từ mọi người xung quanh…

Kỹ năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm là hoạt động thường xuyên và không kém phần quan trọng trong quá trình học tập, làm việc của cả sinh viên lẫn người đã đi làm; bởi làm việc nhóm giúp phát huy thế mạnh và được bù đắp, khắc phục những khuyết điểm; nâng cao cảm hứng, sức sáng tạo, hiệu quả công việc…

Kỹ năng mềm là môn học bắt buộc của sinh viên DNU ngay từ học kỳ đầu tiên của năm nhất.

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong phỏng vấn, công việc cũng như học tập. Người có kỹ năng thuyết trình tốt sẽ luôn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, người nghe bởi mang đến hiệu quả truyền tải thông điệp cao. Sở hữu khả năng thuyết trình sẽ giúp sinh viên nâng cao cơ hội phát triển bản thân, hoàn thiện sự tự tin và bản lĩnh của bản thân.

Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc

Lập kế hoạch là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng. Nó đề cập đến việc lên chi tiết công việc, nhiệm vụ mà mình cần phải làm trong phạm vi giới hạn có sẵn như thời gian, tiền bạc, nguồn lực. Lập kế hoạch giúp bạn bám sát mục tiêu, hạn chế rủi ro và khắc phục rủi ro trong quá trình thực hiện.

Kỹ năng quản lý và lưu trữ thông tin

Đây là một kỹ năng quan trọng và rất cần thiết đối với các bạn sinh viên, nhất là khi đi thực tập. Các bạn cần có phương pháp quản lý và lưu trữ thông tin hợp lý, khoa học để ghi nhớ và giảm bớt thời gian tìm kiếm tài liệu khi cần thiết; từ đó giúp công việc thuận lợi hơn. Một số phương pháp lưu trữ thông tin như: Lưu theo vần, mẫu tự, lưu theo số, mã số, lưu theo số và theo thời gian,…

Kỹ năng thích ứng nhanh với mọi sự thay đổi

Thay vì “bó buộc” bản thân vào một khuôn khổ, các bạn trẻ cần “quăng” bản thân vào những môi trường mới để học cách thích nghi với mọi hoàn cảnh. Đây cũng là một trong những kỹ năng mà nhà tuyển dụng đánh giá rất cao ở các ứng viên, bởi những người dễ thích ứng sẽ rất nhanh hòa nhập với môi trường làm việc, đáp ứng được các yêu cầu và hoàn thành tốt công việc của bản thân, của tập thể.

Kỹ năng mềm là một trong những tiêu chí “chọn lọc” ứng viên của nhà tuyển dụng.

Kỹ năng học và tự học

Kỹ năng học và tự học là quá trình tự trau dồi kiến thức không chỉ từ sách vở mà còn từ các trải nghiệm trong cuộc sống. Với sự tò mò và thích khám phá khiến bạn có thể học hỏi bất cứ điều gì mà bạn muốn để hoàn thiện bản thân. Đây là một kỹ năng cực tốt, vừa giúp các bạn tích lũy thêm kiến thức, vừa rèn cho bạn khả năng tự tư duy. Bên cạnh đó, kỹ năng học và tự học còn giúp cho bạn rèn luyện được tính kiên trì và sự bền bỉ.

Tóm lại, kỹ năng mềm là một công cụ quan trọng để các bạn sinh viên học tập hiệu quả cũng như phát triển sự nghiệp của bản thân. Trong thực tế  các nhà tuyển dụng rất coi trọng các kỹ năng mềm và coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá và lựa chọn ứng viên. Vì vậy, các bạn học sinh sinh viên nên rèn luyện các kỹ năng mềm ngay từ bây giờ nếu muốn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn sau ra trường.     

Cẩm Chi

Kiến thức chuyên ngành mà các trường đại học cung cấp cho sinh viên trong quá trình học tập là yếu tố quyết định giúp các sinh viên có thể lập nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là những kiến thức chuyên ngành đó đã đủ để giúp sinh viên có thể vượt qua những khó khăn và thử thách trong một tương lai mà không ai có thể nói trước được điều gì trong một thế giới đang thay đổi từng ngày. Chính vì thế các trường đại học phải chuẩn bị cho sinh viên của mình những hành trang, kỹ năng mềm ngoài những kiến thức chuyên ngành, và một trong những hành trang đó chính là sự hiểu biết.

Ông Steven Schwartz, phó hiệu trưởn trường đại học Macquarie, Úc cho rằng, sự hiểu biết không phải là một yếu tố mà con người được sinh ra cùng với nó, đó là yếu tố mà các nhà giáo dục phải giúp sinh viên của họ trau dồi theo năm tháng.

Tầm quan trọng của Kỹ năng mềm đối với bạn trẻ khi làm việc

Trong tháng tư vừa qua chính phủ Úc vừa đưa ra bản báo cáo “kỹ năng của người Úc”. Báo cáo này trị giá khoảng 1,75 triệu đô Úc [tương đương với khoảng 26 tỷ VND] nhằm cải cách giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp. Bản báo cáo là sự đúc kết những tài liệu tham khảo về các kỹ năng, từ việc tại sao cần có những kỹ năng, phải rèn luyện như thế nào để có được các năng và lý do tại sao cá nhân và quốc gia sẽ có được những lợi ích to lớn nếu lực lượng lao động có kỹ năng và tay nghề cao.

Câu hỏi đặt ra là những sự hiểu biết và kỹ năng được nhắc đến là gì?

Các bạn sinh viên và du học sinh, những người sẽ là lực lượng lao động chính trong tương lai phải ý thưc được rằng họ sẽ làm việc trong một môi trường toàn cầu hóa và liên tục phát triển, đổi mới công nghệ. Lực lương lao động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của các hệ thống kinh tế và công nghệ mới. Những đổi mới sẽ đòi hỏi các bạn sinh viên kết hợp được những kiến thức đã học và kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, đưa ra quyết định… cộng với sự linh hoạt và khả năng thích ứng khi thay đổi công việc, môi trường hay trong các bối cảnh khác nhau. Những sự hiểu biết và kỹ năng này rất cần thiết được giới thiệu đến các sinh viên từ khi họ đang còn ngồi trong ghế nhà trường hơn là sau khi họ tốt nghiệp.

Do áp lực cạnh tranh toàn cầu ngày càng cao và tại Úc nói riêng, trong tương lai các ứng cử viên sẽ phải có khả năng tiếp thu và thích ứng nhanh với những quy trình công nghệ và kinh doanh mới để có thể được các nhà tuyển dụng lựa chọn. Một vài hiểu biết và kỹ năng sống cơ bản mà sinh viên cần nắm được sau khi tốt nghiệp đó là:

  • Sự linh hoạt
  • Sức bật
  • Khả năng thích nghi
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Sự hiểu biết về công nghệ
  • Áp dụng các kỹ năng trong các bối cảnh khác nhau
  • Luôn trau dồi kiến thức
  • Khả năng nắm bắt những cơ hội mới
  • Sự hiểu biết nói chung

Sự hiểu biết ở đây là sự kết hợp của việc bạn trau dồi những kiến thức lý thuyết cùng với sự quan sát và những trải nghiệm cuộc sống. Nếu mục đích của các trường đại học là giúp sinh viên có kiến thức chuyên ngành thì sự hiểu biết ở đây có mục đích là giúp sinh viên phát triển tầm nhìn, giúp họ có những sự lựa chọn đúng đắn và các lợi thế trong khi tìm việc làm. Các trường đại học nên đưa ra những hoạt động xen kẽ với các chương trình học của mình nhằm giúp sinh viên tiếp cận với nhiều khía cạnh của những vấn đề thực tiễn, điều này sẽ giúp sinh viên phát triển sự hiểu biết. Bản thân sinh viên cũng cần luôn luôn tìm tòi trong thực tế và cuộc sống để có thêm những hiểu biết. Đây sẽ là yếu tố quan trong giúp bạn có được lời mời từ các nhà tuyển dụng tiềm năng.

Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành đạt

Trong xã hội hiện đại, Kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Tại các trường học, gần chục năm trở lại đây, kỹ năng mềm đã được đưa vào giảng dạy nhiều hơn trong các hoạt động ngoài giờ của học sinh trường Trung học Phổ thông. Hoạt động này càng mạnh hơn ở giảng đường Đại học. Điều đó cho thấy việc nhận thức tầm quan trọng của Kỹ năng mềm của ngành giáo dục nước ta.

Quả thực, trình độ học vấn và bằng cấp chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều kiện đủ để một con người có thể ra đời và sống tốt. Trong cuộc sống, các kỹ năng sống, sự nhạy bén trong xử lý công việc và nghệ thuật giao tiếp… của mỗi người đóng vai trò quan trọng, các yếu tố này được người ta gọi là “Kỹ năng mềm” hay còn gọi là “Soft skills” theo nghĩa tiếng Anh.

Kỹ năng mềm là tổng hợp các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác với con người phục vụ cho công việc nhưng không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật. Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Kỹ năng mềm bao gồm: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng làm việc đồng đội; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng tư duy hiệu quả; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng học và tự học; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng quản lý xung đột; Kỹ năng tổ chức họp…

Tầm quan trọng của Kỹ năng mềm: “Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những Kỹ năng mềm họ được trang bị” – Wikipedia. Muốn đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp, bạn phải hội tụ đủ Kỹ năng chuyên môn [Kỹ năng cứng] và Kỹ năng mềm. Nếu sở hữu được các Kỹ năng mềm chuyên nghiệp, bạn sẽ đóng góp lớn vào sự thành công của một doanh nghiệp. Vì lí do này, các nhà tuyển dụng rất coi trọng Kỹ năng mềm và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Như vậy, cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng độc, nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì Kỹ năng mềm là một yếu tố không thể thiếu đặc biệt với người trẻ.

Vì sao kỹ năng mềm là rất quan trọng?

Nhà tuyển dụng có thể lựa chọn nhân sự dựa vào việc so sánh trình độ chuyên môn của nhiều ứng viên khác nhau. Đó là lý do khiến cho việc nhận diện ra đâu là ứng viên phù hợp nhất với công ty trở nên quan trọng nhất. Họ cần tìm được người hợp tác tốt với người khác, tạo động lực cho đồng nghiệp, bình tĩnh đối phó với khó khăn và có khả năng đáp ứng chính xác những gì mà tổ chức cần. Những cá nhân được đào tạo tốt về kỹ năng mềm sẽ làm lợi cho công ty theo cách đó. Do vậy, dù nó khó đo lường thì chúng ta cũng không thể phớt lờ.

Ứng viên với những kỹ năng mềm tốt cũng có tiềm năng lớn để tạo thêm nhiều giá trị theo thời gian. Những nhân viên có thể huấn luyện cho người khác – và tự học hỏi ngay trong thời gian ấy – sẽ trao dồi cho mình kiến thức, rèn cho những mối quan hệ hợp tác vững chắc hơn và có khả năng trở thành người quản lý và tạo động lực nhanh hơn.

Việc ứng viên đánh giá thấp kỹ năng mềm có thể xuất phát từ niềm tin rằng các tiến bộ kỹ thuật đã giảm bớt tầm quan trọng của sự tương tác cá nhân. Ngược lại, công nghệ đã tăng tốc độ và tần suất tương tác với đồng nghiệp, không chỉ trong bộ phận mà là toàn công ty [đôi khi là tầm quốc tế]. Nhiều người lại không chia sẻ về nền tảng và mong đợi của họ. Kỹ năng mềm là chìa khóa để giúp cho mọi giao tiếp và hợp tác trở nên hiệu quả hơn. Sở hữu khả năng xây dựng một mối quan hệ mạnh, ngay cả với những người ít gặp hoặc liên hệ, trở thành yêu cầu không thể thiếu cho nhiều vai trò khác nhau.

Thể hiện như thế nào?

Rất quan trọng khi làm nổi bật các kỹ năng mềm trong lý lịch, đặc biệt khi bạn có thể mô tả ví dụ cụ thể cách thức mà bạn đã ứng dụng kỹ năng mềm để giúp cho công việc và công ty trong quá khứ như thế nào. Nhưng điều mà nhà tuyển dụng thực sự muốn tận mắt nhìn thấy những khả năng của bạn, có thể từ việc tương tác với bạn. Tất nhiên, sự tương tác không chỉ giới hạn trong những cuộc phỏng vấn. Nếu resume của bạn kể ra một loạt những thông tin ấn tượng nhưng không thích hợp, nó có thể cho thấy rằng bạn đã không thực sự chú tâm đến các yêu cầu và làm mất thời gian của nhà tuyển dụng.

Cũng đừng bỏ qua các yếu tố không liên quan đến giao tiếp. Ví dụ như phục trang và vẻ bề ngoài. Hãy mặc trang phục thích hợp mỗi lần ghé đến văn phòng, vì nó có thể tạo cho mọi người nhận thức rằng bạn luôn chú ý về cách thể hiện bản thân và có tác phong chỉnh chu. Phỏng vấn trực tiếp là cơ hội tốt nhất để bạn giới thiệu các kỹ năng mềm, bởi vì họ cho phép bạn nhấn mạnh về chúng khi nói chuyện. Nhà tuyển dụng muốn có một cảm nhận không chỉ là giá trị của bạn được nhận biết thế nào mà còn là bạn phản ứng thế nào trước những cử chỉ, thái độ ẩn ý. Bạn đến để chủ động tham gia cuộc trò chuyện hoặc bạn chỉ ngồi đó rồi chờ đến lượt mình nói?

Sự kết nối thực sự với người phỏng vấn có khả năng tạo ra một ấn tượng lâu dài. Nếu bạn dường như khựng lại với câu hỏi khó – một bẫy phỏng vấn xin việc – bạn sẽ không thể chứng minh rằng mình có thể vượt qua các vấn đề để hỗ trợ cho sếp và đồng nghiệp.

10 kỹ năng mềm cơ bản và cách rèn luyện chúng hàng ngày

1. Thái độ lạc quan

Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên “hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa, hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa”. Tại công sở, cái nhìn lạc quan dẫn đến hành động và thái độ lạc quan, từ đó cho kết quả khả quan.

2. Biết làm việc theo nhóm:

Nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt theo nhóm. Việc này không chỉ mang tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi cần.

3. Giao tiếp hiệu quả

Giao tiếp tốt là kỹ năng rất cần thiết đối với hiệu quả công việc của một người. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

- Nhìn thẳng vào mắt người đối diện

- Đừng tỏ ra bồn chồn

- Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ như khoanh tay trước ngực

- Không nói chuyện lan man, hãy tập trung vào một vấn đề

- Phát âm chính xác

- Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường

4. Tự tin

Khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, tự tin chính là chìa khóa. Trong khi khiêm nhường vì nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém.

5. Luyện kỹ năng sáng tạo:

Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

6. Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình:

Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng gây ấn tượng nhất đối với nhà tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cầu thị của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém.

7. Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác:

Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không. Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.

8. Đa năng và biết ưu tiên công việc:

Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.

9. Biết nhìn nhận toàn diện:

Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.

10. Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn

Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp khéo léo cả hai kỹ năng này.

Kết luận:

Nhìn chung, các nhà tuyển dụng rất coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì đây là một tiêu chí giúp họ đánh giá chính xác năng lực thực sự của một người lao động và được nhà tuyển dụng dùng để kiểm tra, đánh giá khả năng của người lao động khi muốn tuyển họ vào làm việc cũng như nhận xét về năng lực làm việc của người lao động. Vì thế, các bạn học sinh sinh viên nên rèn luyện các kỹ năng mềm ngay từ bây giờ nếu muốn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn sau ra trường.


Bài viết thuộc chủ đề: kỹ năng mềm, kỹ năng sống, kỹ năng sống cơ bản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, phỏng vấn xin việc, học kỹ năng sống, Soft skills.

TAGS: ky nang song kỹ năng mềm học kỹ năng mềm đào tạo kỹ năng mềm soft skills học kỹ năng sống

Video liên quan

Chủ Đề