Hướng dẫn sử dụng ncstudio v5

NC studio 5.56 có thể điểu khiển 3 trục đồng thời và trục xoay. Nó hỗ trợ công tắc giới hạn hành trình cứng và mềm, điều khiển tốc độ trục chính, hỗ trợ các mã G-code thông dụng, rất dễ dùng.

NcStudio V5 chính là một trong những phần mềm CNC thông dụng được sử dụng nhiều nhất. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm cách tải và sử dụng phần mềm này thì hãy theo dõi ngay bài viết sau đây. ATC Machinery sẽ hướng dẫn cài đặt NcStudio V5 nhanh nhất để bạn tham khảo. NcStudio V5 là gì? NcStudio V5 tên đầy đủ là Card điều khiển NcStudio V5, là một trong những bộ điều khiển CNC phổ biến nhất hiện nay. Card NcStudio V5 có tính ổn định cao, thường được sử dụng trong các máy cắt CNC 2D, máy đục gỗ 3D, máy cắt gỗ công nghiệp 1 đầu, máy phay mini, máy đục đá, máy phay IC điện thoại,… Bộ sản phẩm gồm có: Card chính dùng cắm vào khe PCI của máy tính. Card phụ (board đệm): dùng kết hối card chính với các thiết bị ngoại vi như biến tần, cảm biến, driver,… Dây chống nhiễu kết nối card chính với card phụ. Phần mềm NcStudio V5.56 của Weihong với bản chính hãng rất ổn định. - 0j7ipkm8xi - band.us/band/90363182/post/40

Trong quá trình chạy máy CNC, người dùng luôn đảm bảo máy hoạt động tốt nhất, cho ra sản phẩm có độ nét cao. Nhưng bạn cũng không thể biết được một số tác nhân gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đó chính là mất điện đột ngột khi đang chạy máy.

Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ tới quý khách hàng cách sử dụng tiếp máy CNC khi bị mất điện, đối với phần mềm điều khiển Ncstudio V5.

Hướng dẫn sử dụng ncstudio v5

\>> Có thể bạn muốn tham khảo thêm: Địa chỉ đầu tư máy cnc hợp lý nhất

Hướng dẫn chạy tiếp máy CNC sau khi mất điện với card điều khiển V5

Quý khách hàng tham khảo video hướng dẫn trực tiếp từ kỹ thuật Đông Phương:

Nếu quý khách còn điều gì thắc mắc, hãy gọi điện trực tiếp cho kỹ thuật của nhà cung cấp. Để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất, không bị ảnh hưởng đến công việc.

MỤC LỤC 1. CÀI ĐẶT PHẦN MỀM ..............................................................................1-3 2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM NCSTUDIO ..............................................2-6 2.1. Chế độ vận hành......................................................................................2-6 2.1.1. Chế độ tự động (Automatic Mode)........................................................2-6 2.1.2. Chế độ vận hành tay..............................................................................2-6 2.2. Giao diện phần mềm và chức năng..........................................................2-6 2.2.1. Thanh công cụ.......................................................................................2-6 2.2.2. Cửa sổ hiển thị tọa độ............................................................................2-8 2.3. Cài đặt máy .............................................................................................2-9 2.3.1. Cài đặt thông số vận hành .....................................................................2-9 2.3.2. Cài đặt thông số sản xuất.....................................................................2-11 3. Các bước vận hành máy ............................................................................3-12 3.1. Khởi động phần mềm điều khiển trên máy tính.....................................3-12 3.2. Kiểm tra kết nối giữa máy CNC và máy tính.........................................3-12 3.3. Cấp nguồn điện cho máy.......................................................................3-12 3.4. Chuẩn gốc Zero máy .............................................................................3-12 3.5. Lắp đặt chi tiết gia công lên bàn máy và tiến hành lấy chuẩn dao..........3-13 3.6. Chuẩn gốc tọa độ làm việc ....................................................................3-14 4. MỘT SỐ CHỨC NĂNG PHỤ ..................................................................4-15 4.1. Thực hiện từng lệnh đơn .......................................................................4-15 4.2. Tùy chọn bắt đầu gia công ....................................................................4-15 4.3. Lưu gốc tọa độ làm việc hiện tại ...........................................................4-15 4.4. Nạp gốc tọa độ làm việc hiện tại ...........................................................4-15

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CNC / CTM - HVKTQS

1. CÀI ĐẶT PHẦN MỀM  Lắp đặt card điều khiển vào cổng PCI của máy tính.  Sau khi lắp đặt card điều khiển và kết nối cáp đến phần cứng của máy CNC, tiến hành cài đặt phần mềm điều khiển CNC.  Trước tiên, cài đặt phần mềm điều khiển Ncstudio V5.4.53. Mở thư mục của bộ cài đặt, chạy file SETUP.EXE để tiến hành cài đặt. Bảng thông báo hiện ra như sau:

 Nhấn nút NEXT để tiếp tục cài đặt.

1-3

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CNC / CTM - HVKTQS

 Tiếp tục nhấn NEXT.

 Tiếp tục nhấn NEXT.

 Tiếp tục nhấn NEXT.

1-4

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CNC / CTM - HVKTQS

 Nhấn NEXT để tiếp tục cài đặt. Sau đó tắt máy tính và khởi động lại để máy tính tự nhận cài đặt driver.  Sau khi tiến hành cài đặt driver cho card điều khiển máy tính, cài đặt phần mềm điều khiển Ncstudio V5.4.60 để tương thích với card điều khiển hiện tại. Lưu ý: Card điều khiển hiện tại tương thích với phiên bản Ncstudio V5.4.60. Trường hợp cài đặt phiên bản khác có thể làm máy hoạt động sai quy cách.

1-5

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CNC / CTM - HVKTQS

2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM NCSTUDIO 2.1.

Chế độ vận hành

2.1.1. Chế độ tự động (Automatic Mode) Chế độ vận hành tự động, máy sẽ thực hiện chức năng di chuyển theo chương trình lập trình. Do đó để cho máy thực hiện chương trình gia công thì ta phải lựa chọn chế độ tự động. 2.1.2. Chế độ vận hành tay Người vận hành sử dụng các nút điều khiển để điều khiển chuyển động của máy, hoặc sử dụng bàn phím số tương ứng với nút điều khiển.

2.2.

Giao diện phần mềm và chức năng

2.2.1. Thanh công cụ Thanh công cụ thông thường ở phía bên trên màn hình, gồm các nút truy cập nhanh chức năng phần mềm.

2-6

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CNC / CTM - HVKTQS

Mở file chương trình gia công

Hiển thị chế độ tự động

Hiển thị chế độ vận hành tay

Đặt tọa độ hiện tại làm gốc Zero tọa độ làm việc

Di chuyển nhanh đến gốc Zero tọa độ làm việc.

 Thực hiện chuẩn dụng cụ, khi thực hiện chế độ này phải chắc chắn thiết bị chuẩn phải sẵn sàng ở vị trí đón dụng cụ, nếu không hư hỏng máy có thể xãy ra do dụng cụ đi xuống quá hành trình. Trường hợp muốn hủy lệnh chuẩn dụng cụ, nhấn nút dừng khẩn màu đỏ bố trí trên mặt điều khiển của máy. Sau khi nhấn nút dừng khẩn phải thực hiện lại thao tác chuẩn Zero tọa độ máy.  Thực hiện chế độ mô phỏng, màn hình Trace sẽ hiển thị toàn bộ đường chạy dao nhưng không làm các trục máy dịch chuyển. Mục đích mô phỏng để ta quan sát chương trình trước khi tiến hành chạy máy thực. 

Thực hiện chạy chương trình gia công nếu chương trình đã được nạp.

 Tạm dừng chương trình gia công, khi tạm dừng thì trục Z sẽ dịch chuyển lên một khoảng đúng bằng khoảng cách an toàn (tham số (

108) mục 2.3.1). Muốn tiếp tục chương trình gia công, ta nhấn vào nút

.

 Dừng chương trình gia công, khi dừng thì trục Z sẽ dịch chuyển lên một khoảng đúng bằng khoảng cách an toàn (tham số (

108) mục 2.3.1). 

Phục hồi chương trình gia công. Máy sẽ tiếp tục chương trình gia công

sau khi dừng chương trình bằng nút

.

 Khởi động lại chương trình. Khi nhấn nút này, chương trình gia công sẽ bị khởi động lại bắt đầu từ lệnh gia công đầu tiên. Muốn chạy chương trình gia công từ một đoạn bất kỳ.

2-7

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CNC / CTM - HVKTQS

2.2.2. Cửa sổ hiển thị tọa độ

 Trục máy: Biểu thị địa chỉ trục máy, trục máy khi đã được chuẩn Zero thì hiển thị biểu tượng. Trước khi thực hiện vận hành máy, phải tiến hành chuẩn gốc Zero máy để tránh trường hợp trục máy vượt quá giới hạn cơ khí và đảm bảo chương trình gia công chính xác.  Tọa độ máy: Hiển thị tọa độ tuyệt đối của máy, tọa độ có gốc là gốc Zero máy và được xác định bằng công tắc hạn biên bố trí trên trục máy.  Tọa độ làm việc: Hiển thị tọa độ làm việc với gốc Zero của tọa độ làm việc. Tọa độ làm việc phụ thuộc vào vị trí lấy gốc Zero tọa độ làm việc. Tốc độ chạy dao: Hiệu chỉnh tốc độ chạy dao theo lượng % của giá trị đặt trước, tham khảo tham số (

103) mục 2.3.1.

2-8

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CNC / CTM - HVKTQS

2.3.

Cài đặt máy

2.3.1. Cài đặt thông số vận hành

2-9

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CNC / CTM - HVKTQS

 Tốc độ vận hành tay: Tốc độ thông thường (

100) khi vận hành bằng tay bằng các nút điều khiển trên giao diện điều khiển. Thông thường đặt tốc độ thông thường có giá trị khoảng 500 ÷ 2000 mm/ph để dễ dàng quan sát và hiệu chỉnh máy. Tốc độ nhanh (

101): Khi nhấn nút Ctrl trên bàn phím sẽ thực hiện di chuyển nhanh. Tốc độ tối đa có thể đặt là 3500 mm/ph.  Tham số chế độ tự động: Tốc độ G00 (

102) đặt tốc độ chạy nhanh khi dụng cụ không thực hiện cắt. Giá trị đặt tối đa là 1500 mm/ph. Lưu ý: Khi bỏ chọn (

206) Tốc độ G00 thực tế sẽ là giá trị % đặt trên panel điều khiển. Tốc độ gia công (

103) là tốc độ thực hiện lệnh gia công G01, G02, G03 và luôn là % đặt trên panel điều khiển.  Cho phép đặt tốc độ chạy dao mặc định, bỏ qua lệnh tốc độ chạy dao trong chương trình (

200): Luôn chọn chế độ này để đảm bảo tốc độ chạy dao được kiểm soát tốt.  IJK ở chế độ tương đối, giá trị IJK trong lệnh G02 G03 là giá trị tương đối từ tâm đường tròn (

203): Luôn chọn chế độ này.  Cho phép đặt tốc độ đi xuống trục Z, đồng thời là tốc độ so dao (

204): Có thể chọn chế độ này khi muốn kiểm soát tốc độ trục Z. Trường hợp gia công vật liệu cứng, nên chọn tốc độ trục Z khi dao đi xuống thật chậm để bảo vệ tuổi thọ dụng cụ cắt.  Chiều cao an toàn (

108): Đặt khoảng cách nhấc dụng cụ cắt lên khi thực hiện lệnh dừng hoặc tạm dừng chương trình.

2-10

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CNC / CTM - HVKTQS

Ngoài các tham số liệt kê trên, không tự ý thay đổi giá trị tham số vì có thể ảnh hưởng đến quá trình vận hành máy. 2.3.2. Cài đặt thông số sản xuất Thông số sản xuất có liên quan đến cấu hình phần cứng của máy. Do đó khi tiến hành cài đặt lại phần mềm NCSTUDIO hoặc chuyển Card điều khiển sang máy tính khác. Nếu không tiến hành cài đặt thông số sản xuất, độ chính xác của máy sẽ không đảm bảo tốt, nguy cơ mất an toàn do vượt giới hạn là khá cao.  Mật khẩu truy cập: ncstudio  Cài đặt thông số đúng giá trị như trên hình vẽ

2-11

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CNC / CTM - HVKTQS

3. Các bước vận hành máy Để đảm bảo máy hoạt động đúng quy cách, cần tuân thủ các bước vận hành như sau: 3.1.

Khởi động phần mềm điều khiển trên máy tính Phần mềm điều khiển trên máy tính cần phải khởi động trước khi cấp nguồn điện cho máy CNC.

3.2.

Kiểm tra kết nối giữa máy CNC và máy tính Cần phải kiểm tra cáp kết nối giữa máy tính và máy CNC, trường hợp cáp kết nối lỏng có thể máy sẽ tự vận hành (các trục máy tự dịch chuyển). Các công tắc giới hạn không được kiểm soát sẽ gây nguy hiểm cho máy. Hoặc phần mềm không điều khiển được máy.

3.3.

Cấp nguồn điện cho máy Sau khi khởi động phần mềm điều khiển và kiểm tra cáp kết nối, cấp nguồn cho máy và quan sát máy. Nếu trường hợp các trục máy tự vận hành, nhấn nút dừng khẩn hoặc tắt nguồn điện máy và kiểm tra lại các bước thao tác trên.

3.4.

Chuẩn gốc Zero máy Trước khi cho máy vận hành hoặc sau khi nhấn nút dừng khẩn, nhất thiết phải thực hiện chuẩn gốc Zero cho máy. Thực hiện bằng cách vào menu Operation → Di chuyển về điểm gốc máy. Giao diện hiện lên như sau:

3-12

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CNC / CTM - HVKTQS

 Lựa chọn cách thứ nhất: Di chuyển từng trục về gốc máy.  Lựa chọn cách thứ hai: Di chuyển tự động ba trục về gốc máy theo thứ tự: trục Z trước, trục X và Y sau. Cần quan sát trên bàn máy không có vật chướng ngại để quá trình di chuyển về gốc máy được an toàn. Nếu khả năng mất an toàn xãy ra, nhấn nút dừng khẩn và sau đó thực hiện lại thao tác trên. Khi chưa tiến hành lấy gốc Zero máy, các vị trí giới hạn vùng làm việc của máy sẽ không có tác dụng, vì vậy không được tự ý di chuyển trục máy đi quá giới hạn trục máy sẽ ảnh hưởng đến động cơ và trục vít me của máy. 3.5.

Lắp đặt chi tiết gia công lên bàn máy và tiến hành lấy chuẩn dao Thiết bị chuẩn dao có kích thước chiều dày là 18mm và đã được khai báo trong tham số sản xuất (

119) trong mục 2.2.2. Trên thiết bị chuẩn dao, cực điện bằng đồng sẽ nối với cáp nối vào giắc cắm trên tủ điều khiển máy. Khi chuẩn dao, dao đi xuống rất chậm và khi nào mũi dao chạm vào điện cực bằng đồng thì sẽ lấy chuẩn tại thời điểm đó và di chuyển dao đi lên nhanh. Trường hợp không đặt thiết bị chuẩn dao, dao sẽ tiếp tục đi xuống và có thể phá hủy chi tiết gia công, bàn máy, quá tải động cơ và hư hỏng trục máy. Do đó trước khi lấy chuẩn dao phải chuẩn bị như sau:  Gá lắp chi tiết gia công ngay ngắn trên bàn máy.  Đặt thiết bị chuẩn dao tại vị trí bằng phẳng trên chi tiết gia công.  Kiểm tra cáp kết nối thiết bị chuẩn giao với tủ điều khiển  Di chuyển dao đến tại vị trí tương ứng với điện cực đồng của thiết bị chuẩn dao. Để tiết kiệm thời gian, điều chỉnh chiều cao mũi dao cách thiết bị chuẩn dao một khoảng 3 ÷ 5 mm.  Thực hiện chuẩn dao, khi mũi dao chạm vào điện cực đồng thì dao lập tức đi lên. Tọa độ làm việc của trục Z đã được xác lập. Lưu ý: Sau mỗi lần thay dao mới phải thực hiện chuẩn dao. Trường hợp mũi dao chạm vào điện cực đồng mà tọa độ làm việc của trục Z không được xác lập, ngay lập tức nhấn vào công tắc dừng khẩn (màu đỏ) để dừng máy. Khởi động lại phần mềm điều khiển, kiểm tra lại cáp kết nối của dụng cụ chuẩn dao, cáp kết nối máy tính và máy CNC sau đó thực hiện lại từ bước 3.4. 3-13

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CNC / CTM - HVKTQS

3.6.

Chuẩn gốc tọa độ làm việc Sau khi thực hiện bước 3.5, chỉ gốc tọa độ làm việc của trục Z mới được xác lập. Nhiệm vụ bây giờ là chuẩn lại gốc tọa độ làm việc cho trục X và trục Y.  Di chuyển trục máy đến vị trí chọn làm gốc Zero của trục X và Y.  Nhấn vào tọa độ làm việc của trục X để chuẩn gốc Zero của trục X.  Nhấn vào tọa độ làm việc của trục Y để chuẩn gốc Zero của trục Y.

Lưu ý: trục Z đã được chuẩn bằng dụng cụ từ bước 3.5 nên không nhấn vào tọa độ làm việc của trục Z để chuẩn gốc Zero của trục Z.

3-14

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CNC / CTM - HVKTQS

4. MỘT SỐ CHỨC NĂNG PHỤ 4.1.

Thực hiện từng lệnh đơn Menu:

Operation → Thực hiện từng lệnh đơn

Hoặc

Operation → Single Block (phiên bản tiếng anh)

Chức năng: Khi nhấn nút start, máy chỉ thực hiện từng lệnh đơn sau đó trục Z nâng lên chiều cao an toàn. Muốn tiếp tục lệnh tiếp theo, nhấn nút start. 4.2.

Tùy chọn bắt đầu gia công Menu:

Operation → Tùy chọn bắt đầu gia công

Hoặc

Operation → Advanced start (phiên bản tiếng anh)

Chức năng: Tùy chọn khởi động chương trình từ một lệnh bất kỳ. Thực hiện khi máy đang gia công thì bị gián đoạn bởi mất điện hoặc chuyển giao giữa hai ca máy. 4.3.

Lưu gốc tọa độ làm việc hiện tại Menu: Hoặc anh)

Operation → Lưu gốc tọa độ làm việc hiện tại Operation → Save the Current Workpiece Origin (phiên bản tiếng

Chức năng: Lưu giá trị gốc tọa độ làm việc hiện tại vào ô nhớ số x. 4.4.

Nạp gốc tọa độ làm việc hiện tại Menu: Hoặc anh)

Operation → Nạp gốc tọa độ làm việc hiện tại Operation → Load the Current Workpiece Origin (phiên bản tiếng

Chức năng: Nạp giá trị gốc tọa độ làm việc hiện tại tại ô nhớ số x.

Thông tin liên hệ: Bộ môn Chế Tạo Máy – Khoa Cơ khí – Học viện Kỹ thuật Quân sự Số 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 069515368