Hướng dẫn chỉnh sửa web qua directadimn

Bước 5: Nhấn vào nút “Lưu thay đổi” và kiểm tra trang web của bạn để đảm bảo rằng các thay đổi được áp dụng thành công.

Các lỗi phổ biến liên quan đến file .htaccess trong WordPress

Dưới đây là một số lỗi phổ biến liên quan đến file .htaccess trong WordPress:

Lỗi 500 Internal Server Error:

Đây là một lỗi phổ biến khi có lỗi trong file .htaccess. Lỗi này có thể xảy ra khi bạn thêm các quy tắc không hợp lệ vào file .htaccess hoặc khi file này bị hỏng.

Trang web không hoạt động sau khi chỉnh sửa file .htaccess:

Nếu bạn thêm các quy tắc không hợp lệ hoặc sửa đổi file .htaccess một cách không đúng cách, trang web của bạn có thể không hoạt động. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể xóa các quy tắc không hợp lệ hoặc khôi phục lại file .htaccess từ bản sao lưu.

Thiếu file .htaccess:

Nếu file .htaccess bị thiếu hoặc xóa một cách vô tình, trang web của bạn có thể bị lỗi hoặc không hoạt động đúng cách. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tạo file .htaccess mới hoặc khôi phục lại file từ bản sao lưu.

Các quy tắc trong file .htaccess không hoạt động:

Đôi khi, các quy tắc được thêm vào trong file .htaccess không hoạt động. Điều này có thể xảy ra khi quy tắc bị trùng lặp hoặc có lỗi cú pháp. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể xóa các quy tắc không hợp lệ hoặc sửa lỗi cú pháp trong file .htaccess.

Cách Bảo mật file .htaccess trong WordPress

Để bảo mật file .htaccess trong WordPress, bạn có thể thực hiện một số hành động như sau:

Khóa file .htaccess:

Để ngăn người dùng truy cập trực tiếp vào file .htaccess, bạn có thể thêm mã sau vào file htaccess:

Order Allow,Deny Deny from all

Đoạn code này sẽ chỉ cho phép máy chủ web truy cập vào file .htaccess và cấm tất cả các yêu cầu truy cập từ các trình duyệt.

Cấm truy cập vào thư mục wp-includes:

Thư mục wp-includes chứa các file và thư viện quan trọng của WordPress và không cần thiết phải được truy cập trực tiếp từ trình duyệt. Bạn có thể cấm truy cập vào thư mục này bằng cách thêm mã sau vào file .htaccess:

# Block wp-includes folder and files RewriteEngine On RewriteBase / RewriteRule wp-admin/includes/ – [F,L] RewriteRule !^wp-includes/ – [S=3] RewriteRule ^wp-includes/[/]+\.php$ – [F,L] RewriteRule ^wp-includes/js/tinymce/langs/.+\.php – [F,L] RewriteRule ^wp-includes/theme-compat/ – [F,L]

Bật Gzip Compression:

Gzip compression giúp nén các tệp trước khi chúng được truyền tải đến trình duyệt của người dùng, giảm thiểu thời gian tải trang và tiết kiệm băng thông. Bạn có thể bật Gzip compression bằng cách thêm mã sau vào file .htaccess:

AddOutputFilterByType DEFLATE text/plain AddOutputFilterByType DEFLATE text/html AddOutputFilterByType DEFLATE text/xml AddOutputFilterByType DEFLATE text/css AddOutputFilterByType DEFLATE application/xml AddOutputFilterByType DEFLATE application/xhtml+xml AddOutputFilterByType DEFLATE application/rss+xml AddOutputFilterByType DEFLATE application/javascript AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-javascript

Sử dụng SSL và HTTPS:

Sử dụng SSL và HTTPS giúp bảo mật trang web của bạn và thông tin người dùng trên đó. Bạn có thể sử dụng SSL và HTTPS bằng cách thêm mã sau vào file .htaccess:

RewriteEngine On RewriteCond %{HTTPS} !=on RewriteRule ^ https://%{HTTP_HOST}%{REQUEST_URI} [L,R=301]

Kết luận

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi “file .htaccess wordpress là gì”. Như ta có thể thấy. việc sử dụng file .htaccess trong WordPress là một trong những phương pháp quan trọng giúp bạn nâng cao hiệu quả hoạt động của trang web.

Với những tính năng và cài đặt được tùy chỉnh linh hoạt, file .htaccess có thể giúp tăng cường bảo mật, cải thiện SEO và quản lý chuyển hướng URL. Nếu bạn còn câu hỏi liên quan đến file .htaccess, vui lòng để lại bình luận, chúng tôi sẽ cố gắng giải giúp bạn trong thời gian sớm nhất.

Nếu bạn đang tìm cách trỏ 2 tên miền về 1 Website thì các thao tác đơn giản, được liệt kê cụ thể trong bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện.

Ngoài tên miền chính, bạn hoàn toàn có thể tạo 2 hay nhiều tên miền phụ trỏ về cùng một Website. Vậy bạn có thể thực hiện điều này bằng cách nào? Trong bài viết dưới đây, Mắt Bão sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách trỏ 2 tên miền về 1 Website trên cPanel và DirectAdmin.

Hướng dẫn chỉnh sửa web qua directadimn

Hướng dẫn cách trỏ 2 tên miền về 1 Website dễ dàng.

MỤC LỤC:

Khi nào cần trỏ 2 tên miền về 1 Website?

Việc trỏ 2 tên miền về 1 Website thường được thực hiện cho các mục đích:

  • Sử dụng 2 hay nhiều địa chỉ tên miền cho một Website.
  • Điều này đồng nghĩa với việc, khách truy cập có thể sử dụng bất kỳ tên miền nào để truy cập trang Web của bạn. Từ đó giúp tối ưu lượng truy cập Website. Chẳng hạn, người dùng có thể truy cập fb.com thay vì facebook.com. Tên miền phụ này ngắn gọn, dễ nhớ, dễ gõ, thuận tiện hơn cho khách truy cập.

Hướng dẫn chỉnh sửa web qua directadimn

Khi trỏ 2 hay nhiều tên miền về 1 Website, bạn có thể truy cập Website từ bất kỳ tên miền phụ đã tạo nào.

  • Sử dụng một tài khoản Email với đuôi tên miền khác nhau
  • Người dùng lúc này sẽ nhận được một địa chỉ Email theo cả tên miền chính và tên miền phụ. Các Email này được sử dụng để gửi, nhận như bình thường.
  • Chẳng hạn, khi có bất kỳ Email nào gửi đến địa chỉ @domain.com (tài khoản tên miền phụ) cũng sẽ được tự động gửi về địa chỉ @domain.com.vn (tài khoản tên miền chính). Bạn có thể sử dụng tính năng Alias/Parked Domain trong cPanel để giải quyết vấn đề này nhanh chóng, dễ dàng.

Cách trỏ 2 tên miền về 1 Website trên cPanel

cPanel là bảng điều khiển phổ biến và hữu ích để quản lý Web Hosting nền Linux. Bạn có thể sử dụng tính năng Aliases trong công cụ này để thực hiện trỏ 2 tên miền về 1 Website.

Tìm hiểu thêm: cPanel là gì?

Aliases là gì?

Hiểu một cách đơn giản Aliases hay Alias Domain là tên miền hoạt động song song với tên miền chính. Trong tiếng Anh, Alias có nghĩa là bí danh. Đối với trang Web, bí danh này được thể hiện bằng một địa chỉ tên miền khác.

Tìm hiểu thêm:

Chẳng hạn tên miền chính của Website là example1.com và bí danh là example2.com. Cả 2 tên miền này đều cùng sử dụng chung dữ liệu trên Hosting với 2 loại mã nguồn và 2 URL riêng. Do vậy khi truy cập vào example1.com hay example2.com đều dẫn đến cùng 1 trang.

Hướng dẫn cấu hình Aliases trong cPanel

Mỗi tài khoản Hosting được tạo ra luôn kèm theo một tên miền - đây là tên miền gốc của Host. Để thêm các tên miền khác ngoài tên miền gốc, bạn có thể sử dụng chức năng Aliases được tích hợp sẵn trong cPanel. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng tạo Alias Domain thành công hay tiến hành sửa, xóa Alias Domain.

Dù không có nhiều kiến thức về tên miền, bạn cũng có thể dễ dàng tiến hành cấu hình Aliases trong cPanel.

Hướng dẫn chỉnh sửa web qua directadimn

Sử dụng tính năng Aliases tích hợp sẵn trong cPanel để tạo Aliases Domain.

Cách tạo Alias Domain trong cPanel

Trước khi tạo Alias Domain, bạn cần chắc chắn tên miền đã được trỏ về Host mà bạn cấu hình. Nếu việc trỏ tên miền chưa được thực hiện, việc cấu hình cũng sẽ không hoạt động.

Bên cạnh đó, tên miền này cần được đăng ký với một nhà cung cấp hợp pháp. Nếu cPanel nhận thấy tên miền không hợp lệ, việc thêm Alias Domain sẽ không thành công.

Để tạo Alias Domain bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Truy cập cPanel từ tài khoản Hosting của bạn và tìm đến mục Domains.
  • Nhấp chuột vào chức năng Aliases.
  • Nhập tên miền của bạn vào hộp văn bản tên miền.
  • Nhấn nút Add Domain để hoàn thành.
  • Sau khi hoàn tất việc tạo Alias Domain (nếu tên miền hợp lệ), tên miền phụ sẽ xuất hiện ngay bên dưới. Tại đây bạn có thể quản lý và thực hiện chỉnh sửa, xóa tên miền phụ.

Hướng dẫn chỉnh sửa web qua directadimn

Khi nhập tên miền vào hộp văn bản bạn cần lưu ý sử dụng tên miền hợp lệ.

Cách chỉnh sửa Alias Domain trong cPanel

Bạn có thể thay đổi, chỉnh sửa tên miền bí danh bất cứ lúc nào. Sau khi đăng nhập cPanel và truy cập Aliases, tại phần danh sách các Alias Domain đã được thêm, bạn chọn “Manage Redirection” để tiến hành chỉnh sửa.

Khi đó giao diện Alias Redirection sẽ hiện ra. Lúc này, bạn có thể nhập Link chuyển hướng cho Alias và nhấn “Save” để lưu lại.

Cách xóa Alias Domain trong cPanel

Trong trường hợp bạn không có nhu cầu sử dụng các Aliases Domain đã được thêm, bạn hoàn toàn có thể xóa bỏ chúng.

Cũng tại phần danh sách các Alias Domain đã được thêm, bạn chọn “Remove” để xóa bất kỳ Domain nào. Lúc này sẽ xuất hiện thông báo bạn có chắc chắn muốn xóa Alias Domain hay không. Nếu chắc chắn, bạn tiếp tục nhấn Remove Alias để hoàn tất việc xóa.

Trong trường hợp có quá nhiều Alias Domain, bạn có thể sử dụng chức năng tìm kiếm để tìm chính xác Aliases cần xóa và thao tác nhanh chóng.

Cách trỏ 2 tên miền về 1 Website trên DirectAdmin

Cùng với cPanel, DirectAdmin cũng là một bảng điều khiển dành cho người quản trị Web Hosting. Nếu bạn đang tìm cách trỏ 2 tên miền về 1 Website trên DirectAdmin, đừng bỏ qua hướng dẫn dưới đây.

Tìm hiểu thêm: DirectAdmin là gì?

Domain Pointer là gì?

Domain Pointer là một tên miền bổ sung hoạt động song song với Domain chính. Điều này đồng nghĩa với việc khi cấu hình Domain Pointer, bạn sẽ có 2 Domain chạy trên 1 Hosting, 1 Website và 1 cơ sở dữ liệu. Nói cách khác, cho dù bạn gõ tên Domain nào vào thanh địa chỉ trong trình duyệt Web sẽ đều truy cập đến 1 Website của bạn trong Hosting.

Hướng dẫn sử dụng Domain Pointer

Hướng dẫn chỉnh sửa web qua directadimn

Cách trỏ 2 tên miền về 1 Website trên DirectAdmin.

Để cấu hình Domain Pointer trên DirectAdmin bạn thực hiện theo các bước:

  • Đăng nhập vào DirectAdmin và nhấp vào trình quản lý tài khoản.
  • Click Domain Pointers.
  • Nhập tên miền phụ vào. Tên miền phụ lúc này sẽ trỏ về tên miền chính trên Hosting.
  • Nhấp Add để hoàn thành.

.jpg)

Giao diện hiển thị khi thêm Domain Pointers mới.

Có thể mất đến 24 giờ để Domain Pointer hoạt động. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian cập nhật của các máy chủ DNS trên toàn cầu.

Khi thêm Domain Pointer, bạn đã có thể truy cập 1 Website từ 2 tên miền. Tuy nhiên, nếu bạn muốn khi khách truy cập vào Domain nào thì vẫn giữ nguyên ở Domain đó, thì cần thực hiện thêm một thao tác nữa. Chẳng hạn, khi gõ domain.com sẽ trả lại URL là domain.com và ngược lại domain2.com thì cũng trả về URL domain2.com, bạn cần thêm một đoạn Code vào File wp-config.php.

Thêm đoạn Code này vào File wp-config.php:

define('WP_SITEURL', 'https://' . $_SERVER['HTTP_HOST']);

define('WP_HOME', 'https://' . $_SERVER['HTTP_HOST']);

Việc sử dụng nhiều tên miền trỏ về cùng một trang Web sẽ gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm. Nó cũng ảnh hưởng đến yếu tố trùng lặp nội dung - yếu tố quan trọng khi Google xếp hạng Website.4. Cách cài đặt SEO tránh giảm thứ hạng trên Google

Cách trỏ 2 domain về 1 Website tránh giảm thứ hạng SEO nhất

Do vậy, sau khi trỏ tất cả các miền đến trang Web, bạn cần cài đặt SEO tránh giảm thứ hạng trên Google.

Yoast SEO là Plugin SEO tốt nhất trên thị trường, nó cũng được tích hợp sẵn khi bạn dùng WordPress. Bạn có thể thêm đoạn Code sau vào File functions.php trong Theme để có thể chuyển toàn bộ lưu lượng truy cập Canonical về toàn bộ Site chính. Nhờ đó sẽ không bị Google đánh giá trùng lặp nội dung khi có nhiều tên miền khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Yoast SEO là gì?

Thêm vào File functions.php đoạn Code này:

//canonical - old domain to new domain

add_filter('wpseo_canonical', 'swpseo_canonical_domain_replace');

function swpseo_canonical_domain_replace($url){

$domain \= 'your-domain.com';// Thay đổi cái này về site chính của bạn vd ở đây là your-domain.com

$parsed \= parse_url(home_url());

$current_site_domain \= $parsed['host'];

return str_replace($current_site_domain, $domain, $url);

}

Trên đây là hướng dẫn cách trỏ 2 tên miền về 1 Website trên cPanel và DirectAdmin. Hy vọng với những thông tin này này sẽ giúp bạn thực hiện thành công.

Tham khảo thêm dịch vụ đăng ký tên miền vn tại Mắt Bão để sở hữu một Domain đẹp cho doanh nghiệp bạn: